Thủ tướng kết luận tại hội nghị Đối thoại với nông dân

Trong buổi sáng ngày 9/4/2018, với chủ đề “Tháo gỡ vướng mắc; Khơi dòng động lực; Tiếp đà 30 năm Đổi mới”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tôi và các đồng chí lãnh đạo các Bộ, ngành đã cùng trao đổi thắng thắn, cởi mở với bà con nông dân về rất nhiều nội dung, trong đó những vấn đề lớn, tầm chiến lược liên quan đến phát triển nông nghiệp, nông thôn và đời sống người dân nông thôn.

        

            Trong buổi sáng ngày 9/4, với chủ đề “Tháo gỡ vướng mắc; Khơi dòng động lực; Tiếp đà 30 năm Đổi mới”, tôi và các đồng chí lãnh đạo các Bộ, ngành đã cùng trao đổi thắng thắn, cởi mở với bà con nông dân về rất nhiều nội dung, trong đó những vấn đề lớn, tầm chiến lược liên quan đến phát triển nông nghiệp, nông thôn và đời sống người dân nông thôn.

 

Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đối thoại trực tiếp với nông dân.

            Đã tham dự nhiều hội nghị, diễn đàn về nông nghiệp, nông thôn nhưng đây là lần đầu tiên trên cương vị Thủ tướng Chính phủ, tôi trực tiếp gặp gỡ, trao đổi với đại diện nông dân trong cả nước, với sự tham dự trực tiếp của hơn 600 đại biểu là các nông dân đại diện đến từ mọi miền Tổ quốc và đại diện Hội Nông dân các cấp, cộng đồng doanh nghiệp. Cuộc đối thoại này có ý nghĩa rất quan trọng, hữu ích để Chính phủ trực tiếp nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của bà con nông dân, tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc trong sản xuất kinh doanh, những thách thức trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, đời sống nông dân.

            Tôi rất ấn tượng và đánh giá cao những ý kiến tâm huyết, trí tuệ, rất thẳng thắn của các đại diện cho bà con nông dân, các chuyên gia, các doanh nghiệp và các quý vị đại biểu. Từ cách đặt vấn đề, nội dung trao đổi của bà con nông dân, tôi cũng như tất cả các đồng chí tham dự Hội nghị đều cảm nhận rằng người nông dân Việt Nam hôm nay có khát khao vươn lên mạnh mẽ, nắm bắt xu thế thời cuộc và hội nhập quốc tế…

            Tôi đánh giá cao Hội Nông dân Việt Nam, tỉnh Hải Dương tổ chức thành công cuộc đối thoại này. Sau cuộc đối thoại này, đề nghị Hội Nông dân tập hợp ý kiến, tổng hợp các vấn đề để xây dựng thành các chủ trương, thể chế mới. Phó thủ tướng, các bộ trưởng dự họp hôm nay cũng sẽ có cuộc họp tiếp thu và giải quyết các vấn đề đặt ra.


            Có thể khẳng định, nông nghiệp Việt Nam sau 30 năm đổi mới đã đạt được những thành tựu quan trọng, từ chỗ thiếu đói chúng ta đã dư thừa lương thực, trở thành nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới. Các loại nông sản,trái cây, thủy sản của Việt Nam đã thâm nhập được vào thị trường khó tính.

            Để không ngừng nâng cao chất lượng, số lượng sản phẩm, thân thiện với môi trường, Đảng, Nhà nước luôn coi nông nghiệp, nông thôn là một mặt trận quan trọng, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa muốn thành công phải quan tâm đến nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

Nhưng theo tôi vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại ở nông thôn, thành quả tuy lớn nhưng tiềm năng vẫn chưa được phát huy,còn một bộ phận nông dân đời sống bấp bênh, cơ cực, năng suất lao động bấp bênh.Chúng tôi thấy rõ điều đó chứ không phải chỉ thành tích một chiều.


            Theo tôi, để phát triển nông nghiệp nông thôn, nâng cao đời sống người dân, cần tập trung vào một số vấn đề sau:

Xây dựng nông thôn mới: Không chỉ tập trung quan tâm hạ tầng mà chú ý hơn đến sản xuất. Phải tổ chức lại sản xuất, sắp xếp lại theo thế mạnh của từng vùng từng khu vực.

 

Khoảng 600 đại biểu tới tham dự tại hội nghị.


Về nông nghiệp, xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài.

            + Về người dân nông thôn, tập trung nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn; xây dựng lực lượng nông dân có trình độ sản xuất ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực.

            - Hai là, các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải được giải quyết đồng bộ, gắn với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân phải dựa trên cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp điều kiện của từng vùng, từng lĩnh vực, để giải phóng và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội, trước hết là lao động, đất đai, rừng và biển.

Khai thác tốt các điều kiện thuận lợi trong hội nhập kinh tế quốc tế cho phát triển lực lượng sản xuất; phát huy cao nội lực; tăng mạnh đầu tư của Nhà nước và xã hội, ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến cho nông nghiệp, nông thôn, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí nông dân.

 

            - Ba là, cần tập trung quyết liệt triển khai thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, quy mô lớn, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đẩy mạnh phát triển chế biến sâu, sản phẩm mới, nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm.

 

            - Bốn là, đẩy mạnh thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; khuyến khích phát triển doanh nghiệp ở khu vực nông thôn.

Tăng cường liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp, hình thành cho được các mô hình liên kết đối tác chặt chẽ, bình đẳng tin cậy giữa nông dân và doanh nghiệp. Đẩy mạnh hỗ trợ khởi nghiệp trong khu vực nông thôn, tập trung vào các mô hình kinh doanh mới, góp phần định hướng sản xuất và xây dựng thương hiệu sản phẩm.

 

            - Năm là, có giải pháp giải quyết căn bản vấn đề tiếp cận thị trường, tiêu thụ sản phẩm, hạn chế tối đa tình trạng bị động, dư thừa sản phẩm, phải giải cứu như thời gian qua. Cần nghiên cứu các mô hình kinh tế chia sẻ, giải pháp công nghệ mới nâng cao khả năng kết nối sản xuất - thị trường, tăng cường tính minh bạch trong chuỗi giá trị nông nghiệp, cải thiện khả năng truy xuất nguồn gốc sản phẩm, ngăn chặn thực phẩm bẩn.

 

            - Sáu là, tăng cường dân chủ cơ sở, thường xuyên đối thoại với nông dân, phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể, nhất là Hội nông dân các cấp để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng, nắm bắt khó khăn, vướng mắc để kịp thời tháo gỡ, hỗ trợ bà con, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
 

- Bảy là, các Bộ, ngành, địa phương tăng cường cải cách hành chính, cải cách thể chế, cải thiện môi trường đầu tư trong nông nghiệp, phải sát cơ sở hơn; tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện cơ chế, chính sách, cụ thể hóa các định hướng, không chung chung. Hỗ trợ người dân, doanh nghiệp nắm bắt và tận dụng tốt các cơ hội từ thị trường quốc tế và các thỏa thuận thương mại tự do.
 

- Tám là, khuyến khích các doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh rõ nét, tập trung xây dựng các chuỗi giá trị nông nghiệp, ứng dụng phương thức thương mại điện tử, nâng cao năng lực cạnh tranh, thực tâm thiết lập quan hệ đối tác với nông dân.

 

Tôi cũng đề nghị các địa phương đẩy mạnh hơn nữa tái cơ cấu nông nghiệp, khuyến khích doanh nghiệp đầu từ vào nông nghiệp, nông thôn, hình thành các liên kết, hợp tác 6 nhà trong sản xuất. Giao Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ sớm sớm trình Thủ tướng Nghị định 210 để có thể ký ngay trong tháng tư; các ngân hàng mở rộng cho vay; các địa phương tăng cường đối thoại với nông dân nhiều hơn; phát huy vai trò của các tổ chức chính trị tạo điều kiện cho bà con sản xuất kinh doanh; Bộ Tài nguyên Môi trường tháo gỡ khó khăn về đất đai để tạo khí thế mới cho nông thôn.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ luôn khuyến khích các doanh nghiệp tập trung xây dựng chuỗi sản xuất nông nghiệp.

Chúc các bác nông dân phát huy tinh thần tự lực, tự cường, sáng tạo trong sản xuất để xây dựng nông thôn giàu đẹp.

Nguồn: Danviet.vn

Ngọc Yến (ST)