Gương nông dân điển hình tiên tiến tham dự Hội nghị

Trong những năm qua các cấp Hội Nông dân trong tỉnh luôn làm tốt công tác tuyên truyền vận động đến cán bộ, hội viên nông dân trong tỉnh về thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn nhất là 03 phong trào thi đua yêu nước lớn do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phát động trong đó có phong trào nông dân thi sản xuất, kinh doanh giỏi đoàn kết giúp nhau xoá đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng. Để biểu dương và nhân rộng các điển hình ra toàn tỉnh. Ban Biên tập chúng tôi lược trích thành tích của 04 cá nhân tham dự Hội nghị nông dân sản xuất kinh doanh giỏi toàn quốc năm 2012 đến bạn đọc.

Ông Nguyễn Thất, năm sinh 1962, dân tộc Kinh, tôn giáo: Công giáo, Quê quán Hải Thành, Hải Lăng, Quảng Trị. Nơi thường trú thôn Thạch Hà 2, xã Quảng Sơn, Ninh Sơn, Ninh Thuận. Mô hình sản xuất kinh doanh, sản xuất nông nghiệp và dịch vụ, nhân khẩu 4 người, lao động trong gia đình 2 người, thu nhập bình quân người/tháng 10.000.000đ/người/tháng. Hộ nghèo khó vươn lên, là hội viên Hội Nông dân thôn Thạch Hà 2, Quảng Sơn, Ninh Sơn, Ninh Thuận.

Trong năm 2011, xác định nông nghiệp là ngành kinh tế trọng điểm của địa phương, nhất là đối với các cây trồng vật nuôi, đặc biệt là cây mía với tính chất, hiệu quả và sự phù hợp thổ nhưỡng của cây trồng chủ lực. Nhận thức sâu sắc điều này, gia đình tôi đã chủ động chọn đất, giống, phân… để đầu tư sản xuất nhiều loại cây trồng như mía, sắn, bắp, lúa… trong đó cây mía với diện tích 21 ha, mỳ với diện tích 08 ha, ngoài ra còn có các cây trồng khác như bắp, lúa khoảng 03 ha. Bên cạnh đó, dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của các bộ Trạm Khuyến nông-Khuyến ngư huyện, Ban Khuyến nông, Hội Nông dân xã Quảng Sơn về kỹ thuật trồng mía, mỳ, bắp… cùng với việc học hỏi, nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa tất cả các quy trình từ làm đất, chăm sóc, thu hoạch, vận chuyển và chủ động ký hợp đồng với nhà máy thu mua chế biến cây mía đã mang lại năng suất, chất lượng, đạt hiệu quả kinh tế cao, giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động. Chỉ tính riêng vụ mùa năm (2010-2011) tổng thu nhập từ mía là 1,2 tỷ đồng, trừ tất cả chi phí còn lãi trên 400 triệu đồng, cây mỳ lãi 100 triệu đồng.

Đồng thời hàng năm gia đình còn tạo điều kiện giúp đỡ cho 10 hộ nông dân nghèo tại địa phương bằng cách cho mượn giống, vốn để đầu tư sản xuất, không tính lãi; tạo công ăn việc làm thời vụ cho lao động địa phương mỗi năm từ 6.500 đến 7.000 công lao động với mức chi trả theo thỏa thuận bình quân từ 100.000 đồng đến 120.000 đồng/người/ngày. Ngoài ra, gia đình anh còn làm thêm dịch vụ thu mua nông sản cây mỳ cho bà con nông dân trong xã theo thỏa thuận, góp phần tạo thuận lợi cho bà con nông dân trong việc tiêu thụ nông sản hàng hóa. Ngoài việc chăm chỉ lao động sản xuất, làm giàu chính đáng, bản thân cùng với gia đình luôn chấp hành nghiêm chủ trương, lối sống, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương. Anh tích cực tham gia và làm tốt công tác xã hội, sống và làm việc vui vẽ hòa đồng với mọi người, nêu cao tinh thần tương thân, tương ái, tiên phong trong các phong trào của Hội Nông dân và các phong trào khác của địa phương; tích cực thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, xây dựng tinh thần đoàn kết và gia đình văn hóa. Tích cực tham gia các lớp tập huấn, hội thảo khoa học do các ngành, các cấp tổ chức đề mạnh dạn tìm hướng đi phù hợp trong lao động sản xuất, tạo năng suất chất lượng cao.

Gia đình anh uôn thực hành tiết kiệm, có lối sống lành mạnh, không vi phạm đạo đức xã hội, tham gia và thực hiện tốt phong trào gia đình nông dân văn hóa tại địa phương. Từ lao động sản xuất, anh mạnh dạn nêu lên một số kinh nghiệm thực tiễn:

Một là, tham gia tích cực các hoạt động của Hội Nông dân và khuyến nông; nghiên cứu sách báo, tài liệu chuyên canh về cây trồng, vật nuôi, khoa học kỹ thuật để áp dụng vào thực tế đồng ruộng.

Hai là, thường xuyên kiểm tra tình hình dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi, theo dõi biến chuyển của khí hậu để chủ động trong việc phòng ngừa những ảnh hưởng đến sản xuất.

Ba là, phải biết trăn trở, suy nghĩ trong lao động sản xuất, biết tích góp và đầu tư tái sản xuất để năm sau cao hơn năm trước, tạo nền tảng kinh tế bền vững.

Bốn là, phải có tấm lòng nhân hậu, tham gia và làm tốt công tác xã hội; biết giáo dục cho con cháu và vận động nhân dân chăm chỉ lao động sản xuất sẽ thu được “quả ngọt” từ hai  bàn tay và khối óc của mình.

Về thành tích khen thưởng: Năm 2010, được Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tặng Bằng khen tại Quyết định số 70 về thành tích đạt nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp Trung ương. Chính phủ Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng Bằng khen tại Quyết định số 2258 về thành tích thực hiện tốt Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Ninh Sơn tặng giấy khen tại Quyết định số 19 về thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Được Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh Ninh Thuận tặng giấy khen tại Quyết định số 04 về thành tích đạt nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp Trung ương.