Giám sát hoạt động Quỹ hỗ trợ nông dân và mô hình chi, tổ Hội Nông dân nghề nghiệp năm 2022

Thực hiện Công văn số 2022-CV/TU ngày 14/01/2022 của Ban Thường vụ tỉnh ủy về nội dung giám sát năm 2022 của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh; ngày 20/6/2022 của Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh ban hành Kế hoạch 366-KH/HNDT về tổ chức giám sát hiệu quả hoạt động quỹ hỗ trợ nông dân các cấp, gắn với việc xây dựng mô hình chi, tổ Hội nông dân nghề nghiệp năm 2022.

             Thực hiện Công văn số 2022-CV/TU ngày 14/01/2022 của Ban Thường vụ tỉnh ủy về nội dung giám sát năm 2022 của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh; ngày 20/6/2022 của Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh ban hành Kế hoạch 366-KH/HNDT về tổ chức giám sát hiệu quả hoạt động quỹ hỗ trợ nông dân các cấp, gắn với việc xây dựng mô hình chi, tổ Hội nông dân nghề nghiệp năm 2022.

Cùng ngày, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 332 về việc thành lập đoàn giám sát mô hình chi, tổ Hội nông dân nghề nghiệp gắn với hiệu quả hoạt động quỹ hỗ trợ nông dân các cấp, do đồng chí phó Chủ tịch thường trực Hội Nông dân tỉnh làm Trưởng đoàn, các thành viên là trưởng các phòng, ban chuyên môn, Qũy hỗ trợ Hội Nông dân tỉnh, Ủy ban Kiểm tra tỉnh Hội, đại diện Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh. Quyết định 333 về việc giám sát mô hình chi Hội nông dân nghề nghiệp, gắn với hiệu quả hoạt động quỹ hỗ trợ nông dân các cấp ở 4 huyện thành Hội bao gồm Ninh Phước, Ninh Hải, Thuận Bắc và Ninh Sơn, và 4 cơ sở Hội An Hải, Phương Hải, Lợi Hải và xã Lâm Sơn. Tiến hành giám sát thực tế ở các mô hình chi tổ Hội Nông dân nghề nghiệp gắn với vay vốn quỹ hỗ trợ nông dân ở các mô hình, Chi Hội nuôi Bò vỗ béo Hội Nông dân xã An Hải; Chi Hội sản xuất Muối thương phẩm Hội Nông dân Phương Hải; Chi Hội nuôi heo đen Hội Nông dân xã Lợi Hải; Chi Hội cải tạo vườn cây ăn trái Hội Nông dân xã Lâm Sơn.

 

Trong 4 ngày từ ngày 19 đến ngày 22/7/2022 đoàn giám sát do Hội Nông dân tỉnh đã tiến hành giám sát hiệu quả hoạt động quỹ hỗ trợ nông dân các cấp, gắn với việc xây dựng mô hình chi, tổ Hội nông dân nghề nghiệp ở các đơn vị nêu trên.

Qua giám sát, đoàn đã nghe đại diện các đơn vị báo cáo hiệu quả hoạt động quỹ hỗ trợ nông dân các cấp, gắn với việc xây dựng mô hình chi, tổ Hội Nông dân nghề nghiệp năm 2022.

1. Quy trình thành lập chi, tổ Hội Nông dân nghề nghiệp các đơn vị đã triển khai thực hiện Kế hoạch số 82-KH/HNDT, ngày 20/10/2016, của Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh Ninh Thuận về việc triển khai, thực hiện Đề án số 24-ĐA/HNDTW, ngày 23/6/2016, của Ban Thường vụ Trung ương Hội về xây dựng chi Hội Nông dân nghề nghiệp, tổ Hội Nông dân nghề nghiệp và Nghị quyết số 04-NQ/HNDTW, ngày 5/8/2019 “về đẩy mạnh xây dựng Chi hội nông dân nghề nghiệp, Tổ hội nông dân nghề nghiệp” với mục tiêu: Nâng cao nhận thức của các cấp Hội, cán bộ, hội viên nông dân về mục đích, ý nghĩa, vai trò, lợi ích và trách nhiệm trong việc xây dựng chi Hội Nông dân nghề nghiệp, tổ Hội Nông dân nghề nghiệp vì mục tiêu phát triển nông nghiệp. Hội Nông dân huyện đã tích cực tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ cơ sở Hội tập hợp hội viên nông dân có chung ngành nghề sản xuất tham gia thành lập các chi hội, tổ hội nghề nghiệp. Qua đó mang lại “hiệu quả kép”, vừa giúp nông dân chia sẻ kinh nghiệm, đẩy mạnh hợp tác trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, nâng cao thu nhập, vừa xây dựng tổ chức Hội Nông dân cơ sở ngày càng vững mạnh.

 

- Việc xây dựng chi, tổ Hội Nông dân nghề nghiệp nhằm từng bước khắc phục những hạn chế yếu kém trong hoạt động của Hội ở cơ sở về tập hợp, phát triển hội viên, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi, tổ hội, nâng cao năng suất lao động, chất lượng và giá trị nông sản, khả năng tổ chức sự liên kết trong sản xuất, quảng bá, tiêu thụ nông sản. Ngoài ra, khi xây dựng chi, tổ Hội Nông dân nghề nghiệp là cơ sở, tiền đề thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã, thay đổi các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp, góp phần thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Hiện nay, các chi, tổ hội nghề nghiệp được thành lập và hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện, tự quản, phối hợp hoạt động và bảo đảm đạt được tiêu chí 5 cùng: cùng lĩnh vực lao động, ngành nghề sản xuất, cùng mối quan tâm, cùng có sự chia sẻ, cùng trách nhiệm và cùng hưởng lợi, nhằm động viên, hỗ trợ, giúp đỡ và trao đổi kinh nghiệm giữa các hội viên. Mô hình chi, tổ Hội Nông dân nghề nghiệp đang hoạt động đã mang lại hiệu quả không chỉ cho người nông dân và còn góp phần quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng tổ chức Hội Nông dân cơ sở ngày càng vững mạnh.

- Căn cứ chỉ tiêu phát triển Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh giao năm 2022; Quỹ Hỗ trợ nông dân các huyện đã xây dựng kế hoạch phát triển nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân năm 2022; phân bổ chỉ tiêu cụ thể cho cho các cơ sở Hội, đồng thời có văn bản hướng dẫn cho Hội Nông dân cơ sở xây dựng kế hoạch vận động Quỹ, chủ động tham mưu cho Cấp ủy, chính quyền địa phương cho chủ trương thành lập các tổ vận động quỹ Qũy hỗ trợ nông dân cấp cơ sở.

Nhằm giúp cho hội viên nông dân có vốn đầu tư phát triển sản xuất, chăn nuôi để phát triển kinh tế hộ gia đình. Thông qua các dự án, họat động của các phong trào nông dân ngày càng phát triển, trong đó đáng chú ý nhất là một số mô hình sản xuất được triển khai xây dựng ở các địa phương trong thời gian qua, bước đầu đã phát huy được hiệu quả và từng bước đáp ứng được những yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của người nông dân về phát triển sản xuất, cải thiện đời sống. Trong những năm qua các mô hình, dự án, các hộ vay đều thực hiện đúng theo yêu cầu và mục tiêu đã đề ra của dự án và đề nghị tỉnh cho vay nâng mức, tăng hộ vay để hộ vay mở rộng mô hình, diện tích tạo thêm việc làm, giải quyết lao động nông thôn nhàn rỗi.

 

Hướng dẫn về Quy trình thành lập và tổ chức hoạt động Chi Hội Nông dân nghề nghiệp, Tổ Hội Nông dân nghề nghiệp; với mục tiêu:

Nâng cao nhận thức của các cấp Hội, cán bộ, hội viên nông dân về mục đích, ý nghĩa, vai trò, lợi ích và trách nhiệm trong việc xây dựng chi Hội Nông dân nghề nghiệp, tổ Hội Nông dân nghề nghiệp vì mục tiêu phát triển nông nghiệp. Hội Nông dân các đơn vị được giám sát đã tích cực tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ các chi hội khảo sát xây dựng các chi, tổ Hội nghề nghiệp trên cơ sở tập hợp, gắn bó hội viên vì có chung lợi ích và trách nhiệm trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tạo ra cơ chế tự liên kết trong sản xuất - kinh doanh theo chuỗi giá trị tạo tiền đề cho việc thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã, góp phần thực hiện chủ trương của Đảng trong việc tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể tăng cường mối liên kết giữa hộ nông dân với các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức khoa học, hiệp hội ngành hàng và thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Việc thành lập, duy trì sinh hoạt các loại hình Chi, tổ hội nghề nghiệp, tổ hợp tác liên kết sản xuất, chăn nuôi hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện, tự quản, phối hợp hoạt động và bảo đảm đạt được tiêu chí 5 cùng: cùng lĩnh vực lao động, ngành nghề sản xuất, cùng mối quan tâm, cùng có sự chia sẻ, cùng trách nhiệm và cùng hưởng lợi, nhằm động viên, hỗ trợ, giúp đỡ và trao đổi kinh nghiệm giữa các hội viên. Mô hình chi, tổ hội nghề nghiệp đang hoạt động đã mang lại hiệu quả không chỉ cho người nông dân và còn góp phần quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng tổ chức Hội Nông dân cơ sở ngày càng vững mạnh.

2. Quy trình cho vay vốn Quỹ hỗ trợ nông dân các cấp

* - Từ đầu năm Hội nông dân các xã xây dựng Kế hoạch về Kế hoạch vận động Quỹ hỗ trợ nông dân năm 2022; phân bổ chỉ tiêu cụ thể cho các chi hội thôn, Chỉ đạo, hướng dẫn các chi hội tiến hành lựa chọn, xây dựng các dự án theo chuỗi giá trị phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế của địa phương, chú trọng xây dựng các mô hình mới, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, các mô hình chăn nuôi kết hợp với sản xuất nông nghiệp, ưu tiên các dự án có ứng dụng khoa học - công nghệ cao vào sản xuất, các mô hình sản xuất, kinh doanh dịch vụ nông nghiệp, góp phần nâng cao giá trị hàng nông sản, tăng thu nhập cho hộ vay, phát triển kinh tế hộ gia đình; Lựa chọn đối tượng vay vốn có uy tín, có đủ khả năng thực hiện dự án như: Điều kiện sản xuất, chăn nuôi, công lao động, kinh nghiệm sản xuất.

Việc xây dựng chi, tổ hội nông dân nghề nghiệp gắn với cho vay quỹ hỗ trợ nông dân tác động mạnh mẽ đến Hội Nông dân cơ sở: Các chi, tổ hội Nông dân nghề nghiệp đi vào hoạt động sẽ làm cầu nối giữa Ban Chấp hành tổ chức Hội ở cơ sở với hội viên nông dân, được tổ chức theo ấp, khu phố, hợp tác xã và theo nghề nghiệp; khắc phục được trình trạng khó tập hợp hội viên nông dân tham gia sinh hoạt hội.

Nội dung sinh hoạt chi, tổ hội đa dạng, phong phú hơn, tổ chức các hoạt động mang tính thiết thực, đáp ứng được nhu cầu của hội viên nông dân, qua đó hội viên tham gia tổ chức hội đầy đủ hơn, chất lượng sinh hoạt ngày càng tăng. Mô hình chi, tổ Hội Nông dân nghề nghiệp thể hiện sự đổi mới phương thức tập hợp hội viên. Nâng cao chất lượng trình độ và năng lực hoạt động của cán bộ chi, tổ hội. Đảm bảo nội dung sinh hoạt trên cơ sở nhu cầu thực chất, cần thiết của hội viên trong sản xuất, kinh doanh, khắc phục tình trạng hoạt động không hiệu quả của chi, tổ hội, hội viên nông dân gắn bó hơn với tổ chức Hội, thu nhập của hội viên chi, tổ hội nông dân nghề nghiệp cao hơn so với hội viên sinh hoạt ở chi, tổ Hội truyền thống.

Tác động đến hội viên nông dân Tham gia vào hoạt động của các chi, tổ hội nghề nghiệp các hộ nông dân được tạo điều kiện tiếp cận với khoa học kỹ thuật, các phương thức canh tác, được tập huấn bồi dưỡng kiến thức sản xuất để hoạt động sản xuất theo chiều hướng phát triển ổn định, lâu dài và nâng cao thu nhập cho gia đình.

Các chi, tổ hội nghề nghiệp được thành lập đã và đang thu hút nhiều hộ nông dân, tham gia hoạt động sản xuất giúp hội viên biết cách tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, phát triển kinh tế gia đình, vượt qua khó khăn, vươn lên làm giàu. Qua đó, dần thay đổi thói quen, tập quán sản xuất, người nông dân nhận thức được tầm quan trọng của việc liên kết trong sản xuất nông nghiệp, góp phần chuyển đổi hình thức tổ chức sản xuất theo hướng liên kết, thành lập hợp tác xã, đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới và thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện.

- Các chương trình, dự án, mô hình sản xuất, chăn nuôi được đầu tư mang lại nhiều hiệu quả như:

Về kinh tế: bổ sung, hỗ trợ thêm vốn cho hội viên nông dân thiếu vốn để đầu tư phát triển sản xuất, xây dựng các mô hình sản xuất, kinh doanh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho hội viên nông dân.

Về xã hội: góp phần giải quyết tình trạng thiếu vốn của hội viên nông dân đầu tư vào sản xuất, hạn chế việc hội viên phải vay nặng lãi ở ngoài, giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động địa phương, góp phần giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn xã.

Về xây dựng tổ chức Hội: Tạo thêm lòng tin của hội viên vào sự lãnh đạo của tổ chức Hội, thu hút sự tham gia của nông dân vào tổ chức Hội, từ đó, Hội lãnh đạo hội viên nông dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững, chung sức xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.

- Nhiều hộ nông dân đã mạnh dạn đầu tư vốn mở rộng quy mô sản xuất theo mô hình trang trại tập trung, các nhóm sở thích, chi, tổ hội nghề nghiệp, Tổ hợp tác liên kết, kết hợp làm dịch vụ, tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh, tích cực phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn; phát huy nhiều mô hình mới với các loại cây trồng, vật nuôi trong sản xuất, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái và hình thành các vùng sản xuất tập trung như:

Đoàn đã tổ chức giám sát thực tế ở các mô hình Chi Hội trồng Măng tây xanh xã An Hải; Chi Hội nuôi heo đen xã Lợi Hải; Chi Hội cải tạo vườn cây ăn trái xã Lâm Sơn. Thông qua đó đoàn sẽ tổ chức kiến nghị các sơ ngành, Hội Nông dân cấp trên quan tâm hơn nữa việc xây dựng các mô hình chi, tổ Hội Nông dân nghề nghiệp, quan tâm hơn đến nhu cầu vay vốn của hội viên nông dân.