HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC CHUẨN BỊ ĐẠI HỘI

Ngày 16/5/2017, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh ban hành Hướng dẫn số 44-HD/HNDT Về công tác chuẩn bị và tổ chức Đại hội Hội Nông dân cấp huyện, thành phố và cơ sở, nhiệm kỳ 2018 – 2023

          Ngày 16/5/2017, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh ban hành Hướng dẫn số 44-HD/HNDT Về công tác chuẩn bị và tổ chức Đại hội Hội Nông dân cấp huyện, thành phố và cơ sở, nhiệm kỳ 2018 – 2023

         - Căn cứ Điều lệ, Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam;

 

- Căn cứ hướng dẫn số 211 HD/HNDT ngày 27/3/2017 của Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về công tác chuẩn bị và tổ chức đại hội Hội Nông dân cấp huyện, thành phố và cơ sở, nhiệm kỳ 2018 – 2023;

 

- Thực hiện Chỉ thị số 25-CT/TU ngày 14/12/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về lãnh đạo đại hội Hội Nông dân các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Ninh Thuận lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2018-2023; Kế hoạch số 19–KH/HNDT, ngày 6/3/2017 của Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh tổ chức Đại hội Hội Nông dân các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Ninh Thuận lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2018 – 2023.

Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh hướng dẫn công tác chuẩn bị và tổ chức đại hội Hội Nông dân cấp huyện, thành phố và cơ sở, nhiệm kỳ 2018 – 2023. Cụ thể như sau:

I. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ ĐẠI HỘI.

1. Xây dựng kế hoạch tổ chức Đại hội, xác định rõ một số nội dung sau:

- Thời gian tổ chức đại hội.

- Số lượng, cơ cấu, thành phần đại biểu chính thức và đại biểu khách mời (lưu ý số lượng đại biểu khách mời cần tính toán cho phù hợp so với số đại biểu chính thức của đại hội).

- Nội dung Đại hội.

- Nhân sự Ban Chấp hành khóa mới (số lượng, cơ cấu).

- Thành lập các tiểu ban (bộ phận) phục vụ Đại hội.

- Địa điểm tổ chức Đại hội.

- Kinh phí tổ chức Đại hội.

- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các tiểu ban và thành viên phục vụ đại hội.

2. Báo cáo cấp ủy Đảng cùng cấp và Hội Nông dân cấp trên trực tiếp về kế hoạch đại hội để xin ý kiến chỉ đạo. Hoàn thiện kế hoạch theo ý kiến chỉ đạo của cấp ủy và Hội cấp trên.

3. Triển khai kế hoạch, ra quyết định thành lập các tiểu ban (đối với cấp tỉnh, huyện) hoặc bộ phận (đối với cấp xã) phục vụ đại hội; tổ chức họp để phân công các thành viên của tiểu ban và cán bộ chuyên trách của Hội thực hiện các nhiệm vụ cụ thể. Ở cấp huyện, thành phố thành lập Ban Tổ chức đại hội.

 

3.1. Tiểu ban (bộ phận) Nhân sự:

- Xây dựng Đề án nhân sự Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội và tham mưu thực hiện quy trình công tác nhân sự theo chỉ đạo, hướng dẫn của cấp ủy cùng cấp và Hội cấp trên.

- Xây dựng Đề án nhân sự đoàn đại biểu đi dự đại hội Hội cấp trên, kế hoạch phân bổ đại biểu tham dự đại hội cấp mình.

- Đề xuất nhân sự tham gia Đoàn chủ tịch, thư ký, Ban thẩm tra tư cách đại biểu, Ban kiểm phiếu…

- Chuẩn bị báo cáo thẩm tra tư cách đại biểu.

3.2. Tiểu ban (bộ phận) Văn kiện:

 

3.2.1. Dự thảo các văn bản sau:

- Báo cáo tổng kết công tác Hội và phong trào nông dân trong nhiệm kỳ (tính từ năm Đại hội trước đến năm 2018); phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2018 - 2023.

- Báo cáo kiểm điểm Ban Chấp hành trong nhiệm kỳ qua.

- Báo cáo tổng hợp ý kiến tham gia vào các văn kiện đại hội Hội Nông dân các cấp (theo hướng dẫn).

- Các báo cáo tham luận tại đại hội.

- Nghị quyết Đại hội.

- Bài phát biểu của lãnh đạo cấp ủy.

- Nội quy, quy chế làm việc của đại hội.

- Chương trình Đại hội.

- Nội dung tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.

- Diễn văn khai mạc, bế mạc Đại hội.

- Kịch bản điều hành chung và kịch bản chi tiết chương trình đại hội.

- Lời chào mừng, cảm ơn.

- Giấy mời, giấy triệu tập…

 

3.2.2. Định hướng bố cục, nội dung một số văn kiện chủ yếu sau:

a. Báo cáo chính trị:

Báo cáo chính trị là nội dung chính và quan trọng của đại hội. Do đó cần phải được chuẩn bị nghiêm túc, công phu và chu đáo, bảo đảm đúng định hướng chính trị của cấp uỷ và Hội cấp trên với tinh thần đổi mới, sáng tạo. Cách viết một báo cáo chính trị như sau:

- Tiêu đề báo cáo: Báo cáo của ban chấp hành Hội Nông dân……tại Đại hội đại biểu lần thứ......., nhiệm kỳ 2018 – 2023 (đối với cấp cơ sở: Báo cáo của Ban Chấp hành Hội nông dân xã/phường/thị trấn ………nhiệm kỳ 2018 - 2023).

- Bố cục báo cáo có 2 phần chính: Phần thứ nhất: Đánh giá kết quả công tác Hội và phong trào nông dân nhiệm kỳ qua; Phần thứ hai: Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp nhiệm kỳ tới.

- Báo cáo cần bảo đảm cân đối giữa phần đánh giá kết quả với phần phương hướng, nhiệm vụ; tránh tình trạng phần đánh giá quá dài, phần phương hướng, nhiệm vụ lại quá ngắn.

 

* Cách viết từng phần cơ bản như sau:

 

 PHẦN THỨ NHẤT: Đánh giá kết quả công tác Hội và phong trào nông dân nhiệm kỳ 2013 - 2018.

 

A. TÌNH HÌNH NÔNG NGHIỆP, NÔNG DÂN, NÔNG THÔN

 

B. KẾT QUẢ CÔNG TÁC XÂY DỰNG TỔ CHỨC HỘI; VAI TRÒ, TRÁCH NHIỆM CỦA HỘI TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI, XÂY DỰNG GIAI CẤP NÔNG DÂN VIỆT NAM VÀ THAM GIA XÂY DỰNG ĐẢNG, XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN

I. Công tác xây dựng tổ chức Hội .

1. Công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng.

 

- Việc đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng.

 

- Nắm bắt tình hình, tâm trạng, diễn biến tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng  của nông dân.

- Kết quả tuyên truyền.

2. Công tác củng cố, xây dựng tổ chức Hội và phát triển hội viên.

- Công tác cán bộ Hội (đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, quy hoạch cán bộ...).

- Công tác phát triển, quản lý và nâng cao chất lượng hội viên.

- Đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt chi hội, tổ hội.

- Củng cố, nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Hội.

- Xây dựng mô hình chi hội, tổ hội nghề nghiệp theo Đề án 24 của Ban Thường vụ Trung ương Hội.

- Xây dựng và sử dụng quỹ Hội và hội phí.

3. Công tác kiểm tra, giám sát.

- Thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát hàng năm.

- Kết quả kiểm tra, giám sát và xử lý kỷ luật.

4. Công tác thi đua - khen thưởng.

 

- Việc tổ chức phát động các phong trào thi đua.

 

- Kết quả thực hiện các phong trào thi đua.

- Công tác khen thưởng.

5- Công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế.

II. Vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân tham gia phát triển nông nghiệp.

1. Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững.

- Vận động hướng dẫn nông dân tham gia tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

- Những mô hình nông dân sản xuất, kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao.

- Kết quả đăng ký và thực hiện chỉ tiêu hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi.

- Kết quả vận động hội viên giúp nhau vượt qua khó khăn, thoát nghèo và vươn lên làm giàu.

2. Tổ chức dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân.

- Dịch vụ về vốn và cung ứng thiết bị, vật tư nông nghiệp.

- Hỗ trợ nông dân tiếp cận với khoa học kỹ thuật.

- Dịch vụ hỗ trợ nông dân thông tin, xây dựng thương hiệu và tiêu thụ nông sản.

- Tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý cho nông dân.

3. Vận động, hướng dẫn nông dân tham gia phát triển các hình thức kinh tế tập thể.

- Công tác vận động, hướng dẫn nông dân tham gia phát triển các hình thức kinh tế tập thể.

- Tổ chức tập huấn về kinh tế tập thể, hình thức, cách làm để phát triển kinh tế tập thể.

- Kết quả thực hiện chỉ tiêu xây dựng mô hình kinh tế tập thể.

III. Vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân tham gia xây dựng nông thôn mới.

1. Phong trào nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới.

 

- Vận động hội viên, nông dân chủ động, tích cực tham gia chương trình xây dựng nông thôn mới.

 

-  Tham gia xây dựng và tổ chức giám sát việc thực hiện quy hoạch tại địa phương.

 

- Kết quả vận động nông dân đóng góp đất, ngày công, tiền đề xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn.

 

- Tham gia hoạt động bảo vệ môi trường nông thôn và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Kết quả thực hiện chỉ tiêu xây dựng mô hình bảo vệ môi trường nông thôn.

2. Phong trào nông dân tham gia bảo đảm quốc phòng, an ninh.

- Vận động hội viên, nông dân tham gia phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc; vận động con, em nông dân thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự.

- Kết quả các chương trình phối hợp với quân đội, công an thực hiện phong trào bảo vệ an ninh, chủ quyền, biên giới, biển, đảo của Tổ quốc.

- Các hoạt động “đền ơn đáp nghĩa”, thực hiện chính sách hậu phương quân đội.

3. Thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; chăm sóc, bảo vệ sức khỏe hội viên nông dân.

- Kết quả đăng ký và thực hiện chỉ tiêu xây dựng gia đình văn hóa.

- Tham gia phong trào vệ sinh môi trường, nâng cao sức khỏe nhân dân; bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho nông dân; an toàn thực phẩm; an toàn giao thông, an toàn lao động…

IV. Vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân với xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam vững mạnh.

1. Tổ chức dạy nghề cho nông dân.

- Việc phối hợp với các Trung tâm dạy nghề và hỗ trợ nông dân.

- Kết quả dạy nghề và giới thiệu việc làm cho nông dân.

2. Tham gia giám sát, phản biện xã hội và góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

- Thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị.

-  Bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của hội viên, nông dân.

- Đề xuất cơ chế, chính sách liên quan đến phát triển nông nghiệp, nông dân, xây dựng nông thôn mới.

V. Tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và khối đại đoàn kết toàn dân

- Thực hiện Quyết định 218- QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị.

- Thực hiện Quyết định số 81/2014/QĐ-TTg, ngày 31/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ.

- Công tác bồi dưỡng, giới thiệu quần chúng ưu tú để phát triển Đảng.

C. ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

I. Đánh giá chung.

1. Những kết quả nổi bật, nguyên nhân.

2. Hạn chế, yếu kém.

- Trong công tác xây dựng củng cố tổ chức Hội.

- Về vai trò, trách nhiệm của Hội trong phát triển nông nghiệp.

- Về vai trò trách nhiệm của Hội trong xây dựng nông thôn mới.

- Về vai trò trách nhiệm của Hội trong xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam.

- Trách nhiệm của Hội  tham gia xây dựng Đảng, chính quyền.

* Nguyên nhân hạn chế yếu kém.

- Nguyên nhân chủ quan.

- Nguyên nhân khách quan.

II. Bài học kinh nghiệm.

 PHẦN THỨ HAI: Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp công tác Hội và phong trào nông dân nhiệm kỳ 2018-2023.

* Bố cục:

I. Dự báo tình hình trong 5 năm tới (thuận lợi, khó khăn).

II. Phương hướng, mục tiêu.

1. Phương hướng.

2. Mục tiêu.

3. Các chỉ tiêu cụ thể.

III. Nhiệm vụ và giải pháp.

1. Công tác xây dựng tổ chức Hội.

2. Vai trò, trách nhiệm của Hội trong phát triển nông nghiệp.

3. Vai trò, trách nhiệm của Hội trong xây dựng nông thôn mới.

4. Vai trò, trách nhiệm của Hội trong xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam.

5. Tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

* Cách viết:

Các nội dung không nên dàn trải, mà cần có trọng tâm, trọng điểm, cần bám sát tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII; các chủ trương nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, nhất là Kết luận 61- KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Quyết định số 673-QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ và các Nghị quyết, Chỉ thị chuyên đề của Tỉnh ủy về nông nghiệp, nông dân và xây dựng nông thôn mới.

 

 Bám sát nghị quyết đại hội Đảng bộ các cấp và thực tiễn công tác Hội và phong trào nông dân để xác định rõ phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, thiết thực, hiệu quả với phương châm: đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động, mô hình tổ chức, phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của địa phương. Tập trung nêu bật các giải pháp mang tính khả thi trong thực hiện 3 nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt:

 

- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nông dân;

 

- Tổ chức các hoạt động dịch vụ, hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao đời sống;

 

- Xây dựng các mô hình về sản xuất theo chuỗi giá trị.

Nội dung, giải pháp phát huy được vai trò chủ thể của các cấp Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, xây dựng giai cấp nông dân.  

 

b. Báo cáo kiểm điểm Ban Chấp hành.

Bố cục gồm các phần:

I. Tình hình ban chấp hành, ban thường vụ trong nhiệm kỳ 2013 - 2018.

          1. Tình hình Ban Chấp hành.

          2. Tình hình Ban Thường vụ.

II. Kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành.

          1. Ưu điểm.

          2. Hạn chế, khuyết điểm.

III. Vai trò và trách nhiệm của Ban Thường vụ.

          1. Ưu điểm.

          2. Hạn chế, khuyết điểm.

IV. Nguyên nhân.

          1. Nguyên nhân của ưu điểm.

          2. Nguyên nhân của hạn chế, yếu kém.

 c. Nghị quyết đại hội.

Nghị quyết Đại hội là văn bản ghi tóm tắt những nội dung chính sau đây:

- Thời gian diễn ra Đại hội, thành phần, số lượng đại biểu.

- Đại hội đã thống nhất các báo cáo của Ban Chấp hành trình tại Đại hội.

- Đại hội nhấn mạnh hoặc bổ sung những vấn đề gì?

- Đại hội xác định những mục tiêu, chỉ tiêu nào?

- Đại hội giao cho Ban chấp hành khóa mới hoàn chỉnh các văn bản theo tinh thần thảo luận của đại hội và triển khai thực hiện Nghị quyết.

- Đại hội kêu gọi toàn thể cán bộ, hội viên, nông dân thực hiện thắng lợi Nghị quyết.

 

d. Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.

- Những căn cứ để tiến hành đại hội.

- Giới thiệu đại biểu (đại biểu khách mời, đại biểu chính thức về dự đại hội).

* Lưu ý: Phần tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu cần hết sức ngắn gọn, không được trùng với nội dung bài phát biểu khai mạc. Đại biểu lãnh đạo cấp ủy và Hội cấp trên cần giới thiệu chính xác, đầy đủ họ, tên và chức danh. Các đại biểu khác có thể giới thiệu và chào mừng chung, tránh tình trạng giới thiệu đứng lên và vỗ tay quá nhiều lần.

đ. Diễn văn khai mạc đại hội

Diễn văn khai mạc cần ngắn gọn, thể hiện đầy đủ các nội dung:

- Bối cảnh diễn ra đại hội. - Lời chào mừng đại biểu. - Tầm quan trọng và ý nghĩa của Đại hội. - Những nhiệm vụ chính của Đại hội. - Nêu trách nhiệm, ý thức của Đại biểu Đại hội. - Tuyên bố khai mạc đại hội.

e. Diễn văn bế mạc đại hội.

Cần có các ý chính sau: Đánh giá khái quát kết quả đại hội về tinh thần, khí thế, nội dung, chương trình diễn ra trong đại hội; kêu gọi tinh thần của cán bộ, hội viên, nông dân ra sức thi đua thực hiện nghị quyết đại hội; cám ơn sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyển; sự giúp đỡ, hỗ trợ của các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức và cá nhân đối với đại hội.

3.3. Tiểu ban (bộ phận) Tuyên truyền, khánh tiết.

- Căn cứ hướng dẫn công tác tuyên truyền Đại hội của cấp trên, các cấp Hội chủ động, phối hợp với các phòng, trung tâm văn hoá cùng cấp, báo đài tuyên truyền trước, trong và sau Đại hội. Nội dung tuyên truyền tập trung kết quả công tác Hội và phong trào nông dân, chú trọng giới thiệu các tập thể và cá nhân điển hình tiên tiến; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ công tác Hội và phong trào nông dân nhiệm kỳ 2018 - 2023; truyền thống của Hội và giai cấp nông dân; chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

- Trang trí trong và ngoài khu vực tổ chức Đại hội:

+ Trong hội trường: Âm thanh, ánh sáng, hoa, khẩu hiệu, bàn ghế… chụp ảnh lưu niệm... Việc trang trí hội trường cần đảm bảo trang trọng, thẩm mỹ, đúng quy định và tiết kiệm (có hướng dẫn riêng của Tiểu ban Tuyên truyền).

+ Ngoài hội trường và các khu vực liên quan: Tổ chức các hoạt động, triển lãm, trưng bày kết quả, cờ, khẩu hiệu, pa nô ảnh…

- Hướng dẫn tổ chức phong trào thi đua; gửi giấy mời, đón, tiếp khách và  sắp xếp chỗ ngồi cho đại biểu trong hội trường; chuẩn bị băng nhạc chào cờ; văn nghệ chào mừng, thông báo, cung cấp tài liệu và các nội dung liên quan đến tuyên truyền, khánh tiết…

3.4. Tiểu ban (bộ phận) Hậu cần.

- Dự trù, đề xuất kinh phí, vận động sự ủng hộ, tạo điều kiện của chính quyền, các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân phục vụ cho đại hội.

- Chuẩn bị cơ sở vật chất, địa điểm tổ chức đại hội; chủ trì công tác đảm bảo phục vụ đại hội; công tác an ninh bảo vệ đại hội; đón, tiếp đại biểu (nếu đại biểu ở xa thì bố trí ăn, nghỉ cho đại biểu).

- In ấn các tài liệu phục vụ đại hội.

- Lập danh sách và phát tài liệu cho đại biểu. Quà tặng đại biểu (nếu có)

- Chuẩn bị địa điểm và các điều kiện để kiểm phiếu.

4. Họp Ban Chấp hành để kiểm duyệt tất cả các phần việc đã phân công cho các tiểu ban (hoặc bộ phận) ở mục 3.

5. Báo cáo cấp ủy Đảng cùng cấp và Hội cấp trên trực tiếp duyệt tổng thể các nội dung đại hội. Nội dung duyệt gồm:

- Thời gian, địa điểm tổ chức đại hội.

- Chương trình đại hội.

- Nội dung các văn kiện trình tại đại hội; nội dung các hoạt động khác diễn ra tại đại hội.

- Phương án nhân sự đại hội. Bao gồm: Đề án nhân sự Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội (kèm theo danh sách trích ngang nhân sự cụ thể được dự kiến và kết quả phiếu tín nhiệm tại các hội nghị); Đề án và danh sách trích ngang đoàn đại biểu dự đại hội Hội cấp trên.

- Dự kiến danh sách Đoàn chủ tịch, thư ký đại hội; phân công nhiệm vụ của Đoàn chủ tịch; kịch bản điều hành của Đoàn chủ tịch.

- Thành phần đại biểu khách mời và số lượng đại biểu dự đại hội.

6. Họp Ban Chấp hành phiên cuối cùng trước đại hội

6.1. Thông báo nội dung được duyệt của cấp ủy và Hội cấp trên.

6.2. Tập trung hoàn thiện các nội dung theo chỉ đạo của cấp ủy và Hội cấp trên sau khi duyệt.

- Tiến hành rà soát, kiểm tra tất cả các phần việc đã phân công cho từng tiểu ban/bộ phận.

- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong Đoàn chủ tịch.

- Gửi giấy mời, giấy triệu tập (gửi trước khi tổ chức đại hội ít nhất 7 ngày).

II. CÔNG TÁC NHÂN SỰ.

Thực hiện theo Hướng dẫn số45-HD/HNDT ngày 16/5/2017 của Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh.

Trong quá trình chuẩn bị và tổ chức đại hội, nếu có phát sinh về vấn đề khiếu nại, tố cáo liên quan đến nhân sự Ban Chấp hành, Ban Thường vụ hoặc đại biểu dự Đại hội cấp trên thì Tiểu ban nhân sự căn cứ tình hình cụ thể báo cáo cấp ủy và Hội cấp trên để xem xét giải quyết kịp thời.

III. QUY CHẾ BẦU CỬ: Thực hiện theo Điều lệ Hội và Quy chế bầu cử trong hệ thống Hội Nông dân Việt Nam.

IV. GÓP Ý CÁC DỰ THẢO VĂN KIỆN ĐẠI HỘI: Thực hiện theo mục II, 2.2 của Kế hoạch số 19-KH/HNDT, ngày 6/3/2017 của Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh và hướng dẫn của Tiểu ban Văn kiện Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh lần thứ VIII.

V. SỐ LƯỢNG, QUY TRÌNH BẦU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐOÀN CHỦ TỊCH, THƯ KÝ, BAN THẨM TRA TƯ CÁCH ĐẠI BIỂU VÀ BAN KIỂM PHIẾU.

Đoàn chủ tịch, thư ký Đại hội, Ban thẩm tra tư cách đại biểu và Ban kiểm phiếu phải là đại biểu chính thức có mặt tại Đại hội và được Đại hội bầu bằng hình thức biểu quyết.        

1. Số lượng:

- Đoàn chủ tịch:

+ Đối với cấp cơ sở: Từ 3 - 5 người.

+ Đối với cấp huyện, thành phố: Từ 5 - 7 người.

- Thư ký Đại hội: Từ 1 - 2 người

- Ban thẩm tra tư cách đại biểu: Từ 3 - 5 người.

- Ban kiểm phiếu: Từ 5 - 9 người.

2. Quy trình:

- Trên cơ sở danh sách giới thiệu của Ban Chấp hành Hội Nông dân cấp triệu tập Đại hội, tại phiên họp trù bị của Đại hội, Ban Tổ chức Đại hội xin ý kiến Đại hội biểu quyết về số lượng, danh sách và tiến hành bầu Đoàn chủ tịch, thư ký Đại hội, Ban thẩm tra tư cách đại biểu. Trường hợp có ý kiến giới thiệu thêm người thì tiến hành lấy biểu quyết từng người một.

- Trên cơ sở danh sách giới thiệu của Ban Chấp hành Hội Nông dân cấp triệu tập Đại hội, tại Đại hội, Đoàn Chủ tịch xin ý kiến Đại hội biểu quyết về số lượng, danh sách và tiến hành bầu Ban kiểm phiếu của Đại hội.

3. Nhiệm vụ:

3.1. Đoàn Chủ tịch Đại hội.

- Điều hành Đại hội theo nội dung, chương trình, nội quy đã được Đại hội thông qua.

- Điều hành đại biểu biểu quyết các vấn đề:

          + Thông qua chương trình, nội quy của Đại hội.

          + Báo cáo thẩm tra tư cách đại biểu.

          + Báo cáo tổng hợp các ý kiến tham gia văn kiện Đại hội cấp trên.

          + Số lượng, danh sách bầu cử Ban Chấp hành;

          + Số lượng, danh sách bầu cử Đoàn đại biểu dự Đại hội cấp trên.

          + Chỉ tiêu, Nghị quyết Đại hội.

- Hướng dẫn Đại hội thảo luận các vấn đề của Đại hội.

- Lãnh đạo bầu cử Ban Chấp hành và bầu đoàn đại biểu đi dự Đại hội cấp trên.

- Giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình Đại hội.

- Khai mạc, bế mạc Đại hội.

3.2. Thư ký Đại hội

- Ghi biên bản Đại hội, nhận phiếu đăng ký phát biểu của các đại biểu.

- Tổng hợp các ý kiến phát biểu và biểu quyết của Đại hội.

- Dự thảo Nghị quyết Đại hội và các văn bản khác của Đại hội.

- Nhận và đọc thư chào mừng Đại hội (nếu có).

- Trình bày dự thảo Nghị quyết Đại hội.

3.3. Ban thẩm tra tư cách đại biểu

- Căn cứ vào tiêu chuẩn đại biểu và nguyên tắc, thủ tục để xem xét tư cách đại biểu dự Đại hội.

 

- Báo cáo kết quả thẩm tra tư cách đại biểu để đại hội xem xét quyết định.

- Xem xét đơn thư tố cáo, khiếu nại và các vấn đề có liên quan đến tư cách đại biểu trong Đại hội, báo cáo Đoàn chủ tịch trình Đại hội quyết định (chỉ xét những đơn thư gửi trước khi đại hội 10 ngày đối với cơ sở và 15 ngày đối với huyện, thành phố).

 

3.4. Ban kiểm phiếu

- Chuẩn bị phiếu bầu, hòm phiếu, kiểm tra niêm phong hòm phiếu trước khi bỏ phiếu.

- Phiếu bầu in họ và tên những người trong danh sách bầu cử (theo thứ tự A,B,C…) đã được Đại hội thông qua và đóng dấu của Ban Chấp hành cấp tổ chức Đại hội. Trong trường hợp không có số dư, tùy tình hình cụ thể để lựa chọn hình thức xây dựng phiếu bầu và tổ chức bầu cử cho phù hợp (có thể gạch cả họ và tên; hoặc chia thành 4 cột theo kiểu đánh dấu X ở ô đồng ý hoặc ô không đồng ý).

- Hướng dẫn cách bỏ phiếu; phát phiếu, thu phiếu và kiểm phiếu.

- Xem xét và kết luận các phiếu không hợp lệ và những ý kiến khiếu nại về việc bầu cử.

- Lập biên bản bầu cử, kết quả trúng cử, niêm phong phiếu bầu và chuyển cho Đoàn chủ tịch Đại hội để bàn giao cho Ban Chấp hành khóa mới lưu trữ theo quy định.

- Báo cáo kết quả kiểm phiếu với Đoàn chủ tịch, công bố kết quả bầu cử.   

* Lưu ý: Nhân sự trong Ban kiểm phiếu không được có tên trong danh sách bầu cử.

VI. TRÌNH TỰ CÁC NỘI DUNG TRONG ĐẠI HỘI

Theo kế hoạch số 19-KH/HNDT ngày 6/3/2017 của Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh quy định thời gian tổ chức Đại hội ở mỗi cấp như sau:

- Đại hội cấp cơ sở: không quá 1 ngày.

- Đại hội cấp huyện, thành phố: không quá 2 ngày.

Thời gian họp nội bộ, phiên trù bị của Đại hội các cấp không quá 1/2 ngày.

Trên cơ sở thời gian Đại hội theo hướng dẫn, từng cấp Hội phân bổ thời gian một cách hợp lý về thời gian Đại hội (Đại hội/phiên họp trù bị và Đại hội chính thức).

* Đại hội/Phiên họp trù bị của Đại hội:

1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra tình hình đại biểu, phát tài liệu; sắp xếp chỗ ngồi của đại biểu trong hội trường.

2. Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.

3. Bầu Đoàn chủ tịch, thư ký Đại hội.

4. Bầu Ban Thẩm tra tư cách đại biểu.

5. Thông qua nội quy và chương trình đại hội.

6. Báo cáo thẩm tra tư cách đại biểu.

7. Quán triệt một số nội dung cần thiết trong đại hội chính thức: Thời gian, trang phục, chuẩn bị thảo luận, tham luận; hướng dẫn chào cờ, hát Quốc ca...

(Việc điều hành các nội dung trên do Ban Tổ chức đại hội phân công)

* Đại hội chính thức:

1. Ổn định tổ chức.

2. Chào cờ (nhạc và hát Quốc ca).

3. Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.

4. Khai mạc Đại hội.

5. Trình bày dự thảo Báo cáo chính trị (báo cáo tổng kết nhiệm kỳ 2013 - 2018, phương hướng nhiệm kỳ 2018 - 2023).

6. Trình bày báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành nhiệm kỳ 2013 -2018.

7. Phát biểu tham luận (có thể xen kẽ thêm trong các phần bầu cử).

8. Phát biểu của lãnh đạo cấp ủy địa phương và Hội cấp trên.

9. Bầu Ban Chấp hành nhiệm kỳ 2018 -2023 (có kịch bản hướng dẫn riêng).

10. Bầu Đoàn đại biểu tham dự Đại hội cấp trên (có kịch bản hướng dẫn riêng).

11. Tham gia ý kiến góp ý dự thảo các văn kiện Đại hội cấp trên .

12. Báo cáo kết quả bầu Ban Thường vụ, Chủ tịch, các Phó chủ tịch.

13. Ban Chấp hành nhiệm kỳ mới ra mắt.

14. Tặng quà ủy viên ban chấp hành nhiệm kỳ cũ (không tái cử).

15. Khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích trong nhiệm kỳ (nếu có).

16. Trình bày dự thảo Nghị quyết đại hội; thảo luận và lấy ý kiến biểu quyết của toàn thể đại biểu chính thức.

17. Phát biểu bế mạc Đại hội.

18. Chào cờ bế mạc.

Ngoài những nội dung cơ bản trên, Đại hội có thể sắp xếp các nội dung như: Tặng hoa, văn nghệ chào mừng trước khi đi vào chương trình chính thức…

VII. TRÌNH TỰ CÁC BƯỚC SAU ĐẠI HỘI

1. Hoàn thiện các văn bản báo cáo cấp trên và lưu hồ sơ Đại hội

 1.1. Văn bản gửi Ban Thường vụ Hội cấp trên, gồm:

- Biên bản Đại hội.

- Văn bản đề nghị Ban Thường vụ Hội cấp trên ra quyết định công nhận Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Chủ tịch, Phó chủ tịch (tờ trình và biên bản bầu cử, danh sách trích ngang nhân sự; riêng hồ sơ cấp huyện, thành phố gửi Tỉnh Hội phải kèm theo lý lịch 2C đối với chức danh Chủ tịch, Phó chủ tịch, ủy viên Ban Thường vụ).

- Biên bản bầu Đoàn đại biểu đi dự Đại hội cấp trên và danh sách trích ngang các đại biểu.

- Báo cáo kết quả Đại hội cấp mình gửi lên Hội cấp trên.

1.2. Lập hồ sơ lưu trữ gồm:

- Đề án Ban Thường vụ, Ban Chấp hành, danh sách Ban Thường vụ, Ban Chấp hành, lý lịch trích ngang của từng ủy viên Ban Chấp hành.

- Biên bản bầu cử, phiếu bầu.

- Báo cáo kết quả thẩm tra tư cách đại biểu, danh sách trích ngang của đại biểu đi dự Đại hội cấp trên.

- Báo cáo kiểm điểm Ban Chấp hành và các văn bản có liên quan đến nhân sự.

          - Giấy mời, giấy triệu tập, chương trình Đại hội, nội quy Đại hội.

          - Báo cáo chính trị của Đại hội.

          - Các báo cáo tham luận tại Đại hội.

          - Nghị quyết Đại hội.

          - Diễn văn khai mạc, bế mạc Đại hội.

          - Các bài phát biểu của Hội cấp trên, cấp ủy cùng cấp.

 

          2. Tuyên truyền kết quả Đại hội

          - Tuyên truyền Kết quả và Nghị quyết Đại hội.

          - Tuyên truyền các gương cán bộ, hội viên tiêu biểu trong các lĩnh vực.

- Phát động thi đua chào mừng thành công của Đại hội.

3. Quyết toán tàpi chính phục vụ Đại hội

4. Gửi thư cảm ơn của Đại hội đến các đơn vị, cá nhân chỉ đạo, quan tâm, hỗ trợ Đại hội

Căn cứ hướng dẫn này, Ban Thường vụ Hội Nông dân các huyện, thành phố nghiên cứu, hướng dẫn cụ thể, phù hợp với đặc điểm tình hình và điều kiện thực tế của địa phương, tổ chức thực hiện nghiêm túc. Nếu có khó khăn, vướng mắc cần phản ánh kịp thời, xin ý kiến cấp ủy và Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh (qua Ban Tổ chức – Kiểm tra)./.