Năm Ất Mùi bàn chuyện "nghề" nuôi Dê tại Ninh Thuận

Ninh Thuận có thể xem là "Thủ phủ" của *nghề" chăn nuôi Dê-Cừu. Con Dê được người dân lựa chọn làm con vật nuôi đem lại giá trị kinh tế cao cho người dân quê tôi. Trong những năm 1990-1995 của thế kỷ XX, giá dê cừu giống có lúc lên tới 10 -12 triệu đồng 01 con dê mẹ cấn chửa, nhiều gia đình trở nên giàu có. Trào lưu chăn nuôi Dê cừu; Dê Bách Thảo, vừa lấy thịt, vừa lấy sữa mở ra phong trào chăn nuôi dê cho cả nước.Năm Mùi tản mạn về chuyện con Dê. Nhằm giúp bà con chăn nuôi Dê cừu tìm hiểu thêm về con vật nuôi đã được ghi danh vào 12 con giáp. Ban Biên tập sưu tầm và giới thiệu về những câu chuyện về con vật nuôi này.

 

Trong các loài gia súc, con  là loài có ý nghĩa tinh thần phong phú và có giá trị biểu tượng cao. Nó thể hiện vai trò gần gũi mà quan trọng, tạo ra những ảnh hưởng mạnh mẽ, đa dạng, tích cực tới đời sống văn hoá của nhiều nước. Trong văn hóa phương Đông dê là một trong 12 con giáp, đại biểu cho địa chi (Mùi), và cũng nằm trong tam sinh lục súc, trong văn hóa phương Tây, dê nằm trong 12 cung Hoàng đạo với hình tượng Ma Kết, dê còn xuất hiện trong thần thoại Hy Lạp, Bắc Âu và đặc biệt là trong Kitô giáo với hình tượng con dê gánh tội.

Là một biểu tượng phong phú, xuất hiện lâu đời từ thời tiền sử loài người, trong đời sống vật chất và tâm linh, từ Đông sang Tây, biểu tượng dê phong phú và phức tạp, sừng dê cái biểu tượng sức sản sinh phồn thịnh. Dê đực tượng trưng cho mãnh lực và nhu cầu tính dục vì loài dê vốn tràn đầy sinh lực tình dục trong thực tế một con dê đực có thể giao phối với cả đàn dê cái và cũng từ đây con dê lại bị nhìn nhận là đại diện cho thói dâm đãng với hình tượng con dê già hay máu dê của đàn ông[1]. Ngoài ra, dê còn là biểu tượng cho sự hiến tế ở các hai nền văn hóa Đông-Tây.

 là loài động vật thuộc họ Bovidae. Dê là loài động vật nhai lại, chân có móng. Dê có một bộ lông tơ mịn bao phủ khắp người. Bộ lông có thể chỉ có một màu hoặc nhiều màu, thường là màu đen, xám, trắng, nâu... Ở đa số các loài dê thì giống đực có sừng còn giống cái thì không. Sừng dê có nhiều hình dáng (cong ngược về phía sau, thẳng đứng, uốn cong hình trôn ốc...). Cả dê cái và dê đực đều có râu. Dê thuộc loại súc vật nhai lại như trâu, bò, cừu... Bộ máy tiêu hóa của dê được cấu tạo để có thể tiêu hóa được đủ loại thức ăn khác nhau (như vỏ cây, các loại cây cằn cỗi...).

Khi ăn, dê dùng lưỡi để vơ lấy đồ ăn. Dê không nhai kỹ mà chỉ nhai sơ qua rồi nuốt nhanh. Dê hoang sống thành bầy đàn và sống ở những môi trường như rừng, đồi núi...Dê nhà cũng sống thành bầy đàn nhưng được con người chăn nuôi và sống ở chuồng, hoặc một vùng đất của chủ đàn dê được chăn nuôi ở vùng đất đó... Dê nhà nuôi để khai thác những giá trị kinh tế có từ dê. Dê là loài động vật có khả năng sinh sản rất nhanh, con dê đực có thể giao phối mạnh với rất nhiều con cái trong bầy.

Trong văn hóa phương Tây, dê là một trong 12 biểu tượng của Cung Hoàng Đạo. Dê còn làm hình tượng cho Dionyos. Trong bi kịch, một thể loại văn học lớn lao của nhân loại, tiếng Hy Lạp là tragôidia bắt nguồn từ tragos, nghĩa là con dê đực. Biểu tượng của Ma Kết có hình ảnh của chữ ‘v’ cho đầu của một con dê biển, bởi vì chòm sao Ma Kết được tìm thấy ở phía Nam trên bầu trời hoàng đạo. Cũng có những ý kiến cho rằng biểu tượng này diễn tả một con dê đang khuỵ gối. Chòm sao này thường được mô tả là một con dê với đuôi cá. Ma Kết đôi khi được ví như là một con dê biển, hay thỉnh thoảng là một con dê trên cạn.

Từ dê đực sang dê cái hình tượng đã đổi giá. Dê cái là hình ảnh đáng kính yêu trong các huyền thoại phương Tây, là nghĩa mẫu của thần Zeus, là bóng dáng con người gian nan vượt núi trèo non đeo đuổi cuộc sống và lý tưởng, sừng dê cái biểu tượng sức sản sinh phồn thịnh. Ngược lại, dê đực tượng trưng cho mãnh lực và nhu cầu tính dục. Trong các xã hội xưa, đạo đức và tôn giáo tìm cách kìm hãm bản năng tính dục, thì sinh lực của chàng dê bị bêu riếu, phê phán, bị sử dụng như một thứ "dê tế thần, dê sứ giả " (bouc émissaire, scape coat)

Một truyền thuyết nói rằng khi vị thần dê Pan bị tấn công bởi con quái vật Typhon, ông ngâm mình xuống sông Nin, phần phía trên mặt nước vẫn là dê, nhưng phần ở dưới nước đã hóa thành cá. Trong huyền thoại Hy Lạp con dê đực còn là hình tượng của thần Pan, thủy tổ của mục đồng, ngày xưa là kẻ chăn dê, Pan sống trên non cao, thổi sáo làm bằng ống sậy để tưởng nhớ giọng nói của người yêu đã lẫn hồn vào lau lách. Nhưng thần thoại Hy Lạp không nói đến dê biển mà nói đến Pan, một bán thần hay Á thần (demigod) có nửa trên là người nửa dưới là dê. Ông là con của thần Hermes và một nữ thần rừng (Nymph). Trong văn hóa Babylon, Capricorn hay dê biển (Seagoat) là hình ảnh của nam thần xứ Babylon, đầy quyền năng tên là Ea. Ông có nửa dưới cơ thể là cá, đầu và mình dê. Ban đêm, vị thần sống trong đại dương nhưng mỗi ngày đều ngoi lên để canh giữ đất liền.

Bạch dương (Dê Trắng)

Thần thoại Hy lạp, La mã ghi lại Zeus- Jupiter chúa tể các vị thần, lúc sinh ra bú sửa dê pha với mật ong. Khi tế thần người ta phải dâng dê, bò thui đốt. Tế thần Hecmet cũng phải có mật ong, bánh ngọt, heo và dê con. Trong truyền thuyết Hy Lạp còn có kể về quái vật dê - Yale (tiếng Latin: eale, tiếng Do Thái: ל, yael tức là con dê núi) với những đặc điểm của thân hình một con dê nhưng kết hợp có hàm lợn. Yale được miêu tả trong thần thoại Hy lạp cổ như một con dê với cặp sừng lớn và có sức mạnh rất lợi hại. Loài vật này có kích thước bằng con hà mã, bộ hàm giống loài lợn và có bộ lông màu vàng hoặc nâu. Tên của chúng bắt nguồn từ một từ có nghĩa là "có thể quay lại" trong tiếng Hy Lạp, ý muốn nói sừng của loài Yale có khả năng quay và thay đổi hướng để tấn công con mồi và đối thủ ở bất cứ phương hướng nào. Ngoài chức năng tự vệ, cặp sừng này còn dùng để săn mồi bằng cách đâm xuyên qua con mồi.

Vào thời cổ La Mã, trong lễ hội Lupercalia cử hành vào ngày 15 tháng Giêng đầu năm, các thầy tế dâng lên thần linh một con dê và một con chó để cầu cho mưa thuận gió hòa và mọi người được sạch tội. Da dê sau đó được chia ra từng mảnh nhỏ để các chàng trai mang trong mình như lá bùa giúp mùa màng tươi tốt. Phụ nữ La Mã cũng tìm đủ cách để chạm được tay vào miếng da dê tế thần vì họ tin tưởng rằng làm như vậy sẽ sinh nở dễ dàng hơn. Vì vậy, sau hội Lupercania, nhiều đôi trai gái nên duyên nhờ miếng da dê.

       Trong Kitô giáo, hình ảnh con chiên, con dê rất gần gũi với người Do Thái từ mấy ngàn năm nay. Đức chúa Giêsu chào đời trong máng cỏ tại một hang có nhiều dê, chiên, lừa... thở hơi ấm. Ngoài ra, hình ảnh con chiên, con dê hy sinh, nhận lãnh làm của đền tội cho dân Do Thái không một lời than van thực ra là hình ảnh của chúa Giêsu gánh nhận trên vai mọi tội lỗi của nhân loại, như lời tiên tri Isaia đã nói trước 700 năm: "Người đã gánh mọi tội ác, mọi yếu đuối trên mình". Cũng chính vì sự so sánh này mà hàng ngày các giáo dân thường cầu nguyện "Lạy Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian, xin thương xót chúng tôi...". Trong Kinh thánh còn cho thấy dê chính là vật cưng của Quỷ Satan (Baphomet).

Trong các kinh Cựu ước  Tân ước có đề cập đến hình tượng hai con dê dùng để hiến tế. Con thứ nhất là con dê tạ tội tức là con dê bị giết để tạ tội với Chúa, còn con dê thứ hai là con dê gánh tội là con dê bị yểm trù mọi tội lỗi của người Do Thái trút lên nó rồi đuổi nó vào sa mạc. Cả hai con dê đều liên quan đến nghi thức hiến tế và được đề cập rất cụ thể, từng chi tiết và sống động trong các tài liệu của Kitô giáo. Trong kinh Cựu Ước: Dê được nhắc đến trong kinh Cựu ước thông qua câu chuyện về Chúa gọi và chọn ông Áp-ra-ham để khởi đầu cho một dân riêng của Chúa.

Ðể chứng minh lời hứa của mình về quyền sở hữu đất đại của ông Áp-ra-ham, Chúa đã truyền cho ông Ap-ra-ham tìm vật đính ước gồm một con bò cái ba tuổi, một con dê cái ba tuổi, một con cừu đực ba tuổi, một chim gáy, và một bồ câu non làm vật tế lễ để thiết lập giao ước, các con vật phải ở hạn ba tuổi là vì chúng đang trong thời kỳ tinh tuyền, không vết nhơ, và không bị uế tạp. Ông Áp-ra-ham đã làm theo lời chỉ dạy. Ông đặt tất cả lễ vật lên trên bàn thờ. Người dâng tiến lễ vật sẽ đặt tay trên con dê. Con dê sẽ bị giết, và con cháu ông A-ha-ron sẽ rảy máu con dê chung quanh bàn thờ (trích Lv 3:12-13).

Con dê sẽ bị giết và vị tư tế dùng tay bôi máu con vật lên các góc của bàn thờ, số máu còn lại thì đổ xuống chân bàn thờ (Lv 4:22-26). Trong một đàn dê, người ta chỉ giữ một vài con dê đực, trong khi dê cái thì có thể nhiều. Vì số lượng dê đực hiếm hoi, nên trị giá một con dê đực có lẽ đắt hơn một con dê cái vào thời đó. Luật Do thái qui định dùng con dê để làm lễ xá tội cá nhân hay tập thể chỉ trong trường hợp họ phạm tội một cách vô ý. Trường hợp họ xúc phạm mệnh lệnh Chúa một cách cố tình và được người khác biết, thì không thể dùng con dê để làm của lễ xá tội.

Con dê gánh tội hay còn gọi là oan dương

Trong ngày lễ Sa-ba-át của người Do thái, ngoài một vài con vật ở trên, cộng đồng Do thái đặc biệt tiến dâng hai con dê đực trước bàn thờ Chúa. Vị tư tế sẽ bắt thăm chọn giữa hai con: Một thăm chọn một con cho Chúa, thăm còn lại sẽ chọn con dê cho A-da-dên.. Vị tư tế sẽ sát tế "con dê cho Chúa" làm lễ tạ tội cho toàn dân (con dê tạ tội). Sau khi rảy máu con dê trên một cái nấp xá tội và làm một vài nghi thức thánh hiến bàn thờ con dê bị sát tế để tạ tội thì xác của nó được đem ra ngoài trại xa mà đốt đi. Sau đó người ta dẫn con dê cho A-da-dên còn sống tới. Vị tư tế đặt hai tay lên đầu con dê này, rồi xưng thú trên nó tất cả lỗi lầm của toàn dân. Ông trút tất cả những tội lỗi đó lên mình con dê gánh tội hay oan dương. Sau khi xưng thú tội cộng đồng xong, vị tư tế sẽ nhờ một người phục dịch dẫn con dê này thả sâu vào sa mạc.

Con dê này gánh mọi tội lỗi cộng đồng Do Thái mà đi lạc lõng trong sa mạc. Thức ăn của dê là cỏ tươi mà giữa một sa mạc khô cằn, không cỏ, không nước, lại có thú dữ ăn thịt như sư tử và chó sói quanh quẩn, thì số phận của con dê gánh tội coi như đã được định đoạt. Vì phải gánh tội cho cộng đồng mà nó giờ đây phải sống trong đói khát và sợ hãi,và cuối cùng nó sẽ chết trong đau đớn, có khi là kiệt sức vì đói khát, có khi bị phanh thây bởi một con sư tử hay một đàn sói dữ tợn. Về người thả dê khi trở về phải làm những việc thanh tẩy để tránh sự uế tạp lây từ con dê đó. Anh ta phải giặt áo và tấm rửa kỷ lưỡng trước khi anh ta trở về với cộng đồng.

Sách Dân số cũng đề cập rất nhiều đến lễ vật cho Chúa bằng các con vật kể trên. Nói về con dê, tựu trung thì lễ xá tội cần một con dê đực cho các đầu mục hay cho từng chi tộc, trong khi một con dê cái thì dành cho các thường dân. Lễ cầu an trong dân thì cần năm con dê đực. Lễ tạ tội cho vương quốc thì cần bảy con dê đực (2 Sb 29:21). Lễ khánh thành đền thờ Chúa thì cần mười hai con dê đực (Er 6:17). Ngay cả khi dân Do Thái trở về đất nước sau thời gian bị lưu đày. Họ cũng đã dùng mười hai con dê đực để làm lễ tạ tội (Er 8:36).

Trong Cựu ước cho rằng, Chúa đồng ý tha thứ lỗi lầm cho người có tội nếu họ mang tế vật, đặc biệt là con dê, đến trước bàn thờ Chúa để các vị tư tế sát tế nó. Máu chiên, bò, và dê đã trở thành biểu tượng và dấu ấn giữa Chúa và con người. Khi nào họ phạm tội thì việc đầu tiên là đi kiếm cho mình một con dê, rồi mang nó đến trước bàn thờ. Vị tư tế sẽ sát tế con vật và rồi nghiễm nhiên tội họ được tha. Tuy vậy việc sát tế lễ vật cần phải đi đôi với lòng thành. Kinh Thánh cũng nói đến chuyện Chúa đã chê bài lễ vật: Ngần ấy lễ lược của các ngươi, đối với ta, nào có nghĩa lý gì? Lễ toàn thiêu chiên cừu, mỡ bê mập, Ta đã thấy ngấy. Máu bò, máu chiên dê ư, Ta đây chẳng có thèm đâu! 

Con dê bị giết cho lễ Christmas

Bò của ngươi, ta nào có tha thiết

Chiên của ngươi, chẳng lẽ ta ham hố!

Vì thú rừng là của ta hết thảy,

Cả ngàn muôn loài vật và núi đồi

Mọi thứ chim trời, ta đều nắm rất rõ,

Động vật nơi hoang dã chính thuộc về ta.

Ta mà đói, ta đâu cần nói cho các ngươi hay,

Vì trái đất với mọi loài, chính ta làm chủ.

Thịt bò há là thức ăn của ta ăn ư?

Máu chiên há là đồ để ta uống à?

Trong kinh Tân Ước con số tám ngày liên quan đến chuyện con dê trong Cựu ước. Chúa đã nói với Mô-sê rằng , chiên, hay dê, sau khi sinh, sẽ ở với mẹ nó bảy ngày, từ ngày thứ tám trở đi, nó sẽ được đoái nhận làm lễ tiến, làm lễ hỏa tế dâng Chúa (Lv 22:27). Ma-ri-a và tGiu-se đã không tiến dâng một con dê hay con cừu, nhưng đã tiến dâng một đôi chim bồ câu non thể theo luật truyền dạy. Giao Ước cũ trong Cựu ước là máu của chiên, bò, và dê. Giao Ước mới trong Tân ước thì không dùng máu súc vật nữa.

Trong văn hóa phương Đông với thuyết 12 con giáp thì dê là con giáp đại biểu cho địa chi Mùi - một chi quan trọng, mang những ý nghĩa triết lý và nhân văn sâu sắc. Giờ Mùi kéo dài từ 13 đến 15 giờ, thời gian mở đầu buổi chiều, con người vừa ăn trưa xong, đang thanh thản nghỉ ngơi và sung mãn bước vào buổi lao động mới. Trong 12 con giáp, Dê được xem là biểu tượng của tính ôn hòa, thuần hậu nhưng cũng không kém phần nhanh trí. Dê là một trong những thần vật được ngườiAi Cập sùng bái vì sự đóng góp quan trọng của dê đối với đời sống con người. Một số dân tộc khác lại dùng dê làm vật tế thần. Người Ai Cập dùng dê dâng cho các ác thần để thay thế cho con người. Con dê đã đi vào văn hoá người Indonesia một cách sâu đậm. Nó đã trở thành món lễ vật chủ yếu và không thể thay thế ở một số lễ hội quan trọng như lễ hội Hurban, Akikah…, ngày cưới, hiếu hỉ và các dịp quan trọng khác.

Ở VIỆT NAM : Do dê được thuần dưỡng từ rất sớm, sử dụng phổ biến, liên tục, lâu dài, mang giá trị vật chất đa dạng và mật thiết, nên dê cũng tạo giá trị tinh thần phong phú ảnh hưởng đến tâm linh và đời sống văn hóa nghệ thuật của người Việt Nam. Đối với người Việt Nam, dê cũng tạo ra giá trị tinh thần phong phú, ảnh hưởng sâu rộng đến tâm linh và đời sống văn hoá nghệ thuật của người Việt Nam. Nó là một trong sáu con vật nuôi thông dụng nhất trong Lục súc gồm Dê, , chó, lợn, ngựa, trâuvà một trong ba thứ lễ vật đặc biệt để cầu cúng, tế dâng thánh là tam sinh gồm dê, lợn,  trong sự kết hợp thiên can với địa chi để tính thời gian và chu kỳ phát triển, dê nhập hệ lịch can chi 12 con vật, là biểu tượng chi Mùi[2].

Sách Lĩnh Nam Chích Quái ở chương đầu tiên, về họ Hồng Bàng, đã kể lại rằng từ thời xa xưa, người Việt trong hôn nhân, đã biết giết trâu, dê làm đồ lễ, con dê đã được nuôi làm gia súc và sử dụng vào việc tế lễ. Vào giữa thế kỷ 16, trong bài Đào Nguyên Hành thì Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan đã tả cảnh nông thôn Việt Nam là Trâu bò, gà lợn, dê ngan/Đầy lũ đầy đàn, rong thả khắp nơi. Vào thời nhà Nguyễn, con dê chỉ được sử dụng trong việc tế lễ: Dê vốn thật thuộc loài tế lễ/... Để hòng khi tế thánh tế thần/... Hễ có việc lấy dê làm trước/Dê dâng vào người mới lạy sau. Theo Ðại Nam thực lục Chính Biên, dưới triều đại vua Minh Mạng, mùa Ðông năm Minh Mạng (1836) thứ 17, nhà vua sai mua 220 dê đực và 100 dê cái, chọn 20 con dê đực giao Tể sinh làm lễ vật tế lễ Nam Giao, đặt tại đàn Thượng có thịt dê ướp dương hải.

Dê cũng là hình ảnh tiêu biểu đi vào thơ văn Việt. Trong tác phẩm Hịch Tướng sĩ, Trần Hưng Đạo cũng có nhắc đến hình ảnh con dê và coi đó là biểu hiện của bọn sứ giả Mông Cổ chỉ bằng loài dê chó nhưng hống hách, ngạo mạn: Uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình/Đem thân dê chó mà ngạo mạn tể tướng. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu có câu gởi phần tâm sự và lời chê trách người cộng tác với thực dân, làm tay sai dày xéo dân tộc khổ đau vì nô lệ: Hai vầng nhật nguyệt chói loà/đâu dung lũ treo dê bán chó/ Mùi tinh chiên vấy đã ba năm, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ.

Nhà thơ Bùi Giáng cũng có một thời kỳ chính ông cũng một thời chán đời về mua dê và chăn dê ở quê nhà, núi đồi Quế Sơn tỉnh Quảng Nam, trong khoảng từ (1945 đến 1952), ông đã có bài thơ cảm khái trong đó mô tả về loài dê.

Trời núi đồi ngây ngất nhảy dê nhanh

Thôi từ nay tha hồ em mặc sức

Nhảy múa tung sườn núi vút dòng khe

Thôi từ nay tha hồ em mặc sức

Vang vang lên đồi núi giọng be be

Ngẩng đầu lên! dê ơi anh thong thả

Ðeo vòng vào em nghển cổ cong xinh

Ngẩng đầu lên! đây lòng anh vàng đá

Gửi gắm vào vòng mây nhuộm tơ duyên...