Đào tạo giảng viên (tot) cấp tỉnh về canh tác lúa thân thiện với môi trường Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân áp dụng canh tác lúa thân thiện với môi trường” tại Việt Nam (Dự án lúa)

Trong khuôn khổ triển khai thực hiện hoạt động Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân áp dụng canh tác lúa thân thiện với môi trường tại Việt Nam” tại Ninh Thuận do Quỹ BRACE tài trợ thông qua Trung ương Hội Nông dân Việt Nam.

            Trong khuôn khổ triển khai thực hiện hoạt động Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân áp dụng canh tác lúa thân thiện với môi trường tại Việt Nam” tại Ninh Thuận do Quỹ BRACE tài trợ thông qua Trung ương Hội Nông dân Việt Nam. Mục tiêu của Dự án là tuyên truyền, giúp nông dân áp dụng phương pháp canh tác thân thiện với môi trường và kỹ thuật canh tác lúa cải tiến (SRI) từ đó góp phần giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, phát triển nông nghiệp hiện đại và bền vững nhằm giúp người nông dân thích ứng với biến đổi khí hậu bằng cách hỗ trợ nông dân và tổ chức của họ tại vùng nông thôn Việt Nam. Với mong muốn kết quả chủ yếu đạt được là (1) Nâng cao kỹ thuật canh tác lúa thân thiện với môi trường cho nông dân trồng lúa (trong đó tập trung vào 3 kỹ thuật chính bao gồm giảm phân hóa học, tưới ướt khô xen kẽ, xử lý rơm rạ); (2) Nâng cao nhận thức của nông dân, người tiêu dùng và các bên liên quan về lợi ích của phương pháp canh tác lúa thân thiện với môi trường; và (3) Nâng cao giá trị sản phẩm gạo trồng theo phương pháp canh tác lúa thân thiện với môi trường và đưa ra thị trường tiêu thụ.

 

Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Ban Quản lý Dự án Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã tổ chức 2 lớp bồi dưỡng và đào tạo Giảng viên nguồn về canh tác lúa thân thiện với môi trường qua hình thức trực tuyến cho Hội Nông dân các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận, Phú Yên, Quảng Nam. Nhằm nâng cao kỹ năng truyền thông giúp thay đổi hành vi thông qua áp dụng khoa học hành vi trong công tác truyền thông cho cán bộ Hội Nông dân các cấp, cán bộ Ban Quản lý dự án, giảng viên nguồn của dự án trong tuyên truyền, vận động nông dân áp dụng canh tác lúa thân thiện với môi trường tại Việt Nam. Lớp 1 từ ngày 7-10/9/2021 cho 12 cán bộ cấp tỉnh, huyện, cơ sở và cán bộ khuyến nông cấp huyện và lớp 2 từ ngày 11-14/11/2021 cho 7 cán bộ cấp tỉnh, cơ sở và cán bộ khuyến nông cấp huyện.

Qua lớp đào tạo này, các  giảng viên nguồn của dự án, được các chuyên gia của dự án truyền tải, huấn luyện về các kỹ năng, phương pháp tuyên truyền, canh tác lúa thân thiện với môi trường phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương như: Kỹ thuật canh tác lúa theo SRI và canh tác lúa thân thiện với môi trường (Kỹ thuật xử lý, ngâm ủ giống; Chuẩn bị đất mạ, gieo mạ, chăm sóc mạ để có mạ khỏe; Kỹ thuật san ruộng, làm đất, bón lót phân, chuận bị ruộng gieo/cấy; Kỹ thuật xúc mạ, cấy lúa 1 dảnh, cấy thưa, cấy thẳng hàng, gieo sạ thưa; Kỹ thuật chăm sóc lúa theo các giai đoạn sinh trưởng, làm cỏ, sục bùn; Kỹ thuật bón phân trong canh tác lúa thân thiện với môi trường (CSR); Thực hành tính lượng phân bón (Urê; Lân super; Kali clorua; NPK…) dựa trên công thức phân bón chuẩn được khuyến cáo; Hướng dẫn thực hành về sử dụng bảng so màu lá lúa;…); Kỹ thuật tưới nước cho lúa thân thiện với môi trường (Lý thuyết về vai trò và nhu cầu của nước đối với cây lúa; Nguyên tắc tưới nước cho lúa thân thiện với môi trường: Tưới nước theo các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây lúa; Tưới nước cho lúa phù hợp với từng loại đất; Các phương pháp tưới nước cho lúa thân thiện với môi trường; Hướng dẫn và thực hành Làm ống đo mực nước trong ruộng; Hướng dẫn xây dựng thí nghiệm về Tưới nước cho lúa thân thiện với môi trường;..); Sử dụng rơm rạ trong canh tác lúa thân thiện với môi trường (Tác dụng của rơm rạ trong sản xuất và đời sống; Tác hại của sử dụng rơm rạ không đúng cách; Phương pháp Sử dụng rơm rạ trong cánh tác lúa thân thiện với môi trường; Hướng dẫn xây dựng thí nghiệm về: Sử dụng rơm rạ thân thiện với môi trường;.. ); Phương pháp huấn luyện trong FFS (PP huấn luyện 2 chiều) và chuẩn bị nội dung cho (thao giảng) lớp FFS theo chủ đề; Thảo luận về những khó khăn mà nông dân có thể gặp phải với các kỹ thuật canh tác lúa thân thiện với môi trường và cách khắc phục; Hướng dẫn xây dựng mô hình trình diễn canh tác lúa thân thiện với môi trường;)  Xây dựng kế hoạch triển khai dự án canh tác lúa thân thiện với môi trường (Hướng dẫn xây dựng mô hình trình diễn canh tác lúa thân thiện với môi trường; Hướng dẫn xây dựng kế hoạch tập huấn FFS)

Tại các lớp tập huấn này, các học viên còn được các giảng viên, các chuyên gia dự án truyền Thông điệp của SRI-CSR, giới thiệu tổng quan về canh tác lúa thân thiện với môi trường và cùng ký Cam kết thúc đẩy Dự án canh tác lúa thân thiện với môi trường

Sau khóa đào tạo này các học viên tham gia tập huấn tiếp tục được các chuyên gia hỗ trợ làm giảng viên nguồn, chuyên gia/cán bộ hỗ trợ kỹ thuật, sẽ trực tiếp tập huấn, kèm cặp, truyền đạt kiến thức về phương pháp canh tác lúa thân thiện với môi trường tới hội viên nông dân được lựa chọn tham gia dự án tại địa phương đến năm 2023.

Một số hình ảnh hoạt động