Năm 2015 báo động nhiều rủi ro trong chăn nuôi gia súc có sừng

Thời tiết cực đoan, báo hiệu trước đến mức thành thông lệ là cứ sau Tết nguyên đán thì hạn hán bắt đầu giai đọan khốc liệt, gia súc có sừng trên địa bàn tỉnh ta là đối tượng chịu ảnh hưởng rõ ràng nhất.

 

 

         

Đàn cừu của Ninh Thuận

Đàn dê của Ninh Thuận

Thời tiết  cực đoan, báo hiệu trước đến mức thành thông lệ là cứ sau Tết nguyên đán thì hạn hán bắt đầu giai đọan khốc liệt, gia súc có sừng trên địa bàn tỉnh ta là đối tượng chịu ảnh hưởng rõ ràng nhất. Dự báo đầu năm 2015 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận không có lượng mưa nào đáng kể. Ngay cả cơn bão số 5 đã ảnh hưởng trực tiếp đến tỉnh ta những tác động đi kèm trước, trong và sau bão như mưa to, lũ ống, lũ quét… cũng không xảy ra trên các địa bàn trong tỉnh, dẫn đến nguy cơ hạn hán trên diện rộng là rất lớn. Điều đó khẳng định các hồ đập, sông suối trong thời gian tới sẽ cạn kiệt nước, bãi chăn thả tự nhiên thiếu thức ăn xanh…và cũng là cơ hội cho các dịch bệnh bùng phát trên đàn gia súc.
Thường thấy như các năm, giá gia súc bao giờ cũng tăng nhẹ và thương lái tăng cường thu gom để phục vụ cho dịp tết nguyên đán. Trong năm qua, chỉ có con bò thì giá tương đối ổn định từ đầu năm đến nay, riêng giá thịt hơi cừu và dê trong năm dao động bình quân giá Dê thịt từ 135.000-140.000đồng/kg; Cừu từ 60-95.000đồng/kg nhưng giá xuống thấp đặc biệt giá thịt hơi cừu. Trong khi thời gian nuôi vỗ béo kéo dài từ 4-5 tháng, trọng lượng đã đạt 35-40kg/con mà thương lái với tâm lý lượng cung lớn hơn lượng cầu. Điều này dễ tạo thái độ thờ ơ, thiếu quan tâm chăm sóc trong chăn nuôi tạo tiền đề “tới đâu thì tới” trong người dân cứ lặp đi lặp lại điệp khúc “được mùa thì mất giá, được giá thì mất mùa”.
Thời tiết cực đoan, báo hiệu trước đến mức thành thông lệ là cứ sau Tết nguyên đán thì hạn hán bắt đầu giai đọan khốc liệt, gia súc có sừng trên địa bàn tỉnh ta là đối tượng chịu ảnh hưởng rõ ràng nhất. Là loài động vật nhai lại thức ăn chính là cỏ tươi, vậy mà ngay bây giờ trong mùa mưa hoặc đất chủ động nước rất nhiều hộ không bao giờ chủ động trồng cỏ, nếu trồng (tháng 10, 11 hàng năm) thì từ 3-4 tháng sau có thể cắt cho lứa đầu. Đây là nguồn thức ăn bổ sung chủ động trong mùa khô hạn. Thu hoạch lúa vụ mùa sắp tới đây là cơ hội thu gom rơm rạ để trữ làm thức ăn khô cho đàn gia súc nhưng ít hộ lưu ý, vẫn còn tình trạng khi thu hoạch lúa xong đốt bỏ rơm rạ ngoài đồng và nếu có thu gom thì khâu bảo quản, chế biến còn hạn chế cứ để đàn gia súc vừa ăn vừa giẫm đạp lên để mau phân hủy thành phân làm phân bón cho lúa. Những phụ phẩm nông nghiệp khác như thân cây bắp, bobo… càng ít đầu tư thu gom để bổ sung trong mùa thiếu hụt thức ăn. Khi đến mức cỏ tươi thiếu trầm trọng thì người dân hay bổ sung thức ăn tinh cũng không hợp lý, bởi nhu cầu hàng ngày của loài nhai lại cỏ tươi vẫn là thức ăn chính nếu lạm dụng thức ăn tinh, thời gian sử dụng kéo dài thì tốn kém, gây tiêu chảy.
Cái vòng lẫn quẩn nầy kéo dài mãi cứ năm này qua năm khác, mùa mưa đến (ít tháng) thì đàn gia súc có sừng trên địa bàn tỉnh ta được đảm bảo sức khỏe, sinh sản phát triển tốt khi mùa khô hạn về (nhiều tháng) thì đàn gia súc suy dinh dưỡng trầm trọng, các dịch bệnh bùng phát. Điều đó chứng tỏ phương thức nuôi của người dân còn lệ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên nên rủi ro xảy ra là không tránh khỏi, dẫn đến chất lượng đàn gia súc suy giãm, hiệu quả kinh tế của người chăn nuôi không cao như mong đợi của người dân.  
Từ thực tế đó, nhiều năm qua những khó khăn do khách quan từ dịch bệnh chưa được khống chế, giá cả thị trường luôn bấp bênh, cả từ tính chủ quan của người chăn nuôi. Mà ngành nông nghiệp tỉnh ta vẫn xác định chăn nuôi gia súc có sừng là thế mạnh riêng của tỉnh nhà. Dự án Tam nông tỉnh đang triển khai thực hiện có hợp phần (hợp phần 2) tác động để nâng cao vào chuỗi giá trị đàn bò, dê, cừu, các mối liên kết của dự án với mong muốn sẽ đưa giá trị của ngành chăn nuôi lên cao hơn bền vững hơn cho người dân địa phương, giảm nhiều rủi ro trong chăn nuôi gia súc có sừng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.