Banner Home
CreateChildControls_Exception: Object reference not set to an instance of an object.
ba kỳ
HCM
B2B
Thương hiệu Táo Ninh Thuận
du lich
 
Trang chủ » Nông dân cần biết

V/v góp ý nội dung Văn kiện Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2018 - 2023

V/v góp ý nội dung Văn kiện Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2018 - 2023

 

HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM

BCH HND TỈNH NINH THUẬN

*

Số:  543 - CV/HNDT

V/v góp ý nội dung Văn kiện

Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh

lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2018 - 2023

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 
 

 

 

 

    Ninh Thuận, ngày 23 tháng 3  năm 2018

 

 Kính gửi: Ban Thường vụ Hội Nông dân các huyện, thành phố.

 

Thực hiện Kế hoạch số 19-KH/HNDT ngày 06/3/2017 của Ban Thường vụ tỉnh Hội; Tiểu Ban nội dung xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội cấp tỉnh để trình Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Ninh Thuận lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2018-2023.

Để Tiểu ban nội dung dễ tổng hợp và tiếp thu chỉnh sửa. Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh yêu cầu các huyện, thành Hội góp ý văn kiện cần tập trung vào các nội dung gợi ý sau:

1- Tiêu đề Báo cáo:

Đổi mới mạnh mẽ hoạt động, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh toàn diện; nâng cao vai trò, trách nhiệm của giai cấp nông dân trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và hội nhập quốc tế.

2- Chủ đề Đại hội:

“Đoàn kết - Đổi mới - Hội nhập - Phát triển bền vững”.

Phần thứ nhất

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI VII HỘI NÔNG DÂN TỈNH NINH THUẬN

A- TÌNH HÌNH NÔNG NGHIỆP, NÔNG DÂN, NÔNG THÔN

1- Tình hình sản xuất nông nghiệp

Nội dung khái quát tình hình thuận lợi, khó khăn. Kết quả nổi bật trong sản xuất nông nghiệp. Hạn chế, yếu kém như trong dự thảo phù hợp chưa? Cần bổ sung, sửa đổi nội dung gì? Nêu ngắn gọn.

2- Tình hình nông dân

Nội dung khái quát tình hình đời sống, điều kiện ăn, ở, chăm sóc sức khỏe; việc làm, thu nhập của nông dân; Tâm trạng, diễn biến tư tưởng; nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của nông dân; những khó khăn, bức xúc của nông dân như trong dự thảo phù hợp chưa? Cần bổ sung, sửa đổi nội dung gì thêm?

3- Tình hình nông thôn

Khái quát tình hình kinh tế, xã hội, an ninh nông thôn; kết quả xây dựng nông thôn mới; những vấn đề đáng quan tâm ở nông thôn hiện nay như trong dự thảo phù hợp chưa? Cần bổ sung, sửa đổi nội dung gì thêm?

B- KẾT QUẢ CÔNG TÁC HỘI VÀ PHONG TRÀO NÔNG DÂN NHIỆM KỲ 2013-2018.

(Phần đánh giá, mức độ, kết quả như dự thảo có đúng thực trạng của công tác Hội và phong trào nông dân trong nhiệm kỳ qua không? Cần bổ sung nội dung nào hoặc giảm bớt nội dung nào?) Trên các lĩnh vực sau:

I- Công tác xây dựng tổ chức Hội

1- Công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng

- Nội dung, hình thức tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng.

- Việc đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, giáo dục.

- Nắm bắt tình hình, tâm trạng, diễn biến tư tưởng của nông dân.

- Kết quả tuyên truyền, giáo dục.

2- Công tác xây dựng, củng cố tổ chức Hội

- Công tác cán bộ Hội (đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, quy hoạch, kiện toàn đội ngũ cán bộ Hội các cấp...).

- Công tác phát triển, quản lý và nâng cao chất lượng hội viên.

- Đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt chi Hội, tổ Hội.

- Công tác chỉ đạo và điều hành của Ban Chấp hành Hội Nông dân các cấp.

-  Củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của chi, tổ Hội, cơ sở Hội.

- Xây dựng mô hình chi hội, tổ hội nghề nghiệp (theo Đề án 24 của Ban Thường vụ Trung ương Hội).

- Xây dựng và sử dụng Quỹ Hội; thu, nộp hội phí.

3- Công tác kiểm tra, giám sát

- Thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát hàng năm.

- Kết quả kiểm tra, giám sát:

+ Số cuộc kiểm tra.

+ Nội dung kiểm tra.

+ Số vụ có vi phạm, trong đó số vụ phải xử lý kỷ luật (nêu rõ các hình thức kỷ luật).

4- Công tác nghiên cứu khoa học và tổng kết thực tiễn

- Công tác nghiên cứu khoa học.

- Kết quả ứng dụng chuyển giao khoa học kỹ thuật và công nghệ cho nông dân.

- Kết quả triển khai Chương trình phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và Sở Khoa học và công nghệ địa phương.

5- Công tác Thi đua - khen thưởng

- Việc tổ chức phát động các phong trào thi đua.

- Phát hiện, bồi dưỡng, nhân điển hình tiên tiến.

- Kết quả thực hiện các phong trào thi đua.

- Công tác khen thưởng.

6- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của BCH, BTV các cấp Hội

- Đổi mới hình thức hoạt động, hướng về cơ sở. Chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của hội viên nông dân.

- Kết hợp giữa tuyên truyền với tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất nâng cao đời sống để tập hợp nông dân.

- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ.

7- Công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế

- Công tác thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước.

- Mở rộng quan hệ và hợp tác quốc tế thông qua các chương trình, dự án.

- Công tác vận động, quản lý nguồn viện trợ nước ngoài.

- Kết quả đưa hội viên, nông dân đi lao động, làm việc ở nước ngoài.

II- Vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp

1- Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững

- Vận động, hướng dẫn nông dân tham gia tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

- Những mô hình nông dân sản xuất, kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao.

- Kết quả đăng ký và thực hiện chỉ tiêu hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi do Trung ương Hội giao.

- Kết quả vận động hội viên giúp nhau vượt qua khó khăn, thoát nghèo và vươn lên làm giàu.

2- Tổ chức hoạt động hỗ trợ, tư vấn giúp nông dân phát triển sản xuất

2.1- Hỗ trợ về vốn và cung ứng thiết bị, vật tư nông nghiệp:

+ Kết quả xây dựng và sử dụng Quỹ Hỗ trợ nông dân. Xây dựng mô hình sản xuất từ Quỹ Hỗ trợ nông dân.

+ Kết quả phối hợp với Ngân hàng Chính sách- Xã hội và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tạo điều kiện cho nông dân vay vốn.

+ Kết quả phối hợp với các Ngân hàng khác trên địa bàn tỉnh, thành phố.

+ Kết quả phối hợp với các doanh nghiệp tạo nguồn lực về vốn.

+ Kết quả phối hợp với các doanh nghiệp cung ứng thiết bị, vật tư nông nghiệp.

2.2- Hỗ trợ nông dân tiếp cận với khoa học kỹ thuật.

2.3- Hỗ trợ thông tin, xây dựng thương hiệu và tiêu thụ nông sản.

2.4- Tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý.

3- Vận động, hướng dẫn nông dân tham gia phát triển các hình thức kinh tế tập thể

- Công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nông dân tham gia phát triển các hình thức kinh tế tập thể.

 - Tổ chức tập huấn kiến thức về kinh tế tập thể, hình thức, cách làm để phát triển kinh tế tập thể.

- Kết quả xây dựng mô hình kinh tế tập thể (nêu cụ thể xây dựng mới được bao nhiêu mô hình kinh tế hợp tác xã, tổ hợp tác; hiệu quả hoạt động?).

III- Vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong xây dựng nông thôn mới

1- Phong trào nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới

- Phổ biến, tuyên truyền trong hội viên, nông dân về Chương trình xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

- Tham gia xây dựng và tổ chức giám sát việc thực hiện quy hoạch tại địa phương.

- Kết quả vận động nông dân đóng góp đất, ngày công, tiền... xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn.

- Tham gia hoạt động bảo vệ môi trường nông thôn và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Kết quả thực hiện chỉ tiêu xây dựng mô hình bảo vệ môi trường nông thôn.

2- Phong trào nông dân tham gia bảo đảm quốc phòng, an ninh

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho hội viên, nông dân tham gia phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc; vận động, con, em nông dân thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự.

- Kết quả các chương trình phối hợp với Quân đội, Công an thực hiện phong trào bảo vệ an ninh, chủ quyền biên giới, biển, đảo của Tổ quốc.

- Các hoạt động “đền ơn đáp nghĩa”, thực hiện chính sách hậu phương quân đội.

3. Thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; chăm sóc, bảo vệ sức khỏe hội viên nông dân

- Kết quả đăng ký và thực hiện chỉ tiêu xây dựng gia đình văn hóa.

- Tham gia phong trào vệ sinh yêu nước, nâng cao sức khỏe nhân dân; bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho nông dân; an toàn thực phẩm; an toàn giao thông, an toàn lao động…

- Kết quả tuyên truyền, vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng       Việt Nam”; Quỹ vì người nghèo.

IV- Vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam với xây dựng     giai cấp nông dân Việt Nam vững mạnh

1- Tổ chức dạy nghề cho nông dân

- Việc đầu tư nâng cấp, xây dựng Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân cấp tỉnh.

- Kết quả dạy nghề và giới thiệu việc làm cho nông dân.

2- Bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nông dân

 

 

 

3- Giải quyết khiếu nại tố cáo, hòa giải

Thực hiện Quyết định số 81/2014/QĐ-TTg, ngày 31/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ.

4- Tham gia giám sát, phản biện xã hội và hoàn thiện cơ chế, chính sách liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn của địa phương

- Thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW của Bộ Chính trị.

- Đề xuất cơ chế, chính sách liên quan đến phát triển nông nghiệp,            nông dân, xây dựng nông thôn mới.

V- Tham gia xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh và khối đại       đoàn kết toàn dân tộc

- Thực hiện Quyết định 218- QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị.

- Công tác bồi dưỡng, giới thiệu quần chúng ưu tú để phát triển Đảng.

C- ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

I- Đánh giá chung

1- Những kết quả nổi bật, nguyên nhân

2- Hạn chế, yếu kém

- Trong công tác xây dựng, củng cố tổ chức Hội.

- Về vai trò, trách nhiệm của Hội trong phát triển nông nghiệp.

- Về vai trò, trách nhiệm của Hội trong xây dựng nông thôn mới.

- Về vai trò, trách nhiệm của Hội trong xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam.

- Trong tham gia xây dựng Đảng, chính quyền.

* Nguyên nhân của hạn chế, yếu kém.

- Nguyên nhân chủ quan.

- Nguyên nhân khách quan.

II- Bài học kinh nghiệm

Trong dự thảo văn kiện đưa ra 5 bài học kinh nghiệm, theo các đồng chí như vậy đã được chưa, cần bổ sung thêm hoặc chỉnh sửa không?

Phần thứ hai

PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CÔNG TÁC HỘI VÀ PHONG TRÀO NÔNG DÂN NHIỆM KỲ VIII  (2018-2023)

* Dự báo tình hình:

Trong dự thảo đưa ra nhận định trong nước, thế giới và trong tỉnh như vậy đã đúng chưa, cần bổ sung hoặc nhận định như thế nào cho sát đúng với thời gian tới?

- Tình hình kinh tế - xã hội trong nước và thế giới trong 5 năm 2018 - 2023 (thuận lợi, khó khăn).

- Tình hình nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong 5 năm 2018 - 2023.

 

A- PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU

Về phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải phát về nhiệm vụ công tác Hội và phong trào nông dân trong 5 năm tới, báo cáo đưa ra như vậy đã được chưa cần bổ sung gì? thêm hoặc giảm bớt như thế nào? Gắn với việc triển khai thực hiện Nghị quyết của Đảng, Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong thời kỳ công nghiệp 4.0...

I- Phương hướng chung

II- Mục tiêu

III- Các chỉ tiêu chủ yếu

B- NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

I- Về xây dựng tổ chức Hội

1- Công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng

2- Công tác xây dựng, củng cố tổ chức Hội

3- Công tác kiểm tra, giám sát

4- Công tác nghiên cứu khoa học và tổng kết thực tiễn

5- Công tác Thi đua - khen thưởng

6- Công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế

II- Vai trò, trách nhiệm của Hội trong phát triển nông nghiệp

1- Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững

2- Tổ chức hỗ trợ, tư vấn giúp nông dân phát triển sản xuất

- Hỗ trợ về vốn.

- Cung ứng thiết bị, vật tư phục nông nghiệp.

- Hỗ trợ nông dân tiếp cận với khoa học kỹ thuật.

- Hỗ trợ thông tin, chỉ dẫn địa lý xây dựng thương hiệu và tiêu thụ nông sản.

- Tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý.

3- Vận động, hướng dẫn nông dân tham gia phát triển các hình thức      kinh tế tập thể trong nông nghiệp

4- Xây dựng, phát triển các mô hình kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn

III- Vai trò trách nhiệm của Hội trong xây dựng nông thôn mới

1- Tham gia thực hiện chương trình, mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

- Tuyên truyền sâu rộng trong hội viên, nông dân về Chương trình xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

- Tham gia xây dựng và tổ chức giám sát việc thực hiện quy hoạch tại địa phương.

- Vận động nông dân đóng góp đất, ngày công, tiền... xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn.

- Vận động nông dân tích cực tham gia bảo vệ môi trường nông thôn và ứng phó với biến đổi khí hậu

2- Tham gia thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho hội viên, nông dân tham gia phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc; vận động, con, em nông dân thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự.

- Thực hiện các chương trình phối hợp với Quân đội, Công an về bảo vệ an ninh trật tự, chủ quyền biên giới, biển, đảo của Tổ quốc.

- Các hoạt động “đền ơn đáp nghĩa”, thực hiện chính sách hậu phương quân đội.

3- Thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.

IV- Vai trò, trách nhiệm của Hội với xây dựng giai cấp nông dân        Việt Nam vững mạnh

1- Xây dựng người nông dân thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và     hội nhập quốc tế

2- Tổ chức dạy nghề và giới thiệu việc làm cho nông dân

3- Hỗ trợ nông dân khởi nghiệp

4- Tham gia xây dựng, giám sát, phản biện cơ chế, chính sách liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn

5- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nông dân

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức của nông dân chấp hành các       chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.

-  Nắm tình hình khó khăn, bức xúc trong nông nghiệp, nông dân, nông thôn để kiến nghị, tháo gỡ khó khăn cho nông dân.

- Tích cực đối thoại với nông dân để nắm bắt và phản ánh, đề xuất kịp thời tâm tư, nguyện vọng của nông dân.

- Tập trung xây dựng Luật nông dân để có cơ sở pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nông dân.

6- Giải quyết khiếu nại, tố cáo, hòa giải

Thực hiện Quyết định số 81/2014/QĐ-TTg, ngày 31/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ.

V- Tham gia xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh và khối đại    đoàn kết toàn dân tộc

Thực hiện Quyết định 218- QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị.

(Nội dung Dự thảo Văn kiện Đại hội cấp tính và Dự thảo Báo cáo Kiểm điểm của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ tỉnh Hội đính kèm theo Công văn này và được đăng tải trên website của tỉnh Hội, tại địa chỉ: http://www.hoinongdanninhthuan.org.vn để các đồng chí UV.BCH là Thường trực, lãnh đạo các Ban chuyên môn tỉnh Hội tra cứu và góp ý).

Về thời gian gửi góp ý Dự thảo Văn kiện về tỉnh Hội tổng hợp:

- Đối với các huyện, thành Hội: Yêu cầu các huyện thành Hội nghiêm túc triển khai trong sinh hoạt Đoàn đại biểu và thảo luận trong phiên họp chính thức của Đại hội và gửi bảng tổng hợp góp ý chung với bộ hồ sơ trình Ban Thường vụ tỉnh Hội phê duyệt kết quả Đại hội cấp huyện, thành phố nhiệm kỳ 2018-2023.

- Đối với các đồng chí Uỷ viên Ban Chấp hành tỉnh Hội: Đề nghị gửi lại bản góp ý về tỉnh Hội (qua Văn phòng) tổng hợp chậm nhất ngày 27/4/2018.

Trên đây là bố cục và gợi ý tham gia góp ý Văn kiện Đại hội cấp tỉnh, đề nghị các huyện thành Hôi, các đồng chí Uỷ viên Ban Chấp hành tỉnh Hội triển khai góp ý Dự thảo Văn kiện theo chủ đề bố cục và gợi ý đã được Tiểu ban nội dung yêu cầu./.

 

Nơi nhận:

- Các Đ/c UV.BCH HND tỉnh;

- TT, các Ban HND tỉnh;

- Các huyện, thành Hội;

- Lưu: VT.

T/M BAN THƯỜNG VỤ

PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC

(Đã ký) 

Đỗ Hồng Kỳ


 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

 

Văn phòng- HND tỉnh
 Về đầu trang Bản in Trang chủ
Lịch công tác
HomThuNong
Thư điện tử
Danh bạ thư điện tử
VB QPPL
TTHC
nhan hieu chung nhan

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về Trang thông tin Hội Nông Dân?
Bình chọn Kết quả
Loading Đang tải dữ liệu...
Đóng
Giao lưu trực tuyến
Lấy ý kiến

Liên kết các sở, ban, ngành

footer 10-10-2012
Skip to main content