Tập huấn “Sử dụng chế phẩm sinh học AT vi sinh xử lý phụ phẩm nông nghiệp và chất thải chăn nuôi thành phân bón cho cây trồng, làm giảm ô nhiễm môi trường nông nghiệp, nông thôn”.

Thực hiện công văn số 16-CV/TTNCKHNV ngày 06/9/2018 của Trung tâm nghiên cứu khoa học nông vận thuộc Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về việc mở lớp tập huấn “Sử dụng chế phẩm sinh học AT vi sinh xử lý phụ phẩm nông nghiệp và chất thải chăn nuôi thành phân bón cho cây trồng, làm giảm ô nhiễm môi trường nông nghiệp, nông thôn”;

               Thực hiện công văn số 16-CV/TTNCKHNV ngày 06/9/2018 của Trung tâm nghiên cứu khoa học nông vận thuộc Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về việc mở lớp tập huấn “Sử dụng chế phẩm sinh học AT vi sinh xử lý phụ phẩm nông nghiệp và chất thải chăn nuôi thành phân bón cho cây trồng, làm giảm ô nhiễm môi trường nông nghiệp, nông thôn”;

 

Toàn cảnh lớp tập huấn

Trong 2 ngày, 26 -27/9/2018, Ban Thường vụ Hội Nông dân Ninh Thuận phối hợp với Trung tâm nghiên cứu khoa học nông vận thuộc Trung ương Hội Nông dân Việt Nam cùng với Ban Thường vụ của Hội Nông dân 03 huyện (Ninh Hải, Ninh Phước, Thuận Bắc) tổ chức tập huấn cho hơn 220 Cán bộ, chi tổ hội, hội viên nông dân ở tất cả các xã, thị trấn trong toàn huyện (Ninh Hải, Ninh Phước, Thuận Bắc);

 Tại đây, các học viên được truyền đạt các nội dung về nguồn gốc xuất xứ, thành phần, quy trình sản xuất, sự cần thiết, tính khả thi và hiệu quả của chế phẩm an toàn; quy trình sử dụng chế phẩm để xử lý trực tiếp đối với rơm rạ ngoài đồng và ủ đống; đồng thời hướng dẫn cách sử dụng chế phẩm để xử lý rơm rạ.

Thông qua lớp tập huấn này, nhằm giúp nông dân biết cách sử dụng chế phẩm sinh học xử lý phụ phẩm nông nghiệp và chất thải chăn nuôi thành phân bón cho cây trồng, làm giảm ô nhiễm môi trường nông nghiệp, nông thôn; Đồng thời, khi sử dụng chế phẩm sinh học vi sinh AT xử lý nhanh rơm, rạ tại đồng ruộng, giúp cho người nông dân tiết kiệm được công sức lao động trong việc thu gom rơm rạ, tăng năng suất lao động, giảm được chi phí cho sản xuất và đặc biệt khi sử dụng chế phẩm AT trong xử lý rơm rạ giúp cho người nông dân tận dụng được nguồn rơm rạ làm phân bón hữu cơ ngay trên đồng ruộng, giảm chi phí sử dụng phân bón, nâng cao hiệu quả sử dụng các loại phân bón khác trên đồng ruộng, nâng cao năng suất và chất lượng nông sản đặc biệt là cây lúa.