Hội thảo giới thiệu sản phẩm Bentonit và phân bón lá Nano vi lượng trong sản xuất kinh tế nông nghiệp

Sáng ngày 25/6/2020 Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Viện Công nghệ Môi trường thuộc Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức Hội thảo về sử dụng chất bentonit và phân bón lá nano vi lượng trong canh tác các loại cây trồng chủ lực của tỉnh như nho, táo, măng tây xanh và ngô (bắp).

             Sáng ngày 25/6/2020 Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Viện Công nghệ Môi trường thuộc Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức Hội thảo về sử dụng chất bentonit và phân bón lá nano vi lượng trong canh tác các loại cây trồng chủ lực của tỉnh như nho, táo, măng tây xanh và ngô (bắp) cho 45 cán bộ, hội viên nông dân tham dự hội thảo.

Việc sử dụng chất bentonit và phân bón lá nano vi lượng trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông dân, nông thôn thuộc Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Quốc gia về "Nghiên cứu ứng dụng chất bentonit và phân bón lá nano để cải tạo đất, nâng cao nâng suất cây trồng và tiết kiệm nước nhằm ứng phó với tình trạng khô hạn tại Ninh Thuận và một số tỉnh vùng Nam Trung Bộ" do Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Thuận, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Viện Công nghệ Môi trường thuộc Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam triển khai trong giai đoạn năm 2016 - 2020. Kết quả nhóm chuyên gia nghiên cứu trên các mô hình kinh tế nông nghiệp cây nho, táo, măng tây xanh, bắp. Dự án thực hiện trình diện tại 04 mô hình trồng nho gần 6 sào, 05 mô hình trồng táo trên 8 sào, 01 mô hình trồng măng tây xanh trên 5,5 sào, 01 mô hình trồng bắp trên 5 sào sử dụng chất Bentonit và phân bón lá Nano vi lượng có tác dụng giữ độ ẩm cho cây trồng giảm được thời gian tưới nhỏ giọt được khoảng 20% giá trị sản xuất. Cụ thể dự án triển khai thực hiện trên 1,8 sào nho của ông Lê Văn Cảnh, tại thôn Thái An, xã Vĩnh Hải cho kết quả khả quan. Dự án triển khai thực hiện trên 1,5 sào táo của ông Nguyễn Trung Lâm, khu phố 10, phường Văn Hải đều cho kết quả khả quan. Chất Bentonit tự nhiên có ở mỏ Tam Bố, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.

Qua kết quả nghiên cứu và áp dụng thành công tại các mô hình được Sở Khoa học và Cộng nghề tỉnh Ninh Thuận, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Viện Công nghệ Môi trường triển khai được các hộ nông dân tham gia dự án đánh giá cao, tính hiệu quả của việc sử dụng bentonit trong cải tạo đất, chống hạn cho cây trồng. Từ đó Hội phối hợp với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tích cực vận động bà con nông dân sử dụng bentonit tự nhiên và phân bón lá nano vi lượng dùng để trộn vào đất cát trồng các loại cây nho, táo, măng tây xanh, đặc biệt bentonit phù hợp với đất cát trồng cây măng tây xanh rất có hiệu quả kinh tế, góp phần tăng thu nhập và giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động khu vực nông thôn.