Hội nghị đầu bờ triển khai thực hiện kế hoạch hoạt động của Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân áp dụng canh tác lúa thân thiện với môi trường tại Việt Nam”

Trong khuôn khổ triển khai thực hiện kế hoạch hoạt động của Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân áp dụng canh tác lúa thân thiện với môi trường tại Việt Nam” tại tỉnh Ninh Thuận năm 2022, ngày 26/4/2022 tại khu vực xây dựng mô hình, Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp thôn Trường Thọ - xã Phước Hậu.

 Trong khuôn khổ triển khai thực hiện kế hoạch hoạt động của Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân áp dụng canh tác lúa thân thiện với môi trường tại Việt Nam” tại tỉnh Ninh Thuận năm 2022, ngày 26/4/2022 tại khu vực xây dựng mô hình, Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp thôn Trường Thọ - xã Phước Hậu,  Ban Quản lý Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân áp dụng canh tác lúa thân thiện với môi trường tại Việt Nam” tại tỉnh Ninh Thuận - Hội Nông dân tỉnh Ninh Thuận tỉnh tổ chức Hội nghị đầu bờ với sự tham gia của 44 đại biểu (gồm cán bộ BQLDA -HND tỉnh, chuyên gia, cán bộ kỹ thuật của Dự án Lúa; Hội Nông dân, Trạm Khuyến nông-khuyến ngư huyện Ninh Phước và Thuận Bắc; đại diện Câu lạc bộ khuyến nông xã Phước Hậu; và đặt biệt là 30 hội viên, nông dân tham gia Dự án Lúa tại địa bàn xã Phước Hậu, xã Bắc Phong).

 

Trong Chương trình Hội nghị đầu bờ, các đại biểu được Ban quản lý dự án - Hội Nông dân tỉnh, Giới thiệu, trao đổi tổng quan về Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân áp dụng canh tác lúa thân thiện với môi trường tại Việt Nam” tại địa bàn tỉnh và các địa phương; Trao đổi tổng quan về canh tác lúa thân thiện với môi trường và kỹ thuật giảm bón phân đạm, sử dụng rơm rạ hiệu quả; cán bộ kỹ thuật của Dự án Lúa và hộ thực hiện mô hình giới thiệu mô hình và kết quả chung của các hộ tham gia các kỹ thuật canh tác lúa thân thiện với môi trường trong vụ Đông Xuân 2021-2022; chuyên gia, cán bộ kỹ thuật của Dự án Lúa giới thiệu, hướng dẫn và tổ chức gặt mẫu để xác định kết quả đánh giá lại kết quả mô hình, tiến hành các bước so sánh, đánh giá tại đồng ruộng về các thông số như (số hạt/bông, số bông/khóm, độ dài của bông, số cây/khóm/bụi…) so sánh với ruộng đối chứng không áp dụng kỹ thuật canh tác thân thiện với môi trường. Kết quả bước đầu tại ruộng mô hình đánh giá về hiệu quả kinh tế đã đảm bảo mục tiêu cụ thể: Giảm lượng giống gieo, Giảm lượng nước tưới, tăng cường sử dụng phân hữu cơ, giảm lượng phân hóa học, Xử lý rơm rạ sau thu hoạch, Năng suất ổn định và vượt trội hơn ruộng đối chứng bình quân 80kg/sào so với ruộng đối chứng. Và hiệu quả về xã hội – môi trường, người dân dần đánh giá tích cực việc sử dụng phân chuồng sẳn có của địa phương và đưa vào sử dụng cho cây trồng của hộ (trong đó dùng để cải tạo đất trồng lúa) góp phần giảm dần việc sử dụng phân bón hóa học, và hỗ trợ cải tạo dần nền đất sản xuất. Quan tâm và dần thay đổi thói quen sản xuất thân thiện với môi trường đã góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Cũng qua Hội nghị đầu bờ, chuyên gia và cán bộ kỹ thuật hướng dẫn, giải đáp, trao đổi trực tiếp cho các hộ về cách thức triển khai và các bố trí các công cụ, các kỹ thuật thực hành tại thực địa; kết quả thực hiện của các mô hình, đồng thời Giải đáp thắc mắc chung về dự án và các phương áp dụng canh tác lúa thân thiện với môi trường; Giới thiệu, định hướng các nội dung, kỹ thuật cần chuẩn bị triển khai trong vụ sau.

Thông qua hội nghị đã tác động trực tiếp giúp nông dân nâng cao nhận thức, năng lực cho hội viên nông dân về các kỹ thuật canh tác lúa thân thiện với môi trường, góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về canh tác lúa thân thiện với môi trường qua đó phần nào tác động làm thay đổi phương pháp canh tác truyền thông sang canh tác lúa thân thiện với môi trường hứa hẹn những vụ mùa bội thu và góp phần giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

Với những hoạt động trực quan sinh động cụ thể trong chương trình tổng thể của dự án và yêu cầu cấp thiết của những tác động lớn từ biến đổi khí hậu, yêu cầu ngày càng cao của thị trường tiêu thụ, công tác truyền thông, tuyên truyền Nông dân mạnh dạng ứng dụng các kỹ thuật canh tác lúa thân thiện với môi trường đang đặt những yêu cầu cấp thiết hơn trên các mô hình canh tác lúa thân thiện môi trường tại địa phương.