Hội Nông dân các cấp vận động nông dân thực hiện các Nghị quyết của tỉnh ủy về phát triển kinh tế nông nghiệp.

Sau một năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 10/10/2016 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về việc nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao, nhân rộng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020

            Sau một năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 10/10/2016 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về việc nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao, nhân rộng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020 và Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 11/11/2016 của Tỉnh ủy về việc cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với ứng phó biến đổi khí hậu đến năm 2020 và tầm nhìn 2030”. Hội Nông dân các cấp phối hợp với các cấp, các ngành, sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của hệ thống chính trị đã đạt được một số kết quả bước đầu và có những chuyển biến rõ nét, tích cực.

Phát huy những kết quả trong năm 2017, ngay những tháng đầu năm 2018 Ủy ban nhân dân tỉnh đã có các văn bản phân công chỉ đạo như Công văn số 944/UBND-KT ngày 09/3/2018 về việc triển khai các nhiệm vụ trọng tâm năm 2018 các lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, Tài nguyên và môi trường, Giao thông vận tải, Khoa học và Công nghệ” và Thông báo số 87/TB-VPUB ngày 16/3/2018 của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thông báo “Kết luận của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Trần Quốc Nam tại cuộc họp trực tuyến nghe báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2017, xây dựng kế hoạch năm 2018 triển khai thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 10/10/2016 và Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 11/11/2016 của Tỉnh ủy. Đồng thời thống nhất ban hành Kế hoạch chung xuyên suốt chỉ đạo triển khai Nghị quyết số 05-NQ/TU và Nghị quyết số 09-NQ/TU nhằm lồng ghép, huy động nguồn lực của các ngành, các cấp triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2018.

Qua đó, đã xác định và tập trung thực hiện một nhóm công việc ưu tiên, trọng tâm thực hiện trong năm 2018 tạo chuyển biến rõ nét, tạo đột phá là:

- Xây dựng 14 cánh đồng lớn 1.424,6 ha (theo quyết định 2158/QĐ-UBND ngày 08/11/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh); Giải pháp tích tụ đất cho sản xuất nông nghiệp.

- Chuyển đổi 1.500 ha sang cây trồng cạn có hiệu quả, gắn với chuỗi giá trị theo hướng bền vững.

- Nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả, gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh đến năm 2020.

- Kết nối liên doanh, liên kết giữa doanh ghiệp, hợp tác xã và nhân dân trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ để phát triển các chuỗi giá trị sản phẩm.

- Triển khai một số dự án ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao đã được cấp Chứng nhận đầu tư. Dự án Khu nông nghiệp công nghệ cao xã Nhị Hà (Thuận Nam); dự án phát triển cây dược liệu, cây ăn trái chất lượng cao Nitatech tại xã Phước Tiến (Bác Ái); dự án nghiên cứu triển khai và đầu tư áp dụng công nghệ xanh phục vụ sản xuất nông nghiệp sạch, ít phát thải khí nhà kính; dự án Nhà máy chế biến thức ăn gia súc công nghệ và xúc tiến đầu tư mới.

- Xây dựng và  phát triển chuỗi chăn nuôi gắn với giết mỗ gia súc, gia cầm tập trung, gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm chăn nuôi.

- Về thủy sản: Triển khai xây dựng Ninh Thuận thành trung tâm giống chất lượng cao của cả nước, xây dựng thành công thương hiệu “Tôm giống Ninh Thuận”; Xây dựng Kế hoạch tổ chức lại nuôi trồng thủy sản theo hướng đầu tư ứng dụng công nghệ cao, cấu trúc vùng nuôi Đầm Nại thành khu nuôi sinh thái bền vững; Đầu tư phát triển hạ tầng vùng sản xuất giống thủy sản tập trung tại các khu vực Nhơn Hải (Ninh Hải), An Hải (Ninh Phước); Khai thác xa bờ hướng đến thành lập Hiệp hội, tổ đội trên biển, đồng thời chuyển đổi tàu khai thác hủy diệt.

- Về lâm nghiệp: Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch triển khai quy hoạch 03 loại rừng tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2015-2025; Xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch chuyên đề của ngành để triển khai nhân rộng các mô hình sinh kế bền vững gắn với quản lý bảo vệ, phát triển rừng khu vực miền núi từ nguồn kinh phí giao khoán, bảo vệ rừng theo Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ và các chương trình dự án lâm nghiệp khác

Hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và củng cố, phát triển, đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, hướng đến hình thành một số hợp tác xã điển hình.

Tổ chức xây dựng và thực hiện một số đề án trọng tâm như: Đề án đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác nông nghiệp; đề án “Mỗi xã một sản phẩm”; “Đề án về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn”.

Từ đây, thống nhất phân công các cơ quan, đơn vị thực hiện các công việc một cách đồng bộ, cụ thể, rỏ ràng và tạo điều kiện thuận lợi trong chỉ đạo sâu sát, theo dõi, đánh giá kiểm tra kết quả thường xuyên để tập trung thực hiện một nhóm công việc trọng tâm, đột phá, tạo chuyển biến tích cực, rõ nét hơn nữa trong việc triển khai 02 Nghị quyết trong năm 2018.