Xã Cà Ná, huyện Thuận Nam sơ kết việc thành lập tổ đoàn kết đánh bắt hải sản trên biển giai đoạn 2009-2017

Ngư dân xã Cà Ná tham gia Tổ đoàn kết đánh bắt hải sản trên biển nhằm giúp đỡ nhau trong quá trình đánh bắt được thuận lợi như cùng nhau trao đổi thông tin ngư trường, chấp hành các quy định trong khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.

 

           Cà Ná là xã biển, lao động chủ yếu là ngư dân chiếm 80% tổng lao động trên địa bàn. Xuất phát từ thực tế khi hành nghề khai thác trên biển, các tàu thuyền gặp rất nhiều rủi ro do tai nạn, sự cố, bão lốc... gây thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản của ngư dân và Nhà nước. Từ những vụ tai nạn gặp phải, một trong những bài học kinh nghiệm quan trọng được đúc kết là: Nếu các tàu cá được tổ chức thành tổ, đội; cùng khai thác trên một ngư trường thì khi gặp sự cố, tai nạn... dễ tổ chức cứu giúp lẫn nhau và hiệu quả cứu nạn, cứu hộ sẽ rất lớn, chi phí cho công tác này cũng sẽ giảm đi đáng kể so với việc điều động các lực lượng từ trong đất liền ra ứng cứu. Vì vậy, việc tổ chức sản xuất trên biển theo Tổ là giải pháp quan trọng và cần thiết nhằm phát huy tinh thần tương thân tương trợ; giúp nhau trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. 

 

Chủ tịch Hội Nông dân xã Cà Ná thông qua báo cáo sơ kết

Được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, sự giúp đỡ tận tình của cấp uỷ, chính quyền và các ban ngành của địa phương. Qua các năm Hội Nông dân xã đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động ngư dân trong việc thực hiện Nghị định số 30- NĐ/CP của Chính phủ và văn bản số 220/UBND-KT ngày 06/4/2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh thuận về việc thành lập Tổ đoàn kết khai thác hải sản trên biển. Do làm tốt công tác tuyên truyền, vận động của cả hệ thống chính trị xã; trong đó Hội Nông dân xã làm nòng cốt cùng phối hợp với đồn biên phòng 420 Cà Ná đã được bà con ngư dân đồng thuận, đến nay UBND xã đã ra quyết định công nhận thành lập được 36 tổ với 174 chiếc có công suất từ 90CV trở lên/tổng công suất 29.500 CV với 2.262 lao động. Trong đó có 10 chiếc được ngư dân đóng mới với công suất lớn tham gia công tác bảo vệ biển đảo theo Quyết định 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

     

                                       Phát biểu của tổ trưởng đoàn kết tại hội nghị  

  Phải nói rằng, việc bà con ngư dân xã Cà Ná tham gia Tổ đoàn kết là hoàn toàn tự nguyện với cùng một mục đích, tạo sự đoàn kết giúp đỡ nhau trên biển trong quá trình đánh bắt được thuận lợi như cùng nhau trao đổi thông tin ngư trường, chấp hành các quy định trong khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Ngoài ra, với hoạt động của Tổ đoàn kết còn để tham gia cứu hộ, cứu nạn được nhanh chóng và hiệu quả, trao đổi thông tin với nhau trên biển khi có phương tiện tàu, thuyền nước ngoài vi phạm chủ quyền, khai thác hải sản trái phép để cùng nhau thông tin cho cấp ngành có thẩm quyền biết để có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn.

 Với việc làm có hiệu quả, các Tổ đã phối hợp với trạm kiểm soát, biên phòng Cà Ná thường xuyên tuần tra, kiểm soát đã phát hiện những tàu thuyền đánh băt hải sản bằng chất nổ, sử dụng đèn chiếu sáng cực lớn hoặc khai thác bằng lưới kích thước mắt nhỏ…vi phạm quy định của Nhà Nước. Nhờ có Tổ đoàn kết mà trong thời gian qua việc đánh bắt trên biển luôn được an toàn. Từ khi thành lập các "Tổ tàu thuyền đoàn kết", ngư dân thông tin hỗ trợ nhau tìm ngư trường đánh bắt, khai thác với sản lượng cao, giá trị sản phẩm lớn, tăng mức thu nhập. Ngoài ra còn giúp đỡ, cứu nạn, lai dắt một số tàu thuyền do hỏng máy, tại nạn do thiên tai gây ra, cụ thể như đã cứu vớt được 28 thuyền viên của tàu Quãng Ngãi bị gặp nạn tại đảo Đá Lát vào bờ an toàn; Cũng với những việc làm hiệu quả đó mà các tổ đoàn kết đánh bắt hải sản trên biển của xã hàng năm đã được các cấp, các ngành trao tặng các phần quà mang đậm nghĩa tình theo Chương trình “ Tấm lưới tình nghĩa”; Chương trình của Hội chữ thập đỏ huyện cấp phát 15 máy Icom cho ngư dân nghèo. Tổ đoàn kết còn được các cơ quan chức năng hướng dẫn thực hiện việc ghi chép nhật ký khai thác, đăng ký sử dụng máy thông tin liên lạc, tập huấn bồi dưỡng kiến thức an ninh hàng hải trên biển…với những việc làm trên tàu của các tổ đoàn kết mạnh dạng vươn khơi xa khai thác ở vùng biển quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Cơ sở đóng sửa tàu thuyền tại xã Cà ná

            Nhìn chung, qua quá trình thành lập và hoạt động của các Tổ đoàn kết đánh bắt hải sản trên biên xã Cà Ná đã đạt đươc những kết quả đáng khích lệ. Trong thời gian đến Hội Nông dân xã tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được chủ đông tham nưu cho cấp uỷ và các ngành trên địa bàn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vân động ngư dân tích cực tham gia thành lập mới các tổ đoàn kết không chỉ đánh bắt xa bờ mà cả gần bờ; vận động chuyển đổi ngành nghề khai thác phù hợp với ngư trường hiện nay nhằm thực hiện tốt hơn nữa trong việc thực hiện Nghị định 67-NĐ/CP, Nghị định 89-NĐ/CP của chính Phủ và đồng thời sơ tổng kết đánh giá để kịp thời khen thưởng những cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc để cùng nhau góp phần với xã trong công tác giử gìn an ninh trật tự vì vừa sản xuất vừa nâng cao ý thức tổ chức bảo vệ biển.

Để mô hình Tổ đoàn kết ngày càng chuyên nghiệp, hiệu quả hơn thì việc xây dựng phải dựa theo tiêu chí "3 cùng” là cùng nghề, cùng ngư trường, cùng địa bàn cư trú và được các cơ quan chính quyền địa phương kiểm tra, giám sát, hỗ trợ kịp thời, nhất là việc xây dựng Quy ước nội bộ sao cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng loại nghề. Chú trọng việc liên kết là để bám biển lâu ngày, giảm chi phí, tăng thu nhập là mô hình tốt, cần được phát huy. Tuy nhiên, để phát huy hiệu quả mô hình này hơn nữa thiết nghĩ các cơ quan liên quan cần đứng ra tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm, có cơ chế, giải pháp hữu hiệu để giải quyết những mặt hạn chế trong quá trình thực hiện bởi Tổ đoàn kết khai thác thủy sản trên biển nhằm hỗ trợ nhau trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tìm kiếm cứu nạn, giử gìn biển đảo… là chủ trương đúng đắn của Nhà nước được các ban, ngành đoàn thể, cơ quan chức năng và ngư dân tích cực tham gia thực hiện./.