Công tác đảm bảo an toàn thực phẩm với đời sống sinh hoạt của con người và sự phát triển bền vững của xã hội.

An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) có vai trò đặc biệt quan trọng đối với đời sống xã hội, có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người và ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển giống nòi.

           An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) có vai trò đặc biệt quan trọng đối với đời sống xã hội, có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người và ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển giống nòi. Đảm bảo ATVSTP sẽ tăng cường nguồn lực con người, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, góp phần xoá đói giảm nghèo. Vấn đề an toàn thực phẩm hiện đang được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội hết sức quan tâm và thực sự là cả hệ thống chính trị đã và đang vào cuộc. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đang được Chính phủ và các Bộ, ngành tiến hành rà soát, sửa đổi và ban hành phù hợp với tình hình thực tế.

            Ngày 02/02/2018 Chính phủ ban hành Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều tra của Luật An toàn thực phẩm, Trong đó nêu trách nhiệm của các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh; trách nhiệm công bố của các tổ chức, cá nhân sản xuất thực phẩm và phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về chất lượng sản phẩm của mình; Thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương, đầu năm 2018 Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 31/01/2018 về việc tăng cường trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm trên địa bàn toàn tỉnh; Kế hoạch số 708/KH-UBND ngày 23/2/2018 Truyền thông về an toàn thực phẩm năm 2018; Kế hoạch số 942/KH-UBND ngày 09/3/2018 tập huấn kiến thức ATTP năm 2018 và kế hoạch số 943/KH-UBND ngày 09/3/2018 về triển khai công tác an toàn thực phẩm năm 2018; đồng thời chỉ đạo các sở, ban nhành triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm bảo đảm ATTP góp phần giảm thiểu ngộ độc thực phẩm, củng cố niềm tin của người tiêu dùng.

 

           

           Tuy nhiên, tình hình an toàn thực phẩm còn phức tạp, việc sử dụng chất cấm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm vẫn diễn ra ở nhiều nơi; một lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không bảo đảm an toàn vẫn lưu thông trên thị trường; thực phẩm nhập lậu vẫn diễn ra; điều kiện chăn nuôi, hạ tầng chợ, cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ không kiểm soát được an toàn vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn; công nghệ chế biến lạc hậu; tình hình ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm diễn ra khá nghiêm trọng; yếu tố môi trường tự nhiên, môi trường sản xuất kinh doanh thực phẩm chưa được quan tâm đúng mức. Để tồn tại những vấn đề trên, một trong những nguyên nhân chính là do ý thức chấp hành các quy định pháp luật về ATTP của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chưa cao do sự nhận thức yếu kém, chạy theo lợi nhuận và cố tình vi phạm của một số tổ chức, cá nhân sản xuất,kinh doanh thực phẩm không đảm bảo an toàn, làm ảnh hưởng sức khỏe của người tiêu dùng;

            Chính vì vậy, để tăng cường hơn nữa vai trò, trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, Ban chỉ đạo liên ngành an toàn thực phẩm tỉnh triển khai tháng hành động An toàn thực phẩm từ ngày 15/4 đến ngày 15/5/2018 với chủ đề “Tăng cường trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm”, với mục tiêu là tăng cường công tác giáo dục truyền thông, thông tin chính xác, kịp thời, toàn diện, có trách nhiệm, trung thực các vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm. đề cao vai trò, trách nhiệm của các doanh nghiệp trong việc thực thi pháp luật về an toàn thực phẩm; Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra bảo đảm an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, đặc biệt tại các cơ sở kinh doanh nhỏ, lẻ, các làng nghề. Tăng cường vai trò giám sát của các cơ quan quản lý, tổ chức xã hội và người tiêu dùng đối với việc thực thi pháp luật về an toàn thực phẩm của các cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; Giảm thiểu ngộ độc thực phẩm do tiêu dùng thực phẩm không an toàn.

           Nội dung tuyên truyền chủ yếu là hướng dẫn sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm an toàn, nâng  cao vai trò trách nhiệm, tầm quan trọng của việc thực hiện tốt các quy định bảo đảm an toàn thực phẩm góp phần vào giảm thiểu ngộ độc thực phẩm, chủ yếu vào các đối tượng, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng thực phẩm, một số khẩu hiệu đảm bảo an toàn thực phẩm tháng hành động năm 2018:

1.         Nhiệt liệt hưởng ứng “Tháng hành động vì ATTP” năm 2018;

2.         Chính quyền các cấp, các cơ quan chức năng quyết tâm ngăn chặn thực phẩm, rau, thịt, thủy sản tươi sống không an toàn;

3.         Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp nhập lậu, vận chuyển, kinh doanh, sử dụng thực phẩm không an toàn;

4.         Không sử dụng cồn công nghiệp để pha và sản xuất rượu cho người tiêu dùng;

5.         Vì sức khỏe người tiêu dùng, hãy đảm bảo thời gian cách ly sau khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật;

6.         Vì sức khỏe người tiêu dùng, tuyệt đối không sử dụng hóa chất, kháng sinh ngoài danh mục, chất cấm trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản;

7.         Tuyệt đối không sử dụng phẩm màu độc hại, các chất phụ gia, hóa chất ngoài danh mục cho phép trong sản xuất, chế biến thực phẩm;

8.         Vì sức khỏe bản thân, vì an sinh xã hội, không lạm dụng rượu bia;

9.         Lựa chọn thực phẩm, rau, thịt, thủy sản tươi sống sạch, rõ nguồn gốc xuất xứ cho bữa ăn ngon, an toàn sức khỏe;

10.     Để đảm bảo an toàn thực phẩm hãy ăn chín, uống chín, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng.