Truyền thông, tọa đàm , trao đổi trực tiếp giữa cán bộ kỹ thuật với người dân cơ sở

Phương pháp canh tác lúa thân thiện môi trường là phương pháp canh tác lúa hướng tới phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững, là sự kết hợp hài hòa các biện pháp canh tác, sử dụng bón phân, điều tiết nước hợp lý.

         Phương pháp canh tác lúa thân thiện môi trường là phương pháp canh tác lúa hướng tới phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững, là sự kết hợp hài hòa các biện pháp canh tác, sử dụng bón phân, điều tiết nước hợp lý, nhằm tạo điều kiện cho cây khỏe, tăng cường khả năng chống đổ, chống chịu các đối tượng dịch hại, giảm chi phí sản xuất, đặc biệt là giảm việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, giảm số lần tưới nước trong vụ, nâng cao hiệu quả kinh tế, bảo vệ đất, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường sinh thái.

 

Sau khi được triển khai các hoạt động tập tập huấn, giới thiệu dự án và tổng quan về canh tác lúa thân thiện với môi trường theo kế hoạch trong năm 2021, Ban Quản lý Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân áp dụng canh tác lúa thân thiện với môi trường tại Việt Nam” cùng cán bộ kỹ thuật đã triển khai các hoạt động khảo sát, lựa chọn 02 điểm làm mô hình để tiến hành hướng dẫn cách ủ phân, làm giống, chuẩn bị ruộng mô hình, ruộng đối chứng, theo dõi số lượng, cách thức bón phân các giai đoạn và hướng dẫn triển khai các biện pháp canh tác lúa thân thiện môi trường. Đồng thời, Ban quản lý dự án tổ chức thu thập thông tin chung phiếu phỏng vấn của 40 nông dân cao tuổi (khảo sát nông dân có kinh nghiệm trước khóa đào tạo nông dân, người trên 65 tuổi); cùng tuyên truyền, ký cam kết và đồng hành với 40 hộ nông dân của xã Phước Hậu (Ninh Phước), Bắc Phong (Thuận Bắc) cùng triển khai áp dụng các kỹ thuật canh tác lúa thân thiện với môi trường trong vụ Đông Xuân 2021-2022 phù hợp với điều kiện của khu vực sản xuất của gia đình mình.

 

Qua hơn một tháng triển khai thực hiện kế hoạch hoạt động trong các ngày 17 và 22/2/2022, tại các điểm làm mô hình xã Phước Hậu (Ninh Phước), Bắc Phong (Thuận Bắc), Ban quản lý dự án tỉnh đã tổ chức tọa đàm, trao đổi trực tiếp giữa cán bộ kỹ thuật và đại diện chính quyền đại phương với các hộ dân người dân cơ sở tiếp tục thông tin, truyền thông, về tổng quan về canh tác lúa thân thiện với môi trường, tổng quan về Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân áp dụng canh tác lúa thân thiện với môi trường tại Việt Nam” và việc triển khai tại địa phương; trao đổi, thảo luận, hướng dẫn quy trình kỹ thuật làm giống, bón phân, giải đáp các khó khăn, chưa phù hợp phát sinh quá trình thực hiện các kỹ thuật tưới ướt khô xen kẽ, giảm bón phân đạm tại địa phương.

 

Đặc biệt, tại hoạt động này thông qua các các công cụ truyền thông trực quan bằng như hình ảnh, bano và đặt biệt hướng dẫn trực tiếp, cụ thể tại đồng ruộng cho các hộ có thể sử dụng thuần thục, thành thạo “Bảng so màu lá lúa” (LCC) để theo dõi, so sánh, sử dụng phân bón hiệu quả để cải thiện năng suất cây trồng. Đồng thời, các bộ kỹ của dự án còn trực tiếp hướng dẫn, trao đổi thêm với các hộ về cách đặt trên ruộng lúa, cách theo dõi công cụ “Ống đo mực nước” để các hộ đang áp dụng kỹ thuật tưới ướt khô xen kẽ dễ dàng xác định được mực nước trên ruộng, trên cơ sở đó quyết định việc điều tiết nước một cách hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho cây lúa phát triển khỏe, chống đổ,…góp phần bảo vệ môi trường.

Với những hoạt động trực quan sinh động cụ thể trong chương trình tổng thể của dự án và yêu cầu cấp thiết của những tác động lớn từ biến đổi khí hậu, yêu cầu ngày càng cao của thị trường tiêu thụ, công tác truyền thông, tuyên truyền Nông dân mạnh dạng ứng dụng các kỹ thuật canh tác lúa thân thiện với môi trường đang đặt những yêu cầu cấp thiết hơn hứa hẹn những vụ mùa bội thu trên các mô hình canh tác lúa thân thiện môi trường tại địa phương.