Quy định công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Hội Nông dân Việt Nam

Ngày 29/7/2019 Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt nam ban hành Quyết định số 797-QĐ/HNDTW về quy định công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Hội Nông dân Việt nam trong hệ thống Hội Nông dân Việt nam gồm 3 chương, 28 điều;

 

HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

*

Số 797- QĐ/HNDTW

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                                                              

             Hà Nội, ngày 29 tháng 7 năm 2019

QUY ĐỊNH

Công tác kiểm tra, giám sát

và thi hành kỷ luật của Hội Nông dân Việt Nam

 

- Thi hành Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam khóa VII;

 

 

- Căn cứ Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khóa VII;

Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khóa VII ban hành Quy định công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Hội như sau:

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định về công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật trong hệ thống tổ chức Hội Nông dân Việt Nam từ Trung ương đến cấp cơ sở và chi hội, tổ hội.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong quy định này, một số từ ngữ được hiểu như sau:

1. Kiểm tra của Hội: Là việc các tổ chức hội có thẩm quyền xem xét, đánh giá, kết luận về ưu điểm, khuyết điểm hoặc vi phạm của tổ chức hội và cán bộ hội, hội viên được kiểm tra trong việc chấp hành Điều lệ Hội, nghị quyết, quy định của Hội; chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

2. Giám sát của Hội: Là việc các tổ chức hội có thẩm quyền quan sát, theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động nhằm kịp thời tác động để tổ chức hội và cán bộ hội, hội viên được giám sát chấp hành Điều lệ Hội, nghị quyết, quy định của Hội; chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

3. Có dấu hiệu vi phạm: Là khi có thông tin, dấu hiệu cho thấy tổ chức hội hoặc cán bộ hội, hội viên không tuân theo, không làm hoặc làm trái Điều lệ Hội, nghị quyết, quy định của Hội; chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

4. Thi hành kỷ luật Hội: Là việc tổ chức hội có thẩm quyền được quyền thi hành kỷ luật đối với tổ chức hội và cán bộ hội, hội viên có vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật bằng một trong những hình thức kỷ luật của Hội.

5. Cố ý vi phạm: Là việc tổ chức hội, cán bộ hội, hội viên đã được thông báo, phổ biến, biết về quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Điều lệ Hội đã nhận thức được hành vi của mình là vi phạm nhưng vẫn thực hiện.

6. Vô ý vi phạm: Là việc tổ chức hội, cán bộ hội, hội viên không nhận thức được hành vi của mình là vi phạm.

7. Tái phạm: Là việc tổ chức hội, cán bộ hội, hội viên vi phạm đã được kiểm điểm rút kinh nghiệm hoặc đã bị xử lý kỷ luật nhưng lại vi phạm nội dung đã được kiểm điểm hoặc bị xử lý.

8. Vi phạm ít nghiêm trọng: Là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại không lớn, chưa làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của bản thân và tổ chức hội, cơ quan, đơn vị nơi cán bộ hội, hội viên công tác, sinh hoạt.

9. Vi phạm nghiêm trọng: Là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại lớn, gây dư luận xấu trong cán bộ hội, hội viên và nông dân, làm giảm uy tín của bản thân và tổ chức hội, cơ quan, đơn vị nơi cán bộ hội, hội viên công tác, sinh hoạt.

10. Vi phạm rất nghiêm trọng: Là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại rất lớn, gây dư luận xấu, bức xúc trong cán bộ hội, hội viên và nông dân, làm mất uy tín của bản thân và tổ chức hội, cơ quan, đơn vị nơi cán bộ hội, hội viên công tác, sinh hoạt.

11. Vi phạm đặc biệt nghiêm trọng: Là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại đặc biệt lớn, gây dư luận xấu, rất bức xúc trong cán bộ hội, hội viên và nông dân, làm mất uy tín của bản thân và tổ chức hội, cơ quan, đơn vị nơi cán bộ hội, hội viên công tác, sinh hoạt.

12. Thiếu trách nhiệm: Là việc tổ chức hội, cán bộ hội, hội viên thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao không đầy đủ; không đúng nguyên tắc, quy định của Hội, của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

13. Buông lỏng quản lý: Là việc tổ chức hội, cán bộ hội có trách nhiệm quản lý nhưng không thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, không chấp hành quy định của cấp trên; không chỉ đạo, tổ chức thực hiện hoặc đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện thuộc phạm vi quản lý.

Điều 3. Mục đích công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật của Hội

1. Nhằm tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của ban chấp hành, ban thường vụ, chủ động đánh giá hoạt động của tổ chức hội và cán bộ hội thuộc phạm vi lãnh đạo, quản lý; bảo đảm việc chấp hành nghiêm Điều lệ Hội, nghị quyết, quy định của Hội; chủ trương, nghị quyết của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước, kịp thời sửa đổi, bổ sung các quy định của Hội phù hợp với thực tiễn.

2. Phát huy những ưu điểm, nhân tố mới; phát hiện hạn chế, thiếu sót, khuyết điểm và nguyên nhân để kịp thời phòng ngừa, ngăn chặn, chấn chỉnh, khắc phục những vi phạm của tổ chức hội, cán bộ hội và hội viên. 

3. Nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, giữ gìn sự đoàn kết nội bộ, xây dựng tổ chức hội vững mạnh về mọi mặt, giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của tổ chức hội; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ, hội viên, nông dân.

 

Chương II

CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT

Điều 4. Nguyên tắc kiểm tra, giám sát

1. Công tác kiểm tra, giám sát là nhiệm vụ thường xuyên, được thực hiện ở các cấp hội. Tất cả các tổ chức hội và cán bộ hội, hội viên đều chịu sự kiểm tra, giám sát của Hội.

2. Kiểm tra, giám sát phải xuất phát từ nhiệm vụ chính trị, lấy mục đích xây dựng và phát triển tổ chức hội vững mạnh làm mục tiêu, phương hướng, nội dung hoạt động.

3. Kiểm tra, giám sát phải được thực hiện nghiêm túc, dân chủ, khách quan, trung thực, chính xác, kịp thời; đảm bảo quy định của Đảng, pháp luật và Điều lệ Hội, quy định của Hội. Nếu phát hiện sai phạm, phải kiến nghị xử lý kịp thời, đúng quy định.

4. Tổ chức hội phải thường xuyên tự kiểm tra, giám sát. ban chấp hành, ban thường vụ, ủy ban kiểm tra các cấp hội kiểm tra, giám sát tổ chức hội, cán bộ hội ở cấp mình, cấp dưới và hội viên. Cán bộ hội, hội viên thực hiện kiểm tra, giám sát theo sự phân công của tổ chức hội có thẩm quyền.

Điều 5. Chủ thể và đối tượng chịu sự kiểm tra, giám sát

1. Chủ thể kiểm tra, giám sát: Ban chấp hành, ban thường vụ, ủy ban kiểm tra hội nông dân các cấp.

2. Đối tượng chịu sự kiểm tra, giám sát:

a) Tổ chức hội: Ban chấp hành, ban thường vụ, ủy ban kiểm tra hội nông dân các cấp; ban chấp hành chi hội, chi hội, tổ hội và các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc cho Ban Thường vụ Trung ương Hội và ban thường vụ hội nông dân cấp tỉnh.

b) Cá nhân: Cán bộ hội nông dân các cấp, cán bộ chi hội, tổ hội và hội viên.

Điều 6. Nội dung kiểm tra, giám sát

1. Kiểm tra, giám sát việc chấp hành Điều lệ Hội, việc thực hiện nghị quyết và các quy định của tổ chức hội các cấp:

a) Việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức hội theo quy định của Điều lệ Hội.

b) Việc triển khai, tổ chức thực hiện nghị quyết đại hội và nghị quyết ban chấp hành, ban thường vụ hội nông dân các cấp.

c) Việc thực hiện nhiệm vụ của ban chấp hành hội nông dân từ cấp huyện trở lên theo điều 10 Điều lệ Hội; của ban chấp hành cơ sở hội theo điều 12 Điều lệ Hội.

d) Việc xây dựng và củng cố tổ chức hội cơ sở, các chi hội, tổ hội, việc thực hiện nhiệm vụ của chi hội, tổ hội, của hội viên theo quy định của Điều lệ Hội.

2. Kiểm tra, giám sát việc quản lý và sử dụng tài chính hội, thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội do hội quản lý:

a) Việc ban hành và thực hiện quy định, quy chế về quản lý và sử dụng hội phí, quỹ hội và các nguồn thu hợp pháp khác.

b) Việc thu, nộp, quản lý và sử dụng hội phí, quỹ hội.

c) Việc xây dựng, quản lý, sử dụng quỹ hỗ trợ nông dân, các hoạt động dịch vụ hỗ trợ vốn cho nông dân.

d) Việc quản lý, sử dụng các nguồn thu khác cho hoạt động của hội và thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội do hội quản lý.

3. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác kiểm tra, giám sát của các cấp hội:

a) Việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát của tổ chức hội cấp dưới theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.

b) Việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức hoạt động của uỷ ban kiểm tra, xây dựng tổ chức bộ máy, cơ quan giúp việc uỷ ban kiểm tra (ở cấp Trung ương và cấp tỉnh), về xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm tra hội nông dân các cấp.

4. Kiểm tra, giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; việc xử lý kỷ luật thuộc thẩm quyền của tổ chức hội:

a) Giải quyết khiếu nại tố cáo và kiểm tra, giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của cán bộ, hội viên theo thẩm quyền; việc thi hành kỷ luật đối với tổ chức hội, cán bộ, hội viên và việc giải quyết khiếu nại kỷ luật của Hội.

b) Việc chấp hành các quyết định, kết luận, thông báo của tổ chức hội cấp trên có liên quan đến việc thi hành kỷ luật và giải quyết khiếu nại kỷ luật Hội.

5. Kiểm tra tổ chức hội, cán bộ hội, hội viên khi có dấu hiệu vi phạm; kiểm tra nội dung theo đơn thư phản ánh, khiếu nại, tố cáo.

Điều 7. Hình thức kiểm tra, giám sát

1. Hình thức kiểm tra: Kiểm tra thường xuyên; kiểm tra định kỳ; kiểm tra chuyên đề; kiểm tra đột xuất (khi có đơn thư khiếu nại, tố cáo; khi có dấu hiệu vi phạm hoặc theo yêu cầu nhiệm vụ).

2. Hình thức giám sát: Giám sát thường xuyên; giám sát định kỳ; giám sát chuyên đề.

Điều 8. Trách nhiệm của ban chấp hành, ban thường vụ hội nông dân các cấp

1. Lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát:

a) Quán triệt, triển khai Điều lệ, nghị quyết, quy định của hội cấp trên và cấp mình về công tác kiểm tra, giám sát.

b) Ban hành các văn bản theo thẩm quyền để lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức hội thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát của Hội.

c) Chỉ đạo các cơ quan tham mưu, giúp việc cùng cấp và ban thường vụ hội cấp dưới xây dựng chương trình, kế hoạch; phân công ủy viên, các cơ quan tham mưu, giúp việc của ban thường vụ cùng cấp thực hiện công tác kiểm tra, giám sát. Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc ban chấp hành, ban thường vụ cấp dưới thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát.

d) Lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát của Hội; giải quyết kiến nghị của các tổ chức hội cấp dưới và định kỳ sơ kết, tổng kết về công tác kiểm tra, giám sát của Hội.

đ) Lãnh đạo, chỉ đạo về tổ chức, hoạt động của uỷ ban kiểm tra, cơ quan giúp việc uỷ ban kiểm tra (ở cấp Trung ương và cấp tỉnh), về xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm tra.

e) Lãnh đạo, chỉ đạo việc tuyên truyền, phổ biến công tác kiểm tra, giám sát của Hội.

2. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra:

a) Ban chấp hành, ban thường vụ từ cấp cơ sở trở lên xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra và tổ chức kiểm tra ở cấp mình và cấp dưới trong thực hiện các nội dung:

 - Việc chấp hành các nghị quyết, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong thực thi nhiệm vụ của hội; việc chấp hành Điều lệ, nghị quyết, quy định của Hội.

- Việc chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc, chế độ công tác, thực hiện quy chế dân chủ, giữ gìn đoàn kết nội bộ trong hệ thống hội.

- Việc lãnh đạo, chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ trọng tâm của Hội.

- Việc lãnh đạo, chỉ đạo và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

- Thực hiện kiểm tra các nội dung khác khi cần thiết.

b) Khi thực hiện kiểm tra được yêu cầu các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, văn bản hoặc báo cáo theo yêu cầu kiểm tra; chịu trách nhiệm về việc kiểm tra; giữ bí mật về thông tin, tài liệu cung cấp cho việc kiểm tra.

c) Nếu qua kiểm tra, phát hiện tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm thì chỉ đạo ủy ban kiểm tra cùng cấp tiến hành kiểm tra theo thẩm quyền.

3. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ giám sát:

a) Ban chấp hành, ban thường vụ từ cấp cơ sở trở lên xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện giám sát. Xác định rõ nội dung, đối tượng, phương pháp tiến hành, phân công ủy viên uỷ ban kiểm tra và các cơ quan tham mưu, giúp việc của hội thực hiện.

b) Ban thường vụ hội cấp trên phân công uỷ viên ban thường vụ, ủy viên ban chấp hành dự các hội nghị của tổ chức hội cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ giám sát.

c) Khi thực hiện giám sát được yêu cầu các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, văn bản hoặc báo cáo theo yêu cầu giám sát; chịu trách nhiệm về việc giám sát; giữ bí mật về thông tin, tài liệu cung cấp cho việc giám sát.

d) Ban thường vụ cử uỷ viên trực tiếp chỉ đạo, giám sát tổ chức hội cấp dưới sửa chữa khuyết điểm, khắc phục yếu kém, vi phạm.

- Nếu phát hiện đối tượng giám sát không thực hiện, thực hiện không đúng thì yêu cầu khắc phục, sửa chữa hoặc xử lý theo thẩm quyền.

- Nếu phát hiện tổ chức hội hoặc cán bộ hội, hội viên có dấu hiệu vi phạm thì giao uỷ ban kiểm tra tiến hành kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm.

Điều 9. Trách nhiệm của ủy ban kiểm tra hội nông dân các cấp

1. Tham mưu và giúp ban chấp hành, ban thường vụ cùng cấp xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra, giám sát công tác hội và phong trào nông dân theo giai đoạn và hàng năm.

Ủy ban kiểm tra hội các cấp căn cứ Nghị quyết đại hội cấp trên, cấp mình và nhiệm vụ cụ thể của địa phương, các yêu cầu, nhiệm vụ của hội cấp trên và cấp ủy, chính quyền cùng cấp phân công để xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát việc chấp hành của tổ chức hội cùng cấp và cấp dưới theo giai đoạn và hàng năm.

2. Kiểm tra các tổ chức, cá nhân (kể cả ủy viên ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ, ủy viên ủy ban kiểm tra cùng cấp) khi có dấu hiệu vi phạm, khi có đơn thư phản ánh, khiếu nại, tố cáo.

Khi có phản ánh tổ chức hội hoặc cán bộ hội, hội viên cùng cấp và cấp dưới có dấu hiệu vi phạm Điều lệ Hội, nghị quyết, quy định của hội hoặc khi có đơn thư khiếu nại, tố cáo, ủy ban kiểm tra chủ động tìm hiểu, phát hiện và báo cáo ban thường vụ, ban chấp hành cùng cấp để tổ chức kiểm tra, kết luận vi phạm và kiến nghị xử lý kịp thời.

3. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong hệ thống hội.

Kiểm tra, giám sát việc thực hiện nguyên tắc, quy trình, thủ tục, thẩm quyền kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đối với tổ chức hội, cán bộ hội, hội viên và việc giải quyết khiếu nại kỷ luật Hội. Rà soát các vụ việc kiểm tra để phát hiện, kiến nghị xử lý các vụ vi phạm đến mức phải xử lý nhưng không được cấp dưới xử lý hoặc xử lý không đúng mức. Kiểm tra việc chấp hành các quyết định, kết luận, thông báo kết luận kiểm tra của tổ chức hội cấp trên có liên quan đến việc thi hành kỷ luật và giải quyết khiếu nại kỷ luật Hội.

4. Kiểm tra công tác tài chính của các đơn vị trực thuộc ban chấp hành cùng cấp và cấp dưới theo quy định pháp luật và quy định của Hội.

Ủy ban kiểm tra có trách nhiệm kiểm tra việc thu, nộp, quản lý, sử dụng tài chính, tài sản, việc thu, nộp, sử dụng hội phí ở cấp cơ sở và các hoạt động về tài chính, kinh tế của các ban, đơn vị cùng cấp và cấp dưới theo quy định của pháp luật và tổ chức hội.

5. Giám sát uỷ viên ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ, ủy viên ủy ban kiểm tra cùng cấp và tổ chức hội cấp dưới về việc thực hiện Điều lệ, nghị quyết, quy định của Hội và việc tuân thủ các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong thực hiện công tác hội.

a) Đối với tổ chức hội:

- Việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện Điều lệ Hội, nghị quyết, quy định của hội cấp trên và cùng cấp, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

- Việc ban hành các văn bản triển khai các nhiệm vụ do hội cấp trên chỉ đạo và nhiệm vụ của hội cùng cấp; văn bản chỉ đạo hội cấp dưới thực hiện các nhiệm vụ thuộc thẩm quyền.

b) Đối với uỷ viên ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ, ủy viên ủy ban kiểm tra cùng cấp:

- Việc chấp hành Điều lệ Hội, Nghị quyết đại hội và quy định của Hội; quy định của cấp ủy, chính quyền cùng cấp và quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

- Việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc, chế độ công tác.

- Việc chấp hành quy định của Đảng, Nhà nước về phẩm chất, đạo đức, lối sống.

6. Phương thức giám sát và xử lý kết quả giám sát:

- Ủy ban kiểm tra phân công ủy viên ủy ban kiểm tra dự các hội nghị của ban chấp hành, tổ chức hội cấp dưới.

- Qua giám sát, kịp thời báo cáo để uỷ ban kiểm tra xem xét, kiến nghị ban chấp hành, ban thường vụ cùng cấp và cá nhân được giám sát phát huy ưu điểm, khắc phục, sửa chữa thiếu sót, khuyết điểm.

Nếu phát hiện ban chấp hành, ban thường vụ ban hành các nghị quyết, văn bản không đúng quy định thì uỷ ban kiểm tra yêu cầu xem xét lại, nếu không khắc phục thì báo cáo ban thường vụ hội cấp trên xem xét xử lý trách nhiệm.

Nếu phát hiện tổ chức hội cấp dưới hoặc cán bộ hội, hội viên (kể cả ủy viên ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ, ủy viên ủy ban kiểm tra cùng cấp và cấp dưới) có dấu hiệu vi phạm thì báo cáo ủy ban kiểm tra hoặc thường trực uỷ ban kiểm tra quyết định kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm.

Điều 10. Nguyên tắc xử lý ý kiến khác nhau trong thực hiện kiểm tra, giám sát

Trường hợp giữa ủy ban kiểm tra và ban thường vụ, ban chấp hành cùng cấp có ý kiến khác nhau trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát thì ủy ban kiểm tra phải chấp hành kết luận, quyết định của ban thường vụ, ban chấp hành, đồng thời báo cáo ủy ban kiểm tra cấp trên. Trường hợp ủy ban kiểm tra cấp trên có ý kiến khác với ý kiến của ban chấp hành, ban thường vụ hội cấp dưới thì báo cáo ban thường vụ hội cấp trên xem xét, quyết định. Trường hợp Ủy ban Kiểm tra Trung ương Hội có ý kiến khác với ban thường vụ hội cấp tỉnh thì báo cáo Ban Thường vụ Trung ương Hội xem xét, quyết định.

Điều 11. Quy trình kiểm tra, giám sát           

1. Quy trình kiểm tra

a) Quy trình kiểm tra định kỳ, thường xuyên, chuyên đề

Bước 1: Chuẩn bị kiểm tra

  - Căn cứ vào kế hoạch công tác kiểm tra hàng năm và yêu cầu, nhiệm vụ của các cấp Hội, ban thường vụ, chủ nhiệm ủy ban kiểm tra ban hành quyết định kiểm tra và thành lập đoàn kiểm tra theo thẩm quyền.

- Đoàn kiểm tra xây dựng kế hoạch kiểm tra cụ thể về mục đích, yêu cầu, nội dung, đối tượng, phương pháp, thời gian, địa bàn kiểm tra, tiến độ thực hiện.

- Trưởng đoàn kiểm tra phân công nhiệm vụ cho các thành viên đoàn kiểm tra, thảo luận về phương pháp tiến hành kiểm tra, sự phối hợp giữa các thành viên đoàn kiểm tra. Các thành viên chủ động thực hiện nhiệm vụ được phân công, nghiên cứu báo cáo, thông tin liên quan tới nội dung kiểm tra và báo cáo trưởng đoàn kiểm tra.

- Đoàn kiểm tra thông báo kế hoạch kiểm tra cho tổ chức, cá nhân được kiểm tra và yêu cầu tổ chức, cá nhân được kiểm tra chuẩn bị hồ sơ, tài liệu theo nội dung kiểm tra, xây dựng báo cáo bằng văn bản, làm rõ các nội dung kiểm tra và gửi cho thành viên đoàn kiểm tra ít nhất trước 05 ngày làm việc để nghiên cứu.

   Bước 2: Tiến hành kiểm tra

- Trưởng đoàn kiểm tra có trách nhiệm công bố quyết định kiểm tra với tổ chức, cá nhân được kiểm tra.

- Đoàn kiểm tra làm việc với tổ chức, cá nhân được kiểm tra về nội dung kiểm tra.

- Làm việc với các tổ chức, cá nhân có liên quan.

- Trao đổi, thảo luận, xác minh làm rõ các vấn đề liên quan đến nội dung kiểm tra.

- Thu thập các báo cáo, thông tin có liên quan đến nội dung kiểm tra.

Bước 3: Kết thúc kiểm tra

- Thành viên đoàn kiểm tra có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản với trưởng đoàn kiểm tra về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, khách quan, trung thực về nội dung báo cáo.

- Các thành viên được phân công kiểm tra thống nhất về báo cáo kết quả kiểm tra và kết luận về các nội dung kiểm tra.

- Gửi dự thảo kết luận kiểm tra đến tổ chức, cá nhân được kiểm tra tham gia ý kiến.

- Trưởng đoàn kiểm tra báo cáo tổ chức hội, cá nhân ban hành quyết định kiểm tra.

- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc đợt kiểm tra, đoàn kiểm tra có trách nhiệm ban hành báo cáo kết quả kiểm tra và kết luận kiểm tra (nêu rõ những ưu điểm, hạn chế của tổ chức, cá nhân được kiểm tra, giám sát; giải pháp khắc phục, kiến nghị, đề xuất) và gửi báo cáo, kết luận kiểm tra đến tổ chức, cá nhân có liên quan và đối tượng được kiểm tra để thực hiện. Nếu phát hiện thấy có dấu hiệu vi phạm thì có văn bản kiến nghị tiến hành kiểm tra, xác minh theo quy định.

- Lưu hồ sơ kiểm tra.

- Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các kiến nghị, đề xuất sau kiểm tra.

b) Quy trình kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm; kiểm tra theo nội dung đơn thư phản ánh, khiếu nại, tố cáo

Bước 1: Chuẩn bị kiểm tra

- Căn cứ vào kết luận kiểm tra, giám sát phát hiện có dấu hiệu vi phạm hoặc đơn thư phản ánh, khiếu nại, tố cáo có nội dung cụ thể, rõ ràng, ban thường vụ, chủ nhiệm ủy ban kiểm tra khi được ủy quyền ban hành quyết định kiểm tra và thành lập đoàn kiểm tra tổ chức, cá nhân khi có dấu hiệu vi phạm hoặc kiểm tra nội dung tố cáo theo thẩm quyền.

- Đoàn kiểm tra xây dựng kế hoạch kiểm tra cụ thể về mục đích, yêu cầu, nội dung, đối tượng, phương pháp, thời gian, địa bàn kiểm tra, tiến độ thực hiện; thông báo kế hoạch kiểm tra cho tổ chức, cá nhân được kiểm tra.

- Trưởng đoàn kiểm tra phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên đoàn kiểm tra, thảo luận về phương pháp tiến hành kiểm tra, sự phối hợp giữa các thành viên đoàn kiểm tra. Các thành viên xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ được phân công và báo cáo trưởng đoàn kiểm tra, chủ động nghiên cứu các báo cáo, thông tin liên quan đến nội dung kiểm tra.

- Đoàn kiểm tra xây dựng đề cương kiểm tra và yêu cầu tổ chức, cá nhân được kiểm tra báo cáo giải trình bằng văn bản, cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến nội dung kiểm tra và gửi cho thành viên đoàn kiểm tra ít nhất trước 05 ngày làm việc để nghiên cứu.

Bước 2: Tiến hành kiểm tra

- Trưởng đoàn kiểm tra công bố quyết định kiểm tra, kế hoạch kiểm tra tới tổ chức, cá nhân được kiểm tra; thông qua chương trình làm việc, nêu rõ mục đích, yêu cầu, nội dung, thời hạn, thời gian kiểm tra, nhiệm vụ, quyền hạn của đoàn kiểm tra, quyền và trách nhiệm của đối tượng kiểm tra, dự kiến kế hoạch làm việc của đoàn kiểm tra, các nội dung khác liên quan đến hoạt động của đoàn kiểm tra.

Thành phần tham dự buổi công bố quyết định kiểm tra gồm: Đoàn kiểm tra, thủ trưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng kiểm tra và các thành phần khác có liên quan (nếu có).

Việc công bố quyết định kiểm tra phải được lập thành biên bản. Biên bản họp công bố quyết định kiểm tra được ký giữa trưởng đoàn kiểm tra và thủ trưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng kiểm tra.

- Đoàn kiểm tra làm việc với tổ chức, cá nhân được kiểm tra về các nội dung kiểm tra, yêu cầu cung cấp tài liệu, thông tin liên quan đến nội dung kiểm tra; nghe đối tượng được kiểm tra báo cáo giải trình, các bên trao đổi, thảo luận, làm rõ các nội dung kiểm tra.

- Làm việc với các tổ chức, cá nhân có liên quan; yêu cầu cung cấp tài liệu, chứng cứ có liên quan đến nội dung kiểm tra. Làm việc với người tố cáo, phản ánh, đề nghị cung cấp tài liệu, chứng cứ nếu là đoàn kiểm tra, xác minh nội dung tố cáo.

- Tiến hành thu thập tài liệu, chứng cứ; kiểm tra, xác minh các thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra.

- Làm rõ có hay không có vi phạm; nội dung, tính chất, mức độ, tác hại và nguyên nhân của vi phạm.

- Quá trình đoàn kiểm tra làm việc với các tổ chức, cá nhân phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên.

- Khi tiến hành kiểm tra, nếu phát hiện có vi phạm đến mức phải xử lý ngay thì trưởng đoàn kiểm tra phải tổ chức lập biên bản về việc vi phạm để làm cơ sở cho việc xử lý. Việc xử lý vi phạm được thực hiện theo quy định của pháp luật về kiểm tra và pháp luật khác có liên quan. Khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì trưởng đoàn kiểm tra báo cáo tổ chức hội, cá nhân ban hành quyết định kiểm tra xem xét, quyết định.

Bước 3: Kết thúc kiểm tra

- Thành viên đoàn kiểm tra có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản với trưởng đoàn kiểm tra về kết quả nội dung kiểm tra, kết luận vi phạm nội dung được phân công kiểm tra và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, khách quan, trung thực về nội dung báo cáo, kết luận.

- Đoàn kiểm tra xây dựng dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra và kết luận kiểm tra.

Báo cáo kết quả kiểm tra phải có các nội dung chính: Kết quả kiểm tra, xác minh từng nội dung kiểm tra; kết luận rõ đúng, sai về từng nội dung đã được kiểm tra, xác minh; nêu rõ hành vi vi phạm phát hiện qua kiểm tra (nếu có); dẫn chiếu quy định pháp luật, quy định của Hội là căn cứ để kết luận đúng, sai; xác định rõ tính vi vi phạm; kiến nghị, đề xuất việc xử lý đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm; kiến nghị khắc phục hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan...

Dự thảo kết luận kiểm tra phải có các nội dung chính: Đánh giá việc thực hiện chính sách pháp luật, Điều lệ Hội, quy định của Hội, thực hiện nhiệm vụ của đối tượng được kiểm tra thuộc nội dung kiểm tra; kết luận về nội dung được kiểm tra; xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm (nếu có); các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đã được áp dụng; kiến nghị các biện pháp xử lý...

- Trưởng đoàn kiểm tra họp đoàn kiểm tra để thống nhất các nội dung trong báo cáo và dự thảo kết luận kiểm tra.

- Trưởng đoàn kiểm tra báo cáo tổ chức hội, cá nhân ban hành quyết định kiểm tra.

- Trưởng đoàn kiểm tra tổ chức hội nghị để công bố dự thảo kết luận kiểm tra: Trưởng đoàn kiểm tra thông báo cho thủ trưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân được kiểm tra về thời gian, địa điểm, thành phần tham dự hội nghị công bố dự thảo kết luận kiểm tra. Khi cần thiết có thể mời các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến đối tượng kiểm tra. Tại hội nghị công bố, trưởng đoàn kiểm tra thông qua dự thảo kết luận kiểm tra trước hội nghị để các thành viên tham gia ý kiến, đồng thời nêu rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện kết luận kiểm tra. Việc công bố dự thảo kết luận kiểm tra phải được lập thành biên bản.

- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày họp công bố dự thảo kết luận kiểm tra, đoàn kiểm tra hoàn chỉnh văn bản kết luận kiểm tra; gửi đến các tổ chức, cá nhân có liên quan, gửi đến người tố cáo nếu là đoàn kiểm tra, xác minh nội dung tố cáo và đối tượng được kiểm tra để thực hiện.

 - Lưu hồ sơ kiểm tra bao gồm: Quyết định kiểm tra; kế hoạch kiểm tra; văn bản yêu cầu giải trình; các biên bản kiểm tra; báo cáo, giải trình của đối tượng được kiểm tra; báo cáo kết quả kiểm tra; kết luận kiểm tra; văn bản về việc xử lý, kiến nghị việc xử lý; các tài liệu có liên quan đến việc kiểm tra.

- Theo dõi, đôn đốc, giám sát việc thực hiện kết luận của đoàn kiểm tra. Tiến hành kiểm tra việc thực hiện kết luận kiểm tra trong trường hợp cần thiết.

2. Quy trình giám sát

a) Giám sát thường xuyên được thực hiện bằng 2 hình thức: Giám sát trực tiếp và giám sát gián tiếp

  - Giám sát trực tiếp:

  + Phân công ủy viên ủy ban kiểm tra trực tiếp, thường xuyên theo dõi địa bàn, lĩnh vực, nắm tình hình phục vụ cho việc phát hiện dấu hiệu vi phạm nếu có.

  + Thông qua dự các hội nghị ban chấp hành cùng cấp và cấp dưới.

  + Thông qua nghe phản ánh, báo cáo từ các tổ chức Hội, ban, đơn vị cùng cấp và cấp dưới.

  + Giám sát tổ chức hội cùng cấp và cấp dưới thông qua các báo cáo định kỳ, hàng năm, báo cáo chuyên đề...

  - Giám sát gián tiếp:

  + Thông qua nhận xét, đánh giá của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể về công tác hội và phong trào nông dân.

  + Thông qua nghiên cứu kết quả giám sát của cấp ủy đảng đối với đảng viên là cán bộ hội nông dân các cấp.

  + Thông qua nắm tình hình từ các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị, các cơ quan bảo vệ pháp luật, phương tiện thông tin đại chúng, dư luận xã hội.

  + Thông qua đánh giá, phản ánh của hội viên, nông dân về tổ chức Hội, qua đơn thư phản ánh, khiếu nại, tố cáo.

  + Các cách thức giám sát khác...

  b) Giám sát theo chuyên đề: Thực hiện theo quy trình kiểm tra định kỳ, thường xuyên, theo chuyên đề (điểm a khoản 1).

  c) Xử lý kết quả giám sát

  - Kịp thời nhắc nhở, lưu ý, cảnh báo bằng các hình thức thích hợp theo thẩm quyền với đối tượng giám sát về những vấn đề cần thiết.

  - Nhận xét, đánh giá kết quả giám sát; xem xét trách nhiệm của đối tượng giám sát; xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý.

  - Yêu cầu đối tượng giám sát sửa chữa thiếu sót, khuyết điểm và khắc phục hậu quả (nếu có).

  - Yêu cầu tổ chức hội và lãnh đạo có thẩm quyền chỉ đạo đối tượng giám sát chấp hành thông báo kết quả giám sát.

  - Qua giám sát, nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm thì chủ thể giám sát có trách nhiệm báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định kiểm tra vụ việc.

Chương III

THI HÀNH KỶ LUẬT

 

Điều 12. Nguyên tắc xử lý kỷ luật

1. Cán bộ hội, hội viên đều bình đẳng trước kỷ luật của Hội, nếu vi phạm đến mức phải kỷ luật đều phải xử lý kỷ luật.

2. Xử lý kỷ luật phải công minh, khách quan, chính xác, kịp thời, đúng pháp luật và quy định của hội.

3. Khi xem xét xử lý kỷ luật, tổ chức hội có thẩm quyền phải căn cứ vào nội dung, mức độ, tính chất, tác hại, nguyên nhân vi phạm và các tình tiết có liên quan để xem xét, quyết định cho phù hợp và phải chịu trách nhiệm trước quyết định đó.

4. Khi thi hành kỷ luật Hội đối với cán bộ hội, hội viên là đảng viên, công chức, viên chức, tùy theo mức độ vi phạm, cấp ra quyết định kỷ luật kiến nghị cơ quan quản lý cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên đó xem xét, quyết định kỷ luật theo thẩm quyền.

5. Đối với cán bộ chuyên trách công tác hội nhưng không tham gia ban chấp hành, ủy ban kiểm tra vi phạm kỷ luật, thực hiện theo quy định của Luật Cán bộ, công chức; Luật Viên chức về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức.

6. Một nội dung vi phạm chỉ bị xử lý kỷ luật một lần bằng một hình thức kỷ luật. Việc áp dụng hình thức kỷ luật theo quy định của Điều lệ Hội và tiến hành bằng cách bỏ phiếu kín.

7. Hội nghị đề nghị xét kỷ luật và hội nghị quyết định kỷ luật chỉ hợp lệ khi có mặt hai phần ba (2/3) tổng số thành viên được triệu tập trở lên. Quyết định kỷ luật hoặc đề nghị kỷ luật phải được sự đồng ý của trên một phần hai (1/2) tổng số thành viên được triệu tập.

Việc đề nghị hình thức kỷ luật giải tán tổ chức Hội phải được sự đồng ý của ít nhất hai phần ba (2/3) số thành viên được triệu tập của hội nghị đề nghị xét kỷ luật và được sự đồng ý của trên một phần hai (1/2) số thành viên được triệu tập của hội nghị quyết định kỷ luật.

Đối với cấp quyết định kỷ luật, trường hợp kết quả bỏ phiếu quyết định các hình thức kỷ luật cụ thể mà không có hình thức kỷ luật nào đủ đa số phiếu theo quy định, thì cộng dồn số phiếu từ hình thức kỷ luật cao nhất xuống đến hình thức kỷ luật liền kề thấp hơn, đến hình thức kỷ luật nào mà kết quả có đủ đa số phiếu theo quy định thì lấy hình thức kỷ luật đó để quyết định.

8. Quyết định của cấp dưới về kỷ luật tổ chức hội và cán bộ hội, hội viên vi phạm phải báo cáo lên ban chấp hành, ủy ban kiểm tra cấp trên trực tiếp. Quyết định của cấp trên về kỷ luật tổ chức hội và cán bộ hội, hội viên vi phạm phải được thông báo đến cấp dưới, nơi có tổ chức hội và cán bộ hội, hội viên vi phạm.

9. Tổ chức hội quyết định kỷ luật oan, sai đối với cán bộ hội, hội viên phải hủy bỏ quyết định đó, đồng thời tự phê bình, kiểm điểm, rút kinh nghiệm, nếu vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì ban chấp hành, ban thường vụ, ủy ban kiểm tra cấp trên có thẩm quyền xem xét, quyết định. Cán bộ hội, hội viên bị kỷ luật oan, sai phải được xin lỗi và phục hồi quyền lợi.

10. Cán bộ hội, hội viên vi phạm đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang mắc bệnh hiểm nghèo, đang mất khả năng nhận thức hoặc bị bệnh đang điều trị nội trú tại bệnh viện, được cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận thì chưa xem xét, xử lý kỷ luật.

Điều 13. Đối tượng chịu hình thức kỷ luật của Hội

1.Tổ chức hội: Ban chấp hành, ban thường vụ, ủy ban kiểm tra hội nông dân các cấp; ban chấp hành chi hội, chi hội, tổ hội.

2. Cá nhân:

- Cán bộ hội giữ các chức vụ được bầu cử tại đại hội và hội nghị ở các cấp hội: Ủy viên ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ, ủy viên ủy ban kiểm tra, chủ tịch, phó chủ tịch, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra, ủy viên ban chấp hành chi hội, chi hội trưởng, chi hội phó, tổ trưởng, tổ phó tổ hội.

 - Hội viên.

Điều 14. Hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật

1. Không chấp hành đúng Điều lệ Hội, nghị quyết, quy định của hội gây hậu quả làm ảnh hưởng đến tổ chức hội và phong trào nông dân.

2. Vi phạm về đạo đức, tư cách làm mất niềm tin với cán bộ hội, hội viên, nông dân; xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên, nông dân.

3. Vi phạm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Điều 15. Hình thức kỷ luật

1. Đối với cá nhân

a) Khiển trách: Đối với những vi phạm không cố ý, mức độ ít nghiêm trọng, qua phê bình, nhắc nhở đã nhận ra sai sót và quyết tâm sửa chữa.

b) Cảnh cáo: Đối với những vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến tổ chức hội và phong trào nông dân.

c) Cách chức: Là hình thức kỷ luật cao nhất đối với cán bộ hội giữ các chức vụ được bầu cử trong tổ chức hội ở các cấp có vi phạm rất nghiêm trọng, gây dư luận xấu, ảnh hưởng lớn đến tổ chức hội và hoạt động hội, không còn tín nhiệm đối với tổ chức hội và hội viên, nông dân.

d) Xóa tên và thu hồi thẻ hội viên: Là hình thức kỷ luật cao nhất đối với hội viên khi mắc phải những vi phạm sau:

- Vi phạm pháp luật Nhà nước bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Vi phạm rất nghiêm trọng trong thực hiện Điều lệ Hội, nghị quyết, quy định của hội.

2. Đối với tổ chức hội

a) Khiển trách: Đối với những vi phạm nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng.

b) Cảnh cáo: Đối với những vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến tổ chức hội và phong trào nông dân.

c) Giải tán: Là hình thức kỷ luật cao nhất đối với tổ chức hội khi có hoạt động trái với Điều lệ Hội, nghị quyết, quy định của hội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng; hoạt động chống lại chủ trương, nghị quyết của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Những tổ chức hội vi phạm một trong các nội dung sau thì phải giải tán:

- Có hành động chống lại đường lối, chủ trương của Đảng với các hành vi cụ thể như: tổ chức, kích động, xúi giục, cưỡng bức cán bộ, hội viên, nông dân và Nhân dân mít tinh, biểu tình trái với quy định của pháp luật; xuyên tạc sự thật, xuyên tạc lịch sử, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng; có hành động cụ thể chống Đảng.

- Vi phạm đặc biệt nghiêm trọng nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt hội hoặc pháp luật Nhà nước với các hành vi như: Chi hội bỏ 1 năm không sinh hoạt; tổ hội bỏ 6 tháng không sinh hoạt; cố ý không chấp hành Điều lệ Hội, nghị quyết, quy định của hội, pháp luật của Nhà nước; chia rẽ bè phái, mất đoàn kết nghiêm trọng, không còn vai trò và tác dụng đối với Hội và phong trào nông dân.

Điều 16. Thời hiệu xử lý kỷ luật

1. Thời hiệu xử lý kỷ luật của Hội là thời hạn mà khi hết thời hạn đó thì tổ chức hội, cán bộ hội, hội viên có hành vi vi phạm không bị xử lý kỷ luật.

a) Thời hiệu xử lý kỷ luật của Hội được quy định như sau:

- 5 năm đối với những hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khiển trách.

- 10 năm đối với những hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo.

b) Thời hiệu xử lý kỷ luật được tính từ thời điểm có hành vi vi phạm. Nếu trong thời hạn quy định tại điểm a khoản này, tổ chức hội hoặc cán bộ hội, hội viên có hành vi vi phạm mới thì thời hiệu xử lý kỷ luật đối với vi phạm cũ được tính lại kể từ thời điểm thực hiện hành vi vi phạm mới.

2. Không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật của Hội đối với những hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức giải tán đối với tổ chức hội, cách chức đối với cán bộ hội, xóa tên và thu hồi thẻ hội viên đối với hội viên.

Điều 17. Thẩm quyền thi hành kỷ luật đối với cá nhân

1. Tổ hội, chi hội (nơi không có tổ hội)

a) Kiểm điểm cán bộ hội, hội viên vi phạm.

b) Đề nghị với ban chấp hành chi hội xem xét, quyết định kỷ luật đối với cán bộ hội, hội viên vi phạm.

2. Ban chấp hành chi Hội

a) Quyết định khiển trách hội viên, tổ trưởng tổ hội (trường hợp không là ủy viên ban chấp hành chi hội), tổ phó tổ hội.

b) Đề nghị với cấp trên trực tiếp quyết định hình thức kỷ luật cảnh cáo, xóa tên và thu hồi thẻ hội viên đối với hội viên; cảnh cáo, cách chức đối với tổ trưởng, tổ phó tổ hội; hình thức kỷ luật đối với ủy viên ban chấp hành chi hội, chi hội trưởng, chi hội phó.

3. Ban thường vụ, ban chấp hành hội nông dân cấp cơ sở

a) Ban thường vụ hội nông dân cấp cơ sở:

- Quyết định khiển trách, cảnh cáo ủy viên ban chấp hành chi hội, chi hội phó, ủy viên ủy ban kiểm tra hội nông dân cấp cơ sở.

- Quyết định cảnh cáo hội viên, tổ trưởng, tổ phó tổ hội.

- Đề nghị với ban chấp hành hội nông dân cấp cơ sở quyết định hình thức kỷ luật đối với cá nhân theo thẩm quyền.

b) Ban chấp hành hội nông dân cấp cơ sở:

- Quyết định xóa tên và thu hồi thẻ hội viên.

- Quyết định khiển trách, cảnh cáo chi hội trưởng, ủy viên ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra hội nông dân cấp cơ sở.

- Quyết định cách chức ủy viên ban chấp hành chi hội, chi hội trưởng (trường hợp không là ủy viên ban chấp hành hội nông dân cấp cơ sở), chi hội phó, tổ trưởng, tổ phó tổ hội; ủy viên ủy ban kiểm tra hội nông dân cấp cơ sở.

- Đề nghị với cấp trên trực tiếp quyết định hình thức kỷ luật cách chức đối với ủy viên ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra hội nông dân cấp cơ sở.

- Đối với chủ tịch, phó chủ tịch, chủ nhiệm ủy ban kiểm tra hội nông dân cấp cơ sở vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật, ban chấp hành xin ý kiến cấp ủy cấp quản lý cán bộ trước khi đề nghị cấp trên trực tiếp quyết định kỷ luật.

4. Ban thường vụ, ban chấp hành hội nông dân cấp huyện

a) Ban thường vụ hội nông dân cấp huyện:

- Quyết định khiển trách, cảnh cáo ủy viên ủy ban kiểm tra hội nông dân cấp huyện.

- Quyết định cách chức ủy viên ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra hội nông dân cấp cơ sở, chi hội trưởng (trường hợp là ủy viên ban chấp hành hội nông dân cấp cơ sở).

- Đề nghị với ban chấp hành hội nông dân cấp huyện quyết định hình thức kỷ luật đối với cá nhân theo thẩm quyền.

b) Ban chấp hành hội nông dân cấp huyện:

- Quyết định khiển trách, cảnh cáo chủ tịch, phó chủ tịch, chủ nhiệm ủy ban kiểm tra hội nông dân cấp cơ sở; ủy viên ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra hội nông dân cấp huyện.

- Quyết định cách chức chủ tịch hội nông dân cấp cơ sở (trường hợp không là ủy viên ban chấp hành hội nông dân cấp huyện), phó chủ tịch, chủ nhiệm ủy ban kiểm tra hội nông dân cấp cơ sở; ủy viên ủy ban kiểm tra hội nông dân cấp huyện.

- Đề nghị cấp trên trực tiếp quyết định hình thức kỷ luật cách chức đối với ủy viên ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra hội nông dân cấp huyện.

- Đối với chủ tịch, phó chủ tịch, chủ nhiệm ủy ban kiểm tra hội nông dân cấp huyện vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật, ban chấp hành xin ý kiến cấp ủy cấp quản lý cán bộ trước khi đề nghị cấp trên trực tiếp quyết định kỷ luật.

5. Ban thường vụ, ban chấp hành hội nông dân cấp tỉnh

a) Ban thường vụ hội nông dân cấp tỉnh:

- Quyết định khiển trách, cảnh cáo ủy viên ủy ban kiểm tra hội nông dân cấp tỉnh.

- Quyết định cách chức ủy viên ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra hội nông dân cấp huyện, chủ tịch hội nông dân cấp cơ sở (trường hợp là ủy viên ban chấp hành hội nông dân cấp huyện).

- Đề nghị với ban chấp hành hội nông dân cấp tỉnh quyết định hình thức kỷ luật đối với cá nhân theo thẩm quyền.

b) Ban chấp hành hội nông dân cấp tỉnh:

- Quyết định khiển trách, cảnh cáo chủ tịch, phó chủ tịch, chủ nhiệm ủy ban kiểm tra hội nông dân cấp huyện; ủy viên ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra hội nông dân cấp tỉnh.

- Quyết định cách chức chủ tịch hội nông dân cấp huyện (trường hợp không là ủy viên ban chấp hành hội nông dân cấp tỉnh), phó chủ tịch, chủ nhiệm ủy ban kiểm tra hội nông dân cấp huyện; ủy viên ủy ban kiểm tra hội nông dân cấp tỉnh.

- Đề nghị với cấp trên trực tiếp quyết định hình thức kỷ luật cách chức đối với ủy viên ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra hội nông dân cấp tỉnh.

- Đối với chủ tịch, phó chủ tịch, chủ nhiệm ủy ban kiểm tra hội nông dân cấp tỉnh vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật, ban chấp hành xin ý kiến cấp ủy cấp quản lý cán bộ trước khi đề nghị cấp trên trực tiếp quyết định kỷ luật.

 

6. Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Trung ương Hội

a) Ban Thường vụ Trung ương Hội:

- Quyết định khiển trách, cảnh cáo phó chủ tịch, chủ nhiệm ủy ban kiểm tra hội nông dân cấp tỉnh; ủy viên y ban Kiểm tra Trung ương Hội.

- Quyết định cách chức ủy viên ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra hội nông dân cấp tỉnh, chủ tịch hội nông dân cấp huyện (trường hợp là ủy viên ban chấp hành hội nông dân cấp tỉnh).

- Đề nghị với Ban Chấp hành Trung ương Hội quyết định hình thức kỷ luật đối với cá nhân theo thẩm quyền.

b) Ban Chấp hành Trung ương Hội:

- Quyết định khiển trách, cảnh cáo chủ tịch hội nông dân cấp tỉnh; ủy viên Ban Chấp hành, y viên Ban Thường vụ Trung ương Hội, phó chủ nhiệm, chủ nhiệm y ban Kiểm tra Trung ương Hội;

- Quyết định cách chức chủ tịch, phó chủ tịch, chủ nhiệm ủy ban kiểm tra hội nông dân cấp tỉnh; ủy viên Ban Chấp hành, ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Hội, ủy viên, phó chủ nhiệm, chủ nhiệm y ban Kiểm tra Trung ương Hội.

- Việc xem xét, xử lý kỷ luật đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội, Ban Chấp hành Trung ương Hội báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng.

7. Ủy ban kiểm tra hội nông dân các cấp

a) Tiếp nhận hồ sơ đề nghị kỷ luật cách chức của cấp dưới, xem xét và đề nghị với ban thường vụ, ban chấp hành hội nông dân cùng cấp quyết định kỷ luật.

b) Xem xét, đề nghị với ban thường vụ, ban chấp hành hội nông dân cùng cấp quyết định hình thức kỷ luật theo thẩm quyền đối với ủy viên ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ, ủy viên, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra cùng cấp.

c) Quyết định kỷ luật khiển trách, cảnh cáo đối với ủy viên ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ, ủy viên, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra cấp dưới trong trường hợp cán bộ vi phạm nhưng ban chấp hành, ban thường vụ cấp dưới không xem xét, xử lý kỷ luật hoặc xử lý kỷ luật không đúng mức vi phạm.

Điều 18. Thi hành kỷ luật cách chức đối với cán bộ hội giữ nhiều chức vụ

1. Cán bộ hội giữ nhiều chức vụ bị kỷ luật cách chức thì tùy mức độ, tính chất vi phạm mà cách chức một hay nhiều chức vụ.

2. Trường hợp kỷ luật cách chức cán bộ giữ nhiều chức vụ trong một cấp:

 a) Nếu cách chức chủ tịch hoặc phó chủ tịch ban chấp hành thì còn là ủy viên ban thường vụ, ủy viên ban chấp hành; nếu cách chức ủy viên ban thường vụ thì còn ủy viên ban chấp hành; nếu cách chức ủy viên ban chấp hành thì đương nhiên không còn chức chủ tịch hoặc phó chủ tịch ban chấp hành và ủy viên ban thường vụ.

b) Nếu cách chức chủ nhiệm hoặc phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra thì còn là ủy viên ủy ban kiểm tra; nếu cách chức ủy viên ủy ban kiểm tra thì đương nhiên không còn là chủ nhiệm hoặc phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra của cấp đó.

c) Trường hợp cán bộ vừa là ủy viên ban chấp hành vừa là ủy viên ủy ban kiểm tra cùng cấp, nếu bị thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức ủy viên ban chấp hành thì không còn chức ủy viên ủy ban kiểm tra, nếu cách chức ủy viên ủy ban kiểm tra thì tùy thuộc mức độ vi phạm để đề nghị ban chấp hành cùng cấp xem xét tư cách ủy viên ban chấp hành.

3. Trường hợp cán bộ là ủy viên ban chấp hành nhiều cấp vi phạm kỷ luật ở cấp nào thì việc xem xét, quyết định kỷ luật được tiến hành như đối với ủy viên ban chấp hành ở cấp đó và thông báo đến các ban chấp hành mà cán bộ đó là ủy viên. Nếu bị thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức ủy viên ban chấp hành ở cấp dưới thì đương nhiên không còn là ủy viên ban chấp hành ở cấp trên. Nếu bị thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức ủy viên ban chấp hành ở cấp trên thì đối với chức vụ ủy viên ban chấp hành ở cấp dưới sẽ do ban chấp hành cấp đó xem xét, đề nghị theo thẩm quyền.

Điều 19. Thẩm quyền thi hành kỷ luật đối với tổ chức hội

1. Ban chấp hành hội nông dân cấp cơ sở: Quyết định kỷ luật khiển trách, cảnh cáo đối với ban chấp hành chi hội, chi hội, tổ hội.

2. Ban thường vụ hội nông dân cấp huyện: Quyết định kỷ luật khiển trách, cảnh cáo đối với ủy ban kiểm tra hội nông dân cấp cơ sở.

3. Ban chấp hành hội nông dân cấp huyện: Quyết định kỷ luật khiển trách, cảnh cáo đối với ban chấp hành, ban thường vụ hội nông dân cấp cơ sở.

4. Ban thường vụ hội nông dân cấp tỉnh: Quyết định kỷ luật khiển trách, cảnh cáo đối với ủy ban kiểm tra hội nông dân cấp huyện.

5. Ban chấp hành hội nông dân cấp tỉnh: Quyết định kỷ luật khiển trách, cảnh cáo đối với ban chấp hành, ban thường vụ hội nông dân cấp huyện.

6. Ban Thường vụ Trung ương Hội: Quyết định kỷ luật khiển trách, cảnh cáo đối với ủy ban kiểm tra hội nông dân cấp tỉnh.

7. Ban Chấp hành Trung ương Hội: Quyết định kỷ luật đối với ban chấp hành, ban thường vụ hội nông dân cấp tỉnh, Ban Thường vụ Trung ương Hội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương Hội.

8. Tổ chức Hội bị kỷ luật giải tán do ban chấp hành cấp trên trực tiếp đề nghị; ban chấp hành cấp trên một cấp quyết định. Quyết định giải tán tổ chức hội phải báo cáo ban chấp hành hội cấp trên trực tiếp và Ủy ban Kiểm tra Trung ương Hội.

9. Ủy ban kiểm tra hội nông dân các cấp có trách nhiệm xem xét, đề nghị ban thường vụ, ban chấp hành cùng cấp quyết định kỷ luật đối với tổ chức hội vi phạm.

Điều 20. Chuẩn y, thay đổi hoặc xóa bỏ hình thức kỷ luật

1. Ban chấp hành, ban thường vụ, ủy ban kiểm tra hội nông dân cấp trên có thẩm quyền chuẩn y, thay đổi hoặc xóa bỏ hình thức kỷ luật đối với cán bộ, hội viên, tổ chức hội vi phạm do tổ chức hội có thẩm quyền cấp dưới đã quyết định.

2. Trường hợp phải thay đổi bằng hình thức kỷ luật cao hơn, vượt quá thẩm quyền phải báo cáo tổ chức hội có thẩm quyền quyết định.

Điều 21. Đình chỉ sinh hoạt, hoạt động hội; đình chỉ sinh hoạt, công tác, chức vụ đối với cá nhân

1. Đình chỉ sinh hoạt, hoạt động hội áp dụng đối với tổ chức hội đang trong quá trình kiểm tra, xem xét vi phạm trong trường hợp cần thiết.

Đình chỉ sinh hoạt đối với hội viên và đình chỉ công tác, chức vụ đối với cán bộ hội đang trong quá trình kiểm tra, xem xét vi phạm trong trường hợp cần thiết.

2. Tổ chức hội có thẩm quyền giải tán tổ chức hội vi phạm thì có thẩm quyền đình chỉ sinh hoạt, hoạt động của tổ chức đó. Thời hạn đình chỉ sinh hoạt, hoạt động của tổ chức hội không quá 90 ngày.

3. Tổ chức hội nào có thẩm quyền xóa tên, thu hồi thẻ hội viên thì có thẩm quyền đình chỉ sinh hoạt của hội viên. Thời hạn đình chỉ sinh hoạt của hội viên không quá 90 ngày.

4. Tổ chức hội nào có thẩm quyền quyết định kỷ luật cán bộ hội vi phạm, sau khi đã thống nhất với cấp ủy cấp quản lý cán bộ hội vi phạm thì tổ chức đó có thẩm quyền đình chỉ công tác, đình chỉ chức vụ để phục vụ quá trình điều tra của cơ quan chức năng hoặc đình chỉ chức vụ để phục vụ quá trình kiểm tra, xác minh, kết luận vi phạm. Thời hạn đình chỉ không quá 90 ngày. Quá thời gian 90 ngày, nếu chưa có kết luận điều tra, kiểm tra, trong trường hợp cần thiết có thể tiếp tục đình chỉ lần thứ 2. Thời gian đình chỉ lần 2 không quá 90 ngày.

5. Trong thời gian bị đình chỉ công tác, đình chỉ chức vụ để phục vụ quá trình điều tra của cơ quan chức năng hoặc đình chỉ chức vụ để phục vụ quá trình kiểm tra, xác minh, kết luận vi phạm, cán bộ hội bị đình chỉ vẫn được hưởng lương, phụ cấp chức vụ (nếu có).

Điều 22. Thời hạn áp dụng hình thức kỷ luật

1. Cán bộ bị kỷ luật từ khiển trách trở lên, trong vòng 12 tháng kể từ ngày có quyết định kỷ luật, không được bầu vào ban chấp hành, ban thường vụ, ủy ban kiểm tra; không được bổ nhiệm vào các chức vụ tương đương hoặc cao hơn.

2. Sau 12 tháng kể từ ngày có quyết định kỷ luật với hình thức khiển trách hoặc cảnh cáo, nếu tổ chức, cá nhân không tiếp tục vi phạm Điều lệ Hội đến mức phải xử lý kỷ luật thì quyết định kỷ luật chấm dứt hiệu lực mà không cần phải có văn bản về việc chấm dứt hiệu lực.

3. Trường hợp hội viên bị kỷ luật với hình thức xóa tên và thu hồi thẻ hội viên, sau 12 tháng nếu cá nhân có nguyện vọng muốn được tiếp tục vào hội thì thực hiện theo quy định của Điều lệ Hội và Hướng dẫn thi hành Điều lệ Hội về kết nạp hội viên.

Điều 23. Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức hội

Bước 1: Tổ chức hội vi phạm kỷ luật chuẩn bị bản tự kiểm điểm, tự nhận hình thức kỷ luật

- Tập thể hoặc người đứng đầu tổ chức hội vi phạm chuẩn bị nội dung kiểm điểm về tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, xác định mức độ ảnh hưởng, trách nhiệm của từng thành viên. Sau khi thảo luận, góp ý, phân tích rõ nguyên nhân, tính chất, mức độ vi phạm thì bỏ phiếu kín tự nhận hình thức kỷ luật của tổ chức và báo cáo tổ chức hội có thẩm quyền xem xét, quyết định kỷ luật.

- Ủy ban kiểm tra làm việc với tổ chức hội vi phạm, trao đổi về nội dung vi phạm và những vấn đề còn khác nhau giữa báo cáo của tổ chức hội vi phạm với kết quả kiểm tra, xác minh để làm rõ thêm về nội dung, mức độ, tính chất, tác hại và nguyên nhân của vi phạm. Ủy ban kiểm tra hoàn chỉnh báo cáo về việc xem xét thi hành kỷ luật gửi lên tổ chức hội có thẩm quyền quyết định kỷ luật.

- Hồ sơ gửi tổ chức hội có thẩm quyền quyết định kỷ luật gồm:

   + Bản tự kiểm điểm của tổ chức hội vi phạm.

   + Biên bản họp của tổ chức hội kiểm điểm, tự nhận hình thức kỷ luật (ghi rõ thời gian, thành phần, số người dự họp, số người được triệu tập, tóm tắt ý kiến phát biểu của các thành viên, kết quả bỏ phiếu kín tự nhận hình thức kỷ luật, kết luận).

   + Báo cáo của ủy ban kiểm tra về việc xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức hội vi phạm.

   + Các tài liệu, hồ sơ có liên quan (kết luận của các cơ quan công an, thanh tra, kiểm tra…; quyết định kỷ luật của Đảng, chính quyền, đoàn thể khác; báo cáo kết quả kiểm tra, xác minh; các tài liệu điều tra, xác minh… nếu có).

Bước 2: Tổ chức hội có thẩm quyền quyết định kỷ luật (ban chấp hành hoặc ban thường vụ) họp xem xét, quyết định kỷ luật

- Trước khi họp để xem xét, quyết định kỷ luật, đại diện tổ chức hội có thẩm quyền quyết định kỷ luật sẽ nghe đại diện tổ chức hội vi phạm trình bày ý kiến và ý kiến này được báo cáo đầy đủ (kèm theo bản tự kiểm điểm).

Nếu đại diện tổ chức hội vi phạm có lý do chính đáng mà không trực tiếp trình bày ý kiến thì báo cáo bằng văn bản và phải chấp hành sau khi quyết định kỷ luật.

- Tổ chức hội có thẩm quyền kỷ luật nghe ủy ban kiểm tra báo cáo; trình bày báo cáo của tổ chức hội vi phạm và tổ chức, cá  nhân có liên quan không đồng ý hoặc có ý kiến khác với ủy ban kiểm tra; đề xuất ý kiến trong việc xử lý kỷ luật.

- Tổ chức hội có thẩm quyền kỷ luật tổ chức họp xét kỷ luật; đại diện tổ chức hội vi phạm trình bày bản tự kiểm điểm và tự nhận hình thức kỷ luật theo kết quả bỏ phiếu ở bước 1; hội nghị thảo luận và tiến hành bỏ phiếu kín quyết định về việc thi hành kỷ luật đối với tổ chức hội vi phạm.

Bước 3: Công bố quyết định kỷ luật

Cấp nào ra quyết định kỷ luật thì cấp đó công bố quyết định kỷ luật. Quyết định kỷ luật được giao đến tổ chức hội vi phạm để thi hành và báo cáo ban thường vụ, ủy ban kiểm tra cấp trên trực tiếp và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Quyết định kỷ luật tổ chức hội vi phạm có hiệu lực ngay sau khi công bố quyết định.

Điều 24. Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với cá nhân

Bước 1: Tổ chức họp kiểm điểm cá nhân vi phạm

- Cá nhân vi phạm phải làm bản kiểm điểm và tự nhận hình thức kỷ luật.

- Đơn vị quản lý trực tiếp cán bộ vi phạm; chi hội, tổ hội nơi hội viên sinh hoạt tổ chức họp để cá nhân vi phạm kiểm điểm và tự nhận hình thức kỷ luật trước tập thể. Hội nghị thảo luận, phân tích rõ nguyên nhân, tính chất, mức độ vi phạm và tiến hành bỏ phiếu kín để kiến nghị, đề xuất về việc thi hành kỷ luật.

Đối với cán bộ vi phạm là ủy viên ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ, ủy viên ủy ban kiểm tra thì cùng với việc kiểm điểm ở đơn vị quản lý trực tiếp cán bộ còn phải kiểm điểm ở ban chấp hành, ban thường vụ, ủy ban kiểm tra. Đối với hội viên vi phạm là ủy viên ban chấp hành chi hội, ủy viên ban chấp hành cơ sở hội, ủy viên ủy ban kiểm tra thì cùng với việc kiểm điểm ở chi, tổ hội sinh hoạt còn phải kiểm điểm ở ban chấp hành, ủy ban kiểm tra nơi hội viên đó là ủy viên.

   - Tổ chức hội có thẩm quyền đề nghị kỷ luật tổ chức họp để cá nhân vi phạm kiểm điểm và tự nhận hình thức kỷ luật trước tập thể. Đoàn kiểm tra của ủy ban kiểm tra báo cáo kết quả xác minh, kết luận vi phạm. Hội nghị thảo luận, phân tích rõ nguyên nhân, tính chất, mức độ vi phạm. Hội nghị tiến hành bỏ phiếu kín đề nghị về việc thi hành kỷ luật.

   Nếu cá nhân vi phạm cố tình vắng mặt hoặc không tự giác kiểm điểm thì hội nghị vẫn tiến hành họp và bỏ phiếu kín đề nghị về việc thi hành kỷ luật, sau đó thông báo cho cá nhân vi phạm biết.

   - Tổ chức hội có thẩm quyền đề nghị kỷ luật gửi hồ sơ đề nghị kỷ luật lên cấp có thẩm quyền quyết định kỷ luật.

- Hồ sơ đề nghị kỷ luật gồm:

   + Bản tự kiểm điểm của cá nhân vi phạm; sơ yếu lý lịch hoặc lý lịch trích ngang tùy từng trường hợp cụ thể.

   + Biên bản họp xét đề nghị kỷ luật (ghi rõ thời gian, thành phần, số người dự họp, số người được triệu tập, tóm tắt ý kiến phát biểu của các thành viên, kết quả bỏ phiếu kín đề nghị kỷ luật, kết luận).

   + Văn bản đề nghị của tổ chức hội có thẩm quyền đề nghị kỷ luật.

   + Các tài liệu, hồ sơ có liên quan (kết luận của các cơ quan công an, thanh tra, kiểm tra…; quyết định kỷ luật của Đảng, chính quyền, đoàn thể khác; báo cáo kết quả kiểm tra, xác minh; các tài liệu điều tra, xác minh… nếu có)

Bước 2: Tổ chức họp xem xét, quyết định kỷ luật

- Tổ chức hội có thẩm quyền quyết định kỷ luật tiến hành các biện pháp thu thập đầy đủ chứng cứ, tài liệu có liên quan để kết luận vi phạm. Trong trường hợp cần thiết có thể thành lập đoàn kiểm tra, xác minh tiếp tục xác minh nội dung, mức độ vi phạm.

- Tổ chức hội có thẩm quyền kỷ luật tổ chức họp xét kỷ luật; trong trường hợp cần thiết có thể triệu tập cá nhân vi phạm tham gia hội nghị xét kỷ luật; hội nghị nghe đoàn kiểm tra của ủy ban kiểm tra báo cáo; hội nghị thảo luận, phân tích rõ nguyên nhân, tính chất, mức độ vi phạm và tiến hành bỏ phiếu kín quyết định về việc thi hành kỷ luật đối với cá nhân vi phạm.

Bước 3: Công bố quyết định kỷ luật

Cấp nào ra quyết định kỷ luật thì cấp đó công bố quyết định hoặc có thể giao cho cấp dưới công bố quyết định. Quyết định kỷ luật được giao đến cá nhân vi phạm để thi hành và báo cáo ban thường vụ, ủy ban kiểm tra cấp trên trực tiếp và các tổ chức, cá nhân có liên quan. Nếu cá nhân vi phạm là đảng viên, tham gia nhiều cơ quan, tổ chức thì phải thông báo đến cơ quan lãnh đạo mà cá nhân đó là thành viên.

Quyết định kỷ luật cá nhân vi phạm có hiệu lực ngay sau khi công bố quyết định.

Điều 25. Giải quyết khiếu nại về kỷ luật Hội

1. Tổ chức hội, cán bộ, hội viên bị kỷ luật không đồng ý với quyết định kỷ luật thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận quyết định kỷ luật có quyền khiếu nại lên cấp ra quyết định kỷ luật. Khiếu nại thuộc thẩm quyền xử lý kỷ luật của cấp nào thì cấp đó giải quyết lần đầu. Trong trường hợp còn khiếu nại tiếp thì tổ chức hội có thẩm quyền cấp trên tiếp tục giải quyết. Không khiếu nại vượt cấp khi chưa giải quyết xong. Không gửi đơn khiếu nại đến nhiều cấp, đến các tổ chức, cá nhân không có thẩm quyền giải quyết. Không khiếu nại hộ.

2. Ủy ban Kiểm tra Trung ương Hội là cấp giải quyết khiếu nại cuối cùng đối với các đối tượng bị xử lý kỷ luật do tổ chức hội cấp tỉnh trở xuống quyết định.

 3. Ban Chấp hành Trung ương Hội là cấp giải quyết khiếu nại cuối cùng đối với các đối tượng bị xử lý kỷ luật do Ủy ban Kiểm tra Trung ương Hội, Ban Thường vụ Trung ương Hội, Ban Chấp hành Trung ương Hội quyết định.

4. Khi nhận khiếu nại kỷ luật, chậm nhất 90 ngày đối với cấp tỉnh, huyện, cơ sở; 180 ngày đối với cấp Trung ương kể từ ngày nhận được khiếu nại phải xem xét, giải quyết, trả lời cho tổ chức hội hoặc cán bộ, hội viên khiếu nại biết.

5. Ủy ban kiểm tra sau khi giải quyết khiếu nại kỷ luật Hội phải báo cáo ban thường vụ cùng cấp. Ban thường vụ sau khi giải quyết khiếu nại kỷ luật Hội phải báo cáo ban chấp hành cùng cấp.

6. Tổ chức hội khi nhận được khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết thì chuyển cho tổ chức hội có thẩm quyền giải quyết, đồng thời thông báo cho người khiếu nại biết.

7. Trong khi chờ giải quyết khiếu nại, tổ chức hội và cán bộ, hội viên bị kỷ luật phải chấp hành nghiêm chỉnh quyết định kỷ luật.

Điều 26. Quy trình giải quyết khiếu nại về kỷ luật của Hội

Bước 1: Căn cứ vào đơn khiếu nại của tổ chức hội, cán bộ, hội viên bị kỷ luật, ủy ban kiểm tra cấp có thẩm quyền giải quyết khiếu nại kỷ luật nghiên cứu hồ sơ kỷ luật, trong trường hợp thấy có dấu hiệu vi phạm thì thành lập đoàn kiểm tra; chuẩn bị văn bản và tài liệu phục vụ việc kiểm tra.

Bước 2: Đoàn kiểm tra nghiên cứu hồ sơ kỷ luật, làm việc với người khiếu nại, tổ chức hội nơi người khiếu nại công tác, sinh hoạt; tổ chức hội đề nghị kỷ luật, quyết định kỷ luật, các tổ chức, cá nhân có liên quan để trao đổi, làm rõ những điểm khác nhau giữa nội dung khiếu nại kỷ luật với quyết định kỷ luật.

Bước 3: Đoàn kiểm tra tổ chức hội nghị với ban thường vụ, ủy ban kiểm tra (nơi ban hành quyết định kỷ luật), trao đổi kết quả thẩm tra, xác minh; hội nghị thảo luận và đề nghị. Đoàn kiểm tra báo cáo ủy ban kiểm tra kết quả giải quyết khiếu nại.

Bước 4: Ủy ban kiểm tra họp nghe báo cáo kết quả giải quyết khiếu nại của đoàn kiểm tra; ủy ban thảo luận, kết luận và quyết định giải quyết khiếu nại; yêu cầu tổ chức hội cấp dưới về những vấn đề cần tiếp tục giải quyết (nếu có).

Bước 5: Đại diện ủy ban kiểm tra thông báo quyết định giải quyết khiếu nại đến tổ chức Hội có liên quan, tổ chức Hội khiếu nại hoặc người khiếu nại.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 27. Trách nhiệm thi hành Quy định

Các cấp hội và hội viên Hội Nông dân Việt Nam có trách nhiệm thi hành Quy định này; ban chấp hành hội nông dân các cấp tổ chức triển khai thi hành Quy định này.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương Hội hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thi hành Quy định này.

Điều 28. Hiệu lực của Quy định

Quy định này đã được Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khóa VII ngày 22/7/2019 thông qua và có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành, thay thế Quy định số 943 - QĐ/HNDTW ngày 30/9/2013 của Ban Thường vụ Trung ương Hội khóa VI về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Hội Nông dân Việt Nam.

Việc sửa đổi, bổ sung Quy định do Ban Chấp hành Trung ương Hội xem xét, quyết định./.

 

Nơi nhận:                                                     

- Ban Tổ chức TW Đảng,

- Ủy ban Kiểm tra TW Đảng,  để b/c                                            

- Ban Dân vận TW Đảng,

- Văn phòng TW Đảng,          

- Các đ/c UV BCH TW Hội,

- Các đ/c UV UBKT TW Hội,

- Hội Nông dân 63 tỉnh, thành phố,

- Các Ban, đơn vị TW Hội,

- Lưu VT, UBKT.                                               

T/M BAN CHẤP HÀNH

CHỦ TỊCH

(đã ký)

 

 

 

 

Thào Xuân Sùng