Nhằm nêu lên một số vấn đề có tính chất trọng tâm, tính bức thiết cùng với các giải pháp thực hiện cụ thể mà Hội Nông dân tỉnh và các sở ngành cần phối hợp thực hiện trong thời gian tới là kết quả đánh giá việc thực hiện kế hoạch hoạt động của Chương trình VNFU-IFAD MTCP2 năm 2019. Ngày 28/5/2020, Hội Nông dân tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá kết quả công tác phối hợp giữa Hội Nông dân tỉnh với các sở, ngành và tổng kết chương trình MTCP2 năm 2019 và bàn kế hoạch phối hợp hoạt động năm 2020. Tham dự và chủ trì hội nghị có đồng chí Kiều Như Bổn, Tỉnh uỷ viên, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh, các đồng chí trong thường trực, lãnh đạo các ban chuyên môn Hội Nông dân tỉnh và lãnh đạo một số sở, ngành như: Sở Nông nghiệp & PTNT; Sở Tài nguyên môi trường, Sở Tư Pháp, Sở Công thương, Sở Khoa học công nghệ, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Sở Lao động TBXH, Bảo hiểm xã hội tỉnh, Sở Y tế, Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT; Ngân hàng Chính sách xã hội, Liên minh HTX tỉnh, BCH Quân sự tỉnh, BCH Bộ đội biên phòng tỉnh, Công an tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh, Văn phòng Tỉnh ủy; Thường trực Hội Nông dân 7 huyện, thành phố; Báo và Đài PTTH tỉnh đến dự và đưa tin;
Trọng tâm của hội nghị là đánh giá công tác phối hợp thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Kết luận số 61-KL/TW, ngày 03/12/2009 của Ban Bí thư; Quyết định số 673/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới; Nghị quyết 02-NQ/TU ngày 24/5/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XII về tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới đến năm 2020; Kế hoạch số 5554/KH-UBND của UBND tỉnh về thực hiện Quyết định 673 của Thủ tướng Chính phủ. Kết quả việc thực hiện chương trình phối hợp đã đem lại những chuyển biến tích cực trong tổ chức các hoạt động và phong trào nông dân. Công tác tuyên truyền đã được triển khai sâu rộng đến cán bộ, hội viên nông dân trên tất cả các mặt từ tuyên truyền các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước và của Hội; tuyên truyền, phổ biến ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới; tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân tích cực tham gia phát triển kinh tế tập thể, xây dựng nông thôn mới; thực hiện các phong trào nông dân, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn,… bằng nhiều hình thức như báo chí, phát thanh truyền hình, bản tin nội bộ, website, hội thi nhà nông đua tài, sáng tạo nhà nông, và các cuộc thi tìm hiểu khác nói không với thực phẩm bẩn, người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam…
Phát huy chức năng, nhiệm vụ của Hội là tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, nông dân thực hiện có hiệu quả các chủ trương Đảng, chính sách của nhà nước, của địa phương liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn… với 1.427 buổi tuyên truyền bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú thu hút hơn 49.953 lượt cán bộ, HVND tham gia. Hội tích cực phối hợp với Báo, Đài địa phương biên tập ghi hình, cung cấp hơn 203 tin, bài về hoạt động công tác Hội ở địa phương, điển hình tiên tiến, gương người tốt việc tốt trong phong trào thi đua yêu nước để tuyên truyền nhân rộng thông qua bản tin, website của tỉnh Hội và các phương tiện thông tin đại chúng.
Tăng cường các hoạt động hướng về cơ sở, tạo điều kiện cho hội viên nông dân tăng gia sản xuất, phát triển ngành nghề. Vì vậy trong năm, Hội đã đẩy mạnh xây dựng các mô hình, triển khai các dự án quỹ Hỗ trợ nông dân theo hướng liên kết, thành lập các chi, tổ hội nghề để tiến tới hình thành các Tổ hợp tác, Hợp tác xã trong nông nghiệp. Kết quả Hội đã thành lập thêm 86 tổ hội nghề nghiệp trên các lĩnh vực như: Nuôi Heo Đen, nuôi Bò vỗ béo, trồng Lúa, trồng rau màu an toàn, trồng Mỳ cao sản,... Nâng tổng số tổ Hội nghề nghiệp lên 106 tổ đến nay các tổ từng bước ổn định và đi vào hoạt động và xây dựng nội dung sinh hoạt thiết thực, phù hợp với tình hình sản xuất của hội viên, từ đó thu hút, tập hợp hội viên nông dân tham gia sinh hoạt và ngày càng gắn bó với tổ chức Hội. Qua đánh giá việc sử dụng nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân có hiệu quả nên đã được bổ sung trong năm 2019 số tiền 3.636 triệu đồng. Lũy kế cho vay đến 31/12/2019, với dư nợ 25.294 triệu đồng, đã giải quyết cho 1.126 lượt hộ vay từ 121 dự án. Bên cạnh đó, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và thực hiện tốt việc thu hồi nợ đối với một số dự án quá hạn theo kế hoạch; thường xuyên phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT tín chấp giúp hội viên vay vốn phát triển sản xuất với tổng dự nợ tính đến tháng 12/2019 là 1.564.830 triệu đồng, thông qua 756 tổ tiết kiệm và vốn vay, với 37.180 thành viên; nợ quá hạn của 02 ngân hàng là 7.425 triệu đồng (chiếm 0,47%).
Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho lao động nông thôn, thực hiện tốt các chính về hỗ trợ vốn, tạo việc làm cho nông dân. Các cấp Hội cũng đã chủ động phối hợp mở 77 lớp tập huấn, đào tạo nghề và chuyển giao KHKT mới cho 4.655 HVND, trong đó,Trung tâm Hỗ trợ nông dân tỉnh đã tổ chức 34 lớp tập huấn nghề cho 2.227 học viên, về: Kỹ thuật trồng trọt, bảo vệ thực vật (măng tây, táo, nho, hành tím, lúa giống,...), chăn nuôi thú ý (bò, dê, cừu,...), sử dụng các chế phẩm sinh học (Biowish, Bentonite) theo nhu cầu của địa phương,... với thời gian đào tạo phải phù hợp với từng nghề nhằm giải quyết việc làm tại chỗ, từ đó giúp hội viên nông dân phát triển sản xuất, tăng thu nhập, cải thiện đời sống và thoát nghèo bền vững.
Trên các hoạt động hỗ trợ vốn, dịch vụ, kỹ thuật trong sản xuất. Các cấp Hội đã triển khai thực hiện các chương trình, đề án điển hình mô hình: Trồng và cải tạo vườn măng tây xanh (xã An Hải-Ninh Phước; xã Xuân Hải-Ninh Hải), Nuôi cá bớp (Thanh Hải-Ninh Hải), Chăn nuôi Bò vỗ béo (Hòa Sơn-Ninh Sơn); Nuôi Heo đen (xã Bắc Sơn-Thuận Bắc), Nuôi dê sinh sản (xã Phước Trung-Bác Ái); sản xuất muối ở (Phương Hải, Nhơn hải-Ninh Hải); nuôi tôm sinh học ở (Sơn Hải-Thuận Nam).... Một số mô hình trồng trọt kết hợp dịch vụ tham quan du lịch, như mô hình Trồng và cải tạo vườn nho (Vĩnh Hải-Ninh Hải), Trồng cây ăn trái kết hợp đầu tư du lịch miệt vườn (Lâm Sơn-Ninh Sơn).... Nhìn chung các mô hình được đánh giá có hiệu quả về kinh tế, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, liên kết giữa các hộ có chung ngành nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng thu nhập cho từng hộ thành viên.
Đồng hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của hội viên nông dân các cấp Hội đã tăng cường công tác tuyên truyền vận động hội viên nông dân các hoạt động an sinh xã hội, trong năm Tỉnh Hội đã tích cực phối hợp Ban Dân số, Gia đình và Trẻ em thuộc TW Hội tổ chức tập huấn về Bạo lực gia đình cho 990 cán bộ, HVND tại các huyện, thành và mở 06 lớp tập huấn về Phòng, chống tác hại thuốc lá cho 855 cán bộ, HVND trên toàn tỉnh tham gia; Phối hợp với BHXH tỉnh tổ chức 07 lớp tập huấn về BHYT và BHXH tại 07 huyện, thành phố cho 560 cán bộ, HVND; tổ chức 03 cuộc Hội nghị đối thoại và tư vấn chính sách về BHXH tự nguyện, BHYT đến với hộ gia đình và nông dân với 620 cán bộ, hội viên tham gia tại 02 huyện, thành Hội và 01 cơ sở; Phối hợp Ban An toàn giao thông mở 02 lớp tập huấn tại xã: Lâm Sơn (Ninh Sơn), Phước Thái (Ninh Phước) cho 180 cán bộ, hội viên. Và 02 lớp phòng chống Ma túy tội phạm tai 2 xã Lâm Sơn và Quảng Sơn với 140 hội viên nông dân tham gia. Và các cấp Hội tích cực tham gia thực hiện tốt công tác tuyển quân năm 2019, lễ giao, nhận quân diễn ra đồng loạt toàn tỉnh vào ngày 20/02/2019, với 1.068 quân đạt 100% chỉ tiêu giao, đồng thời phối hợp thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội và giúp đỡ, tạo điều kiện vay vốn cho những thanh niên là con em cán bộ, hội viên nông dân hoàn thành nghĩa vụ sớm ổn định cuộc sống.
Tham gia thực hiện có hiệu quả Quy chế dân chủ ở cơ sở và giám sát, phản biện xã hội và tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền theo tinh thần Quyết định 217 và 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị. các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng Chính quyền được các cấp hội nghiêm túc thực hiện, tích cực tham gia các hoạt động giám sát liên ngành về giám sát việc thực hiện pháp luật về quản lý, sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật tư nông nghiệp giai đoạn 2015-2020; kịp thời báo cáo, phản ánh với cấp uỷ Đảng, chính quyền giải quyết về những bức xúc và nguyện vọng chính đáng của hội viên nông dân liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Song song việc tổ chức triển khai các hoạt động chương trình phối hợp sở, ngành còn tổ chức hỗ trợ phát triển của Tổ hợp tác (THT) Chuối hột mồ côi Phước Bình, Bác Ái. Đến nay THT cơ bản duy trì được sinh hoạt tổ (mỗi quý 1 lẩn), từng bước ổn định hoạt động, thống nhất được nội dung các buổi sinh hoạt, phân công nhiệm vụ cho thành viên quản lý tổ và trách nhiệm của từng thành viên; xây dựng kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh; nhân rộng và đánh giá kết quả trồng và phát triển cây chuối (tạo nguồn nguyên liệu cũng như bản tồn); đánh giá kết quả kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, thị trường cho các thành viên. Liên kết với công ty phân bón Nam Thành tiêu thụ phân bón đã tạo doanh thu cho tổ. Đã thực hiện các hoạt động thu mua và bán hột chuối và lâm sản ngoài gỗ. Đồng thời, triển khai các lớp tập huấn kiến thức khai thác thông tin, thị trường, Marketing và thương mại điện tử cho tổ viên của THT chuối hột mồ côi nhằm giới thiệu, quảng bá các sản phẩm của THT được lan tỏa trên các phương tiện thông tin bằng công nghệ thông tin điện tử; trao đổi, hướng dẫn các hình thức Marketing, hội nhập kinh tế xây dựng kế hoạch kinh doanh của tổ hợp tác. Và đang trong thời gian hoàn thành Nhãn hiệu tập thể chuổi hột mồ côi Phước Bình, tiếp tục hỗ trợ THT máy hút chân khong.
Với các hoạt động hỗ trợ đến nay THT đã duy trì các hoạt động của tổ, kiện toàn, củng cố và bổ sung thành viên của Tổ hợp tác đến nay thành viên THT gồm 13 thành viên. Các thành viên trong tổ tích cực tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm: hột chuối, chuối các loại, bưởi… trên cơ sở đảm bảo chất lượng sản phẩm; tiếp tục trồng và chăm sóc chuối theo mô hình xen canh trong các vười cây ăn trái (Bưởi, sầu riêng…); Hoạt động kinh doanh ổn đinh phù hợp với sở trường từng thành viên THT, các sản phẩm do các thành viên kinh doanh vẫn có đầu ra nhưng chưa bền vững; các thành viên đã nhất trí việc tham gia góp vốn
Phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới, tiếp tục thực hiện công tác phối hợp giữa Hội Nông dân cùng với các sở, ngành sẽ tập trung có trọng tâm, trọng điểm, nhiệm vụ cụ thể để chung tay thực hiện tốt Kết luận số 61-KL/TW của Ban Bí thư; Kế hoạch số 5554/KH-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về triển khai thực hiện Quyết định số 673/QĐ-TTg; Nghị quyết 02-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới đến năm 2020; tuyên truyền vận động hội viên nông dân thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 115/NQ-CP ngày 31/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện một số cơ chế chính sách đặc thù hỗ trợ tỉnh phát triển kinh tế - xã hội, ổn định sản xuất, đời sống giai đoạn 2018 – 2023;
Đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động tuyền truyền, quảng bá giới thiệu sản phẩm thế mạnh của địa phương, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu cho các sản phẩm nhất là các sản phẩm đặc thù; chú trọng việc xây dựng và phát triển mô hình kinh tế tập thể, hợp tác xã mới để tặng năng lực sản xuất hàng hóa, định hướng sản xuất đảm bảo các tiêu chí về an toàn vệ sinh thực phẩm. Thực hiện tốt các chính sách của nhà nước để hỗ trợ nông dân về vốn để đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất, giảm tổn thất sau thu hoạch, giảm chi phí, nâng cao chất lượng nông sản hàng hóa. Tạo điều kiện để các Tổ hợp tác, Hợp tác xã nông, lâm, ngư nghiệp, nông dân sản xuất kinh doanh giỏi tiếp cận, kết nối với các nhà phân phối sản phẩm; tìm kiếm nguồn hàng giá cả hợp lý, đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm…