Đường đến Dinh Độc Lập - Phòng tuyến Phan Rang thất thủ.

Để giữ được phần đất còn lại trong một kế hoạch được gọi là "nỗ lực tối đa", VNCH dồn mọi cố gắng cuối cùng của vào các tuyến phòng thủ Phan Rang (tuyến phòng ngự từ xa tại Du Long cách thị xã Phan Rang 30km về phía Bắc) hòng chặn đứng, tiêu hao, ghìm giữ một bộ phận lớn binh lực quan trọng của Quân Giải phóng(QGP)

           - Để giữ được phần đất còn lại trong một kế hoạch được gọi là "nỗ lực tối đa", VNCH dồn mọi cố gắng cuối cùng của vào các tuyến phòng thủ Phan Rang (tuyến phòng ngự từ xa tại Du Long cách thị xã Phan Rang 30km về phía Bắc) hòng chặn đứng, tiêu hao, ghìm giữ một bộ phận lớn binh lực quan trọng của QGP, giữ vững thế phòng ngự chiến lược cho tới mùa mưa, sau đó, sẽ tính toán những bước đi chiến lược tiếp theo.

- Một số tướng lĩnh VNCH như Lê Nguyên Khang, phụ tá hành quân của Tổng tham mưu trưởng), Nguyễn Văn Minh (Tư lệnh biệt khu thủ đô), không muốn giữ Phan Rang vì tuyến đó ở khá xa, quân số đang thiếu trầm trọng; trong một trận tuyến bị dàn mỏng, rất dễ bị đánh từ bên sườn. Nhưng Nguyễn Văn Thiệu vẫn nhất quyết chọn Phan Rang làm tuyến phòng thủ, điều này được tướng Fredrick C. Weyand đang đi thị sát miền Nam Việt Nam ủng hộ.

- Sài Gòn cho tập trung tại đây một lực lượng quân sự gồm: Sư đoàn 6 không quân, Lữ đoàn 2 dù, Sư đoàn 2 bộ binh, Liên đoàn 31 biệt động quân và bảo an dân vệ ở tiểu khu Ninh Thuận... do Trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, Tư lệnh Quân khu 3 chỉ huy, đóng sở chỉ huy tiền phương tại sân bay Thành Sơn (nằm ở phía bắc cách thị xã Phan Rang 10 km). Với tổng lực lượng khoảng 1 vạn lính .Với thực lực đó, Chính quyền và Bộ Chỉ huy quân đội Sài Gòn nuôi hy vọng sẽ chặn đứng được QGP (Cánh quân Duyên Hải) trước cửa ngõ Phan Rang.

- Về phía QGP, Tư lệnh Cánh quân Duyên Hải Lê Trọng Tấn ra lệnh cho Sư đoàn 3, Quân khu 5 đánh chiếm Phan Rang, mở thông đường cho các lực lượng từ phía bắc tiến quân về Sài Gòn.

- 5:30 ngày 14-4-1975, pháo binh QGP dội vào tuyến phòng thủ Phan Rang. Sư đoàn 3 QGP đánh chiếm các mục tiêu dọc đường số 1 và các khu vực lân cận như quận lỵ Du Long, các điểm cao 105, 300, Ba Râu, Suối Vàng, Suối Đá... Dựa vào địa thế, phía VNCH cầm cự quyết liệt. Sau 3 ngày, Sư đoàn 3 mới đánh chiếm được một số mục tiêu.

- Trước nguy cơ tuyến phòng thủ Phan Rang thất thủ, ngày 15-4, Trần Văn Đôn Phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc phòng và Nguyễn Văn Toàn Tư lệnh Quân đoàn 3 quân đội Sài Gòn vội vàng bay tới Thành Sơn thị sát tình hình và trực tiếp chỉ đạo, khích lệ tinh thần chiến đấu của binh tướng quyết giữ bằng được Phan Rang.

- Trong khi Sư đoàn 3 QGP đang tổ chức tiến công thì Quân đoàn 2 QGP đã hành quân tới Phan Rang. Sư đoàn bộ binh 325 Quân đoàn 2 được lệnh tham chiến. Phương án tiến công Phan Rang mới được bộ tư lệnh 2 Quân đoàn thống nhất.

- Sáng ngày 16-4-1975, QGP tấn công. Chia làm 3 mũi chính: 
+ Mũi thứ nhất có xe tăng dẫn đầu tiến theo đường quốc lộ 1, sau khi đánh chiếm Phan Rang sẽ tiến lên sân bay Thành Sơn từ hướng Nam; 
+ Mũi thứ 2 từ hướng Tây Bắc đánh thẳng vào sân bay Thành Sơn; 
+ Mũi thứ 3 đánh chiếm cảng Ninh Chử, cản đường lui của lính VNCH. Phối hợp với quân chủ lực, lực lượng 311 ở núi Cà Đú xuất kích, đánh tạt vào sườn đường lui của lính VNCH. Ở hướng Tây Bắc, đại đội đặc công và công binh Quân khu 6 phối hợp với lực lượng địa phương chọc thẳng xuống Phước Thiện, Ninh Quý, vượt qua Cầu Sắt vào khu vực Bảo An - Tháp Chàm. 
- 9:30 ngày 16-4-1975 QGP chiếm được Toà hành chính - Ninh Thuận thất thủ. 
- Tuyến phòng thủ từ xa Phan Rang bảo vệ Sài Gòn tan rã, QLVNCH tại mặt trận Xuân Lộc rơi vào thế hở cả ba sườn phía Bắc, phía Tây và Tây Nam.

     

                                                                                      ảnh tư liệu

 

             Tổng thống Thiệu trở tay không kịp, trung tướng Nghi bị bắt sống: Những giờ cuối của Bộ tư lệnh (BTL) tiền phương QĐ 3 VNCH


    Trước sức tiến công mạnh mẽ của Quân giải phóng (QGP), cho tới cuối tháng 3, đầu tháng 4 năm 1975, toàn bộ Quân khu 1 và phần lớn Quân khu 2 của VNCH đã rơi vào tay QGP.

·                                Dưới sự cố vấn của Đại tướng Uây-en (John Wayne)- Tổng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa (VNCH) Nguyễn Văn Thiệu quyết định xây dựng một tuyến phòng thủ mới với "cái neo đặt ở thị xã Phan Rang, lấy Xuân Lộc làm mũi nhọn và Tây Ninh là rìa phía tây" nhằm cố thủ phần đất còn lại.

Để thực hiện mưu đồ này, các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận vốn là phần còn lại của Quân khu 2 nay được sáp nhập vào Quân khu 3, đồng thời Thiệu tổ cho thành lập Bộ Tư lệnh tiền phương Quân đoàn 3 và giao cho Trung tướng

 Nguyễn Vĩnh Nghi - một thủ hạ tin cậy làm tư lệnh với lời hứa sẽ tăng cường tối đa lực lượng và phương tiện.

       Hy vọng cuối cùng của Nguyễn Văn Thiệu

Ngày 4 tháng 4 năm 1975, Trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi tới Phan Rang nhậm chức. Ông ta đặt sở chỉ huy của Bộ Tư lệnh tiền phương Quân đoàn 3 trong sân bay Thành Sơn hiện đang là căn cứ của Sư đoàn 6 Không quân vừa mới di tản từ Plây-cu về.

Phụ tá cho Nghi có các chuẩn tướng Trần Văn Nhựt, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 2 Bộ Binh (BB), chuẩn tướng Phạm Ngọc Sang - Tư lệnh Sư đoàn 6 Không Quân (KQ) và đại tá Nguyễn Thu Lương - Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 2 Dù.

      Theo nhận định của Nghi, Phan Rang nằm vào phía Nam của một thung lũng hẹp bao bọc bởi các dải núi về hướng Tây, Bắc và Đông Bắc, có các cao điểm và đèo Du Long rất thuận tiện cho việc phòng ngự. Vì vậy ông ta chủ trương:

"Phải chống giữ mặt Bắc từ Quận Du Long, mặt Tây từ Quận Tân Mỹ và phải giữ an toàn cho căn cứ Không quân, cũng như giữ an ninh cho Thị xã."


ảnh tư liệu

     Theo quan niệm đó, Trung tướng Nghi thảo ra kế hoạch phòng thủ Phan Rang với một lực lượng cỡ 2 sư đoàn. Đó là:

Mặt Bắc, trên Quốc lộ 1 trấn giữ các điểm cao tại đèo Du Long với một dải chiến tuyến hùng hậu tại Du Long cùng các tuyến phụ tại Bà Râu và Ba Tháp để ngăn chận mọi cuộc tấn công hướng vào thị xã hoặc vào căn cứ.

Mặt phía Tây, trên Quốc lộ 11, án ngữ tại vùng Tân Mỹ, một chiến tuyến để chận địch và bảo vệ mặt Tây và Nam của phi trường.

Bảo vệ an ninh cho thị xả và phi trường do các đơn vị chánh quy phối hợp với Địa phương quân phụ trách.

Tướng Nghi cùng các tướng lĩnh khác của Quân đoàn 3 VNCH cũng nhận định: Quân giải phóng đã đi quá xa hậu tuyến của mình, đồng thời phải củng cố các địa bàn mới chiếm được nên có nhanh cũng phải cỡ 20 ngày nữa mới tiếp tục tiến công được.

Thời gian đó đủ để tái phối trí lực lượng, thiết trí công sự, bổ sung vũ khí đạn dược... Vì vậy, tướng Nghi khá yên tâm với kế hoạch của mình.

Tuy nhiên, "mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên". Có rất nhiều chuyện xảy ra ngoài ý muốn con người.

Tạo thế bất ngờ, đánh nhanh thắng nhanh

Không như nhận định của các tướng lĩnh VNCH, phía Quân Giải phóng (QGP) đã có những quyết định hết sức táo bạo. Tướng Lê Trọng Tấn, Phó Tổng Tham mưu trưởng, Tư lệnh cánh quân Duyên Hải đã quyết định sử dụng Sư đoàn 3 Sao Vàng - với lợi thế ở cự ly gần - gấp rút hoàn thành công tác chuẩn bị đánh Phan Rang, mở cửa cho Quân đoàn 2.

Ngày 14 tháng 4 năm 1975, Sư đoàn 3 bắt đầu tiến công đường hẻm Du Long. Bất ngờ trước sức tiến công của QGP, đường hẻm Du Long thất thủ.

Ngày 15 tháng 4 năm 1975, khi các lực lượng đi đầu của cánh quân Duyên Hải đã đến nam Cam Ranh, Sư đoàn 3 được lệnh lật cánh lên phía Tây để đánh vào sân bay Thành Sơn, nhường hướng tiến công chính diện theo Quốc lộ 1 cho Sư đoàn 325 và Lữ đoàn xe tăng 203 (thiếu).


     Bất chấp các cuộc oanh kích dữ dội của Sư đoàn 6 KQ - VNCH, các hoạt động điều quân, chuyển quân diễn ra suốt đêm 15.4, tạo thành hai gọng kìm ép chặt Phan Rang.

5 giờ sáng ngày 16 tháng 4 năm 1975, trận tiến công Phan Rang bắt đầu. Các trận địa pháo với số lượng đạn dồi dào bắn cấp tập vào các cứ điểm dọc đường Quốc lộ 1 và sân bay Thành Sơn. Trong khi đó, xe tăng và bộ binh cũng triển khai tiến công.

Trên hướng Quốc lộ 1, với chiến thuật tiến công trong hành tiến, bộ binh của Sư đoàn 325 được đưa lên xe tăng, xe thiết giáp của Tiểu đoàn TTG4 dẫn đầu đội hình tiến công. Lần lượt các cứ điểm Bà Râu, Ba Tháp, Gò Đền, Cà Đú, Hội Diên bị công phá. Hơn 7 giờ ngày 16 tháng 4, Thị xã Phan Rang đã nằm trong tay QGP.

Song song với hướng tiến công dọc Quốc lộ 1, trên hướng Tây, Trung đoàn 25 và Sư đoàn 3 cũng đã áp sát và nố súng tiến công sân bay Thành Sơn.

Để nhanh chóng dứt điểm mục tiêu sân bay Thành Sơn, Bộ Chỉ huy Quân đoàn 2 đã chỉ thị cho sư đoàn 325 tổ chức thêm một mũi bộ binh, xe tăng, từ thị xã Phan Rang đánh lên sân bay.

Ngay sau khi nhận được mệnh lệnh của cấp trên, Trung đoàn 101 lập tức phái Đại đội 3 bộ binh cùng với xe tăng và hai trung đội của Đại đội 2 bộ binh tiến lên phía tây bắc, đánh chiếm sân bay Thành Sơn.

Khi xe tăng và bộ binh Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 101 vận động đến quận lỵ Bửu Sơn (Tháp Chàm) phát hiện địch, QGP lập tức tách làm 2 mũi: mũi số 1 chọc thẳng vào cổng số 1 sân bay Thành Sơn; mũi thứ 2 đánh vào quận lỵ Bửu Sơn. Đến 9 giờ 20 phút, Đại đội 2 và xe tăng chiếm gọn quận lỵ Bửu Sơn.

Thừa thắng, bộ binh và xe tăng QGP đánh thẳng vào khu vực đường băng chính. Trên hướng bắc sân bay, lúc này, Trung đoàn 25 và Sư đoàn 3 dùng mìn liên kết phá tung 11 lớp rào kẽm gai, đánh tràn vào căn cứ. Một mũi khác dánh thẳng vào cổng số 2.

Đến 9 giờ 30 phút, Trung đoàn BB 101 có xe tăng của Lữ đoàn 203 phối hợp, cùng với các mũi tiến công của bộ binh Trung đoàn 25, Sư đoàn 3 gặp nhau ở khu vực đài chỉ huy sân bay. QGP hoàn toàn làm chủ sân bay, thu 40 máy bay còn nguyên vẹn.

       Trở tay không kịp - Bó tay chịu trói

    Tại Bộ Tư lệnh tiền phương Quân đoàn 3 VNCH, vào 8.00 giờ sáng ngày 16 tháng 4, Đại tá Biết Liên Đoàn Trưởng Liên đoàn 31BĐQ báo cáo là Du Long đã bị tràn ngập và QGP đã vào thị xã. Trung tướng Nghi mời Chuẩn Tướng Trần Văn Nhựt vào để duyệt xét tình hình. Tướng Nhựt cho biết các đơn vị của ông ta đang chạm QGP và sau đó trở ra đi thị sát mặt trận.

Trong khi đó, QGP vẫn giữ mức độ pháo kích chế áp từng chập vào sân bay. Nhân có các khoảng trống giữa những đợt pháo kích, một số máy bay đã rời căn cứ.

Khoảng 9.00 giờ sáng, một trực thăng vũ trang bị tên lửa A72 bắn rơi tại ngọn đồi gần sân bay. Trung đoàn 4 báo cáo đang chạm QGP. Trong lúc đó xe tăng QGP đã xuất hiện ở cổng số 1 sân bay.

Tuy vậy, đến lúc đó, Trung tướng Nghi vẫn tin tưởng vào khả năng chiến đấu của Trung đoàn 4 bảo vệ phi trường và Trung đoàn 5 án ngữ ngăn chặn QGP tràn vào cổng số 1 của căn cứ.

Đến khoảng gần 10 giờ, khi tiếng súng càng lúc càng dồn dập, Tướng Nghi liền mời Chuẩn tướng Sang, Đại tá Lương tới họp để tái duyệt xét tình hình. Vì mặt trận đã bị thủng từ Du Long và QGP đang hăm dọa căn cứ nên Trung tướng Nghi dự tính sẽ dời Bộ Tư lệnh Tiền phương về Cà Ná để lập tuyến phòng thủ mới.

     Thấy không thể trùng trình được nữa, tướng Phạm Ngọc Sang giục tướng Nghi: "Tôi đã chuẩn bị sẵn một máy bay do Trung tá Lê Văn Bút, Không đoàn trưởng Không đoàn chiến thuật 72 lái, rất tin cẩn. Xin mời trung tướng đi trực thăng lên trời chỉ huy. Tánh mạng của trung tướng là quan trọng".

     Tướng Nghi trả lời: "Cám ơn, nhưng chưa nên vội". Và ông ta vẫn bám chặt lấy ống nghe máy điện đài.

    Nửa giờ sau, Tư lệnh sư đoàn 2 Bộ binh (BB) Trần Văn Nhựt báo cáo: "Sư 2 không còn sức phản công, Cộng quân đã vào chiếm các đồi ở phía bắc". Cùng lúc, đại tá Nguyễn Văn Biết, chỉ huy Liên đoàn 31 BĐQ giữ cổng số 2 cũng báo cáo: "Quân biệt động đã tan rã hết rồi. Cổng số 2 đang bị tràn ngập!".

     Chỉ đến lúc đó, tướng Nghi mới hạ lệnh: "Tất cả rút chạy!" rồi quăng ống nghe tổ hợp PRC25 xuống. Các tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, Phạm Ngọc Sang và Đại tá Nguyễn Thu Lương định chạy ra máy bay lên thẳng nhưng không được vì đạn đại liên từ các quả đồi phía bắc sân bay bắn xuống xối xả.

 

      Không còn cách nào khác, Trung tướng Nghi ra lệnh rời căn cứ bằng đường bộ, từng đơn vị theo đơn vị trưởng mình rút theo hướng Nam về Cá Ná để lập phòng tuyến mới.

 

         Trung tướng Nghi, Chuẩn tướng Sang, Đại tá Lương, ông Lewis - chuyên viên Tòa Đại sứ Mỹ cùng các quân nhân của Bộ Tư lệnh Tiền phương, Sư đoàn 6 KQ, Lữ Đoàn 2 Dù cùng các toán quân lẻ tẻ khác vào khoảng vài trăm người rời căn cứ tiến ra cổng số 1 đi về hướng Nam.

     Nhưng mọi ngả đường đã bị bít chặt. Tối 16-4, Trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, Chuẩn tướng Phạm Ngọc Sang cùng nhiều sĩ quan của Bộ Tư lệnh tiền phương Quân đoàn 3 VNCH đang lẩn trốn ở khu vực bãi mía thuộc thôn Mỹ Đức (nằm giữa sân bay Thành Sơn và thị xã Phan Rang) đã bị lực lượng truy quét tàn binh của Sư đoàn 3 tóm gọn.

Thế là niềm hy vọng cuối cùng của Nguyễn Văn Thiệu vào "Lá chắn thép" Phan Rang và tên thủ hạ tin cậy Nguyễn Vĩnh Nghi đã tan thành mây khói!