CÁC VĂN BẢN VỀ TỔ CHỨC ĐẠI HỘI HỘI NÔNG DÂN CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2023-2028

Ngày 04/10/2022, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 382-KH/HNDT; Hướng dẫn số 383-HD/HNDT; Hướng dẫn số 384 về Tổ chức, nhân sự Đại hội Hội Nông dân các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Ninh Thuận lần thứ IX, nhiệm kỳ 2023 – 2028.

        Ngày 04/10/2022, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 382-KH/HNDT;  Hướng dẫn số 383-HD/HNDT; Hướng dẫn số 384 về Tổ chức, nhân sự Đại hội Hội Nông dân các c

          KẾ HOẠCH VỀ TỔ CHỨC ĐẠI HỘI HỘI NÔNG DÂN CÁC CẤP, NHIỆM KỲ 2023 – 2028

 Thực hiện Chỉ thị số 31-CT/TU, ngày 29/9/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về lãnh đạo đại hội Hội Nông dân các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Ninh Thuận lần thứ IX, nhiệm kỳ 2023 – 2028; Kế hoạch số 513-KH/HNDTW ngày 21/9/2022 của Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về Tổ chức đại hội Hội Nông dân các cấp tiến và Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2023 – 2028.

Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh xây dựng Kế hoạch tổ chức đại hội Hội Nông dân các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Ninh Thuận lần thứ IX, nhiệm kỳ 2023– 2028 như sau:

I. Mục Đích, Yêu Cầu

- Đại hội Hội Nông dân các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Ninh Thuận lần thứ IX, nhiệm kỳ 2023– 2028 là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng của các cấp Hội và giai cấp nông dân Việt Nam, nhằm tổng kết, đánh giá việc thực hiện nghị quyết Đại hội trong nhiệm kỳ qua; bám sát chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp xây dựng phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nhiệm kỳ tới, không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của tổ chức Hội, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác Hội và phong trào nông dân trong thời kỳ mới.

- Thông qua Đại hội, nâng cao nhận thức, tăng cường đoàn kết, khơi dậy tiềm năng, khát vọng và sức sáng tạo, trí tuệ của cán bộ, hội viên, nông dân trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam; đồng thời, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ về nội dung, phương thức hoạt động, mô hình tổ chức của Hội, xây dựng tổ chức Hội trong sạch, vững mạnh nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Hội; góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp và sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

- Công tác nhân sự nhiệm kỳ 2023-2028 phải thực hiện đúng quy định, quy trình, tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng, số lượng và cơ cấu hợp lý, có tính kế thừa, ổn định, đổi mới và phát triển, chú trọng cán bộ trưng thành từ thực tiễn phong trào nông dân, từ cơ sở; tiêu biểu về trí tuệ, phẩm chất, uy tín, thực sự trong sạch, có năng lực lãnh đạo đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Bầu đoàn đại biểu dự đại hội cấp trên đảm bảo tiêu chuẩn, cơ cấu và số lượng gồm những đồng chí tiêu biểu, đại diện cho trí tuệ của tổ chức Hội, có khả năng đóng góp vào sự thành công của Đại hội.

- Việc chuẩn bị và tiến hành Đại hội Hội Nông dân các cấp phải nghiêm túc, trang trọng, đúng tiến độ, coi trọng chất lượng, bảo đảm an toàn thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm; không phô trương và hình thức; phát huy trí tuệ, trách nhiệm của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và cán bộ Hội các cấp trước đại hội và phong trào nông dân cả nước.

 II. Nội dung của đại hội

 

 

 

Nội dung đại hội Hội Nông dân các cấp

- Tổng kết thực hiện nghị quyết của đại hội nhiệm kỳ qua; thảo luận, quyết định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về công tác Hội và phong trào nông dân trong nhiệm kỳ tới.

-  Kiểm điểm sự lãnh đạo của Ban Chấp hành trong nhiệm kỳ.

- Thảo luận, đóng góp ý kiến vào dự thảo văn kiện đại hội cấp trên theo hướng dẫn của Trung ương Hội và Hội cấp trên trực tiếp. Kiến nghị, đề xuất sửa đổi, bổ sung Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam.

- Quyết định số lượng, cơ cấu nhân sự và bầu Ban Chấp hành nhiệm kỳ   2023 - 2028.

- Bầu đoàn đại biểu dự đại hội đại biểu Hội Nông dân cấp trên trực tiếp.

III. Công tác chuẩn bị và tiến hành đại hội

 1. Về chuẩn bị các dự thảo văn kiện đại hội

Văn kiện của Ban Chấp hành trình đại hội gồm: Báo cáo chính trị, báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành trong nhiệm kỳ và dự thảo nghị quyết đại hội.

- Báo cáo chính trị:

+ Đánh giá đúng thực trạng tình hình hoạt động của Hội trong 5 năm qua; khẳng định những đóng góp của giai cấp nông dân; kết quả thực hiện nghị quyết đại hội Hội Nông dân nhiệm kỳ 2018-2023; chỉ rõ những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân, rút ra bài học kinh nghiệm.

+ Phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội và phong trào nông dân nhiệm kỳ 2023 - 2028: Xác định thời cơ và thách thức trong 5 năm tới; bám sát Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) và nghị quyết đại hội đảng bộ cùng cấp, các chính sách, pháp luật của Nhà nước; căn cứ chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tiễn công tác Hội và phong trào nông dân để đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thế, khả thi, nhằm đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động theo hướng chủ động, sáng tạo, thiết thực, hiệu quả.

- Báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành:

Cần đề cao tinh thần tự phê bình và phê bình với thái độ nghiêm túc, thẳng thắn, xây dựng; căn cứ chương trình công tác toàn khoá và quy chế hoạt động của Ban Chấp hành đ đánh giá đúng, khách quan, trung thực kết quả lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ; trách nhiệm của các uỷ viên Ban Chấp hành, Ban Thường vụ; chỉ rõ nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan của những khuyết đim, hạn chế và xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân; đề ra biện pháp và lộ trình khắc phục, gn với việc thực hiện Kết luận số 21- KL/TW, ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về đy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyến hóa”.

- Dự thảo Nghị quyết Đại hội:

Trên cơ sở Báo cáo chính trị, Ban Chấp hành các cấp xây dựng dự thảo Nghị quyết Đại hội gồm những nội dung cơ bản, quan trọng, thể hiện rõ phương hướng, chỉ tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp cụ thể để Đại hội thảo luận, quyết định.

2. Thảo luận các dự thảo văn kiện của Đại hội

- Đối với Hội Nông dân cấp tỉnh: Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh chỉ đạo Ban Thường vụ Hội Nông dân cấp huyện, thành phố tổ chức hội nghị Ban Chấp hành cấp huyện, thành phố mở rộng để xin ý kiến đối với dự thảo văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII (Báo cáo chính trị và Điều lệ Hội bổ sung, sửa đổi). Sau hội nghị, Hội Nông dân cấp huyện, thành phố báo cáo tổng hợp ý kiến đóng góp gửi về Hội Nông dân cấp tỉnh. Hội Nông dân các tỉnh, sẽ tng hợp thành báo cáo chung. Tại đại hội Hội Nông dân cấp tỉnh, tập trung thảo luận báo cáo chính trị của đơn vị; đồng thời, xin ý kiến về báo cáo tổng hợp ý kiến góp ý vào dự thảo Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII, sau đó tng hợp ý kiến gửi về Ban Thường vụ Trung ương Hội.

- Đối với Hội Nông dân cấp huyện, thành phố: Tổ chức hội nghị Ban Chấp hành cấp huyện, thành phố mở rộng để xin ý kiến đối với dự thảo văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII. Tại Đại hội cấp huyện, thành phố, tập trung thảo luận Báo cáo chính trị của đơn vị; đồng thời tổ chức thảo luận góp ý kiến vào dự thảo báo cáo chính trị của Đại hội cấp tỉnh (có thể tổ chức thảo luận báo cáo chính trị Đại hội cấp tỉnh.

- Đối với Hội Nông dân cấp xã, phường, thị trấn: Tại Đại hội, tập trung thảo luận Báo cáo chính trị của đơn vị; đồng thời thảo luận góp ý kiến vào dự thảo báo cáo chính trị của Đại hội cấp huyện, thành phố, cấp tỉnh (nếu có)

3. Về chuẩn bị nhân sự và tiến hành bầu cử cơ quan lãnh đạo Hội Nông dân các cấp

3.1. Yêu cầu

- Công tác chuẩn bị nhân sự và bầu cử cơ quan lãnh đạo Hội Nông dân các cấp phải bám sát quy định của Đảng, Nhà nước; thực hiện đúng Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam, quy chế, quy định hướng dẫn của cấp trên về công tác cán bộ; phải đảm bảo dân chủ, công khai.

- Tiến hành công tác nhân sự Ban Chấp hành phải đảm bảo quy trình công tác cán bộ, có cơ cấu hợp lý, có tính kế thừa và phát triển, công tâm, khách quan trong lựa chọn; chú trọng phát hiện, giới thiệu những nhân tố điển hình, nhất là cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số. Chú trọng cán bộ trưởng thành từ thực tiễn phong trào nông dân, từ cơ sở.

3.2. Về tiêu chuẩn

Lựa chọn, giới thiệu nhân sự Ban Chấp hành các cấp căn cứ vào tiêu chuẩn chung của cán bộ được quy định tại Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XII) về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đầy đủ phm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; Quy định số 89-QĐ/TW, ngày 04/8/2017 của Bộ Chính trị quy định khung tiêu chuân chức danh, định hướng khung tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, các quy định và hướng dẫn về công tác cán bộ của các tỉnh, thành uỷ.

3.3. Về số lượng và cơ cấu

3.3.1. Số lượng Ủy viên Ban Chấp hành, Uỷ viên Ban Thường vụ

Căn cứ địa giới hành chính, số lượng đơn vị hành chính trên địa bàn, số lượng tổ chức Hội trực thuộc và hội viên; số lượng cán bộ chủ chốt và cán bộ chuyên trách; số lượng các ngành liên quan và cá nhân tiêu biểu; căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ chính trị, tiêu chuẩn và thực trạng đội ngũ cán bộ, Đại hội quyết định số lượng uỷ viên Ban Chấp hành cấp mình, Ban Chấp hành khóa mới quyết định số lượng ủy viên Ban Thường vụ không quá 1/3 so với tổng số ủy viên Ban Chấp hành. Thực hiện giảm tối thiêu 5% số lượng uỷ viên ban chấp hành so với nhiệm kỳ trước, cụ thể như sau:

- Đối với cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn): Số lượng ủy viên Ban Chấp hành không quá 17 đồng chí; Thường trực gồm Chủ tịch và 01 phó Chủ tịch. 

- Đối với cấp huyện, thành phố: Số lượng ủy viên Ban Chấp hành không quá 33 đồng chí (đối với các huyện, thành phố có số tổ chức cơ sở Hội đông, địa bàn rộng, số lượng ủy viên Ban Chấp hành tối đa không quá 37 đồng chí khi được sự đồng ý bng văn bản của Ban Thường vụ cấp ủy cùng cấp và Ban Thường vụ tỉnh Hội); Thường trực gồm Chủ tịch và 01 đến 02 Phó Chủ tịch.

- Đối với cấp tỉnh: Số lượng ủy viên Ban Chấp hành không quá 43 đồng chí. Thường trực gồm Chủ tịch, không quá 03 Phó Chủ tịch.

3.3.2. Về cơ cấu:

Trên cơ sở đảm bảo tiêu chuẩn, Ban Chấp hành Hội Nông dân ở mỗi cấp cần có cơ cấu hợp lý để lãnh đạo toàn diện nhiệm vụ chính trị của Hội, đảm bảo tính kế thừa và phát triển. về cơ cấu Ban Chấp hành gồm:

- Cơ cấu cơ quan chuyên trách Hội.

- Cơ cấu tổ chức Hội cấp dưới trực tiếp.

- Đại diện lãnh đạo một số ban, ngành, đoàn thể, Ngân hàng, Hợp tác xã, doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và mối quan hệ trực tiếp với tổ chức Hội.

- Cán bộ Hội và hội viên tiêu biểu ở cơ sở (đối với cấp tỉnh, huyện).

- Các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý có uy tín trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

- Phấn đấu tỷ lệ ủy viên Ban Chấp hành, ủy viên Ban Thường vụ là nữ cấp tỉnh 25%; cấp huyện, cơ sở 20% trở lên. Phấn đấu trong Thường trực Hội Nông dân cấp tỉnh, huyện – thành phố có cán bộ nữ.

- Đối với vùng dân tộc thiểu số và vùng đồng bào có đạo nên có ủy viên Ban Chấp hành là người dân tộc thiểu số, người có đạo phù hợp với đặc điểm của từng địa phương.  

3.4. Về độ tuổi

- Cần có 3 độ tuổi (dưới 40 tuổi; 40 - 50 tuổi; trên 50 tuổi) để đảm bảo tính kế thừa và phát triển.

- Thực hiện Chỉ thị số 35- CT/TW ngày 30/5/2019 của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Hướng dẫn số 26-HD/BTCTW ngày 18/10/2019 của Ban Tổ chức Trung ương về một số nội dung Chỉ thị số 35-CT/TW cúa Bộ Chính trị, Nghị định số 135/2020/NĐ-CP, ngày 18/11/2020 quy định về tuổi nghỉ hưu, Hướng dẫn số 06- HD/ BTCTW ngày 26/7/2021 của Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn một số nội dung về độ tuổi bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử.

- Độ tuổi quy định giới thiệu ứng cử lần đầu và tái cử Ban Chấp hành Hội Nông dân các cấp như sau:

+ Các đồng chí lần đầu tham gia Ban Chấp hành phải đủ thời gian công tác ít nhất trọn một nhiệm kỳ (60 tháng) tại thời điểm đại hội.

+ Những đồng chí được giới thiệu tái cử vào Ban Chấp hành khóa mới nói chung phải đủ tuổi công tác trọn nhiệm kỳ, ít nhất cũng phải đủ tuổi công tác 1/2 nhiệm kỳ (30 tháng) tính từ thời điểm đại hội. Trường hợp đặc biệt, đối với các đồng chí cán bộ chủ chốt của Hội (Chủ tịch, phó Chủ tịch) phải được sự đồng ý của cấp ủy cùng cấp và Hội cấp trên có ý kiến bằng văn bản, nhưng cũng phải đủ tuổi công tác ít nhất 2 năm (24 tháng) tính từ thời điểm đại hội.

- Nhân sự Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch các cấp phải được cấp ủy cùng cấp và Hội cấp trên trực tiếp phê duyệt.

4. Thành phần, số lượng đại biểu Đại hội và bầu đoàn đại biểu dự Đại hội cấp trên

4.1. Thành phần đại biểu chính thức của Đại hội

- Ủy viên Ban Chấp hành đương nhiệm cùng cấp.

- Đại biểu do Đại hội cấp dưới bầu theo phân bổ.

- Đại biểu chỉ định (không quá 5% so với tổng số đại biểu chính thức).

 Trong đó, phấn đấu tỷ lệ đại biểu là nữ không dưới 20%; có cơ cấu đại biểu là người dân tộc thiểu số, người có đạo phù hợp với từng địa phương.

4.2. Số lượng đại biểu Đại hội

Số lượng đại biểu dự Đại hội do Ban Chấp hành cấp triệu tập Đại hội quyết định trên cơ sở số lượng hội viên, đơn vị hành chính, số tổ chức Hội trực thuộc, điều kiện kinh tế, sự chỉ đạo của cấp ủy cùng cấp và Hội Nông dân cấp trên trực tiếp. Số lượng đại biểu đại hội ở mỗi cấp theo định hướng như sau:

* Cấp cơ sở:

- Hội cơ sở có dưới 2.000 hội viên, triệu tập không quá 100 đại biểu.

- Hội cơ sở có từ 2.000 hội viên trở lên, triệu tập không quá 120 đại biểu.

* Cấp huyện, thành phố:

- Huyện, thành phố có dưới 15 cơ sở, triệu tập không quá 150 đại biểu

- Huyện, thành phố có từ 15 cơ sở trở lên, triệu tập không quá 200 đại biểu

* Cấp tỉnh: Số lượng đại biểu chính thức được triệu tập không quá 300 đại biểu.

4.3. Bầu đoàn đại biểu dự Đại hội cấp trên

- Căn cứ vào số lượng hội viên, số lượng tổ chức Hội trực thuộc và vị trí đặc thù của từng tổ chức, Ban Chấp hành cấp triệu tập Đại hội phân bổ số lượng đại biểu tham dự đại hội cho phù hợp.

- Căn cứ phân bổ của Hội cấp trên, Ban Chấp hành cấp triệu tập Đại hội xây dựng Đề án nhân sự đoàn đại biểu đi dự Đại hội cấp trên, tiến hành các thủ tục bầu cử theo quy định của Điều lệ Hội, Quy chế bầu cử trong hệ thống Hội Nông dân và hướng dẫn của Hội cấp trên.

Ngoài số đại biểu chính thức được phân bổ để Đại hội bầu, Đại hội sẽ bầu một số đại biểu dự khuyết dự Đại hội cấp trên để thay thế khi đại biểu chính thức vắng mặt trong suốt thời gian Đại hội cấp trên. Số lượng cụ thể do Đại hội mỗi cấp quyết định.

5. Thời gian tổ chức đại hội Hội Nông dân các cấp và Đại hội điểm

5.1- Tổ chức Đại hội Hội Nông dân các cấp

Căn cứ Chỉ thị số 31-CT/TW, ngày 29 tháng 9 năm 2022 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Ninh Thuận, Kế hoạch số 513-KH/HNDTW ngày 21/9/2022 của Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về Tổ chức đại hội Hội Nông dân các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2023-2028, đại hội sẽ diễn ra trong năm 2023; thời gian tổ chức đại hội ở mỗi cấp như sau:

- Đại hội cấp cơ sở: Không quá 01 ngày, thời gian hoàn thành trong quý I/2023; Đại hội điểm hoàn thành tróng tháng 01 năm 2023.

- Đại hội cấp huyện, thành phố: Không quá 1,5 ngày, thời gian hoàn thành trong quý II/2023, Đại hội điểm hoàn thành trong tháng 4/2023.

- Đại hội cấp tỉnh: Không quá 02 ngày, thời gian hoàn thành trong quý III/2023.

Trong trường hợp cần thiết, Đại hội cấp huyện, thành phố có thể diễn ra sớm hơn (cuối quý I), Đại hội cấp tỉnh có thể diễn ra từ cuối quý II, nhưng phải đảm bảo đã chỉ đạo tổ chức xong đại hội của các đơn vị cấp dưới trực tiếp.

5.2 Tổ chức Đại hội điểm

Căn cứ Kế hoạch, Hướng dẫn của Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh và điều kiện cụ thể của địa phương; Cấp tỉnh chọn 01 huyện, thành phố: đơn vị Hội Nông dân huyện Thuận Bắc và 01 cơ sở Hội: chọn Hội Nông dân xã Phước Hữu (Ninh Phước) để chỉ đạo, tổ chức Đại hội điểm. (Mỗi huyện, thành phố cần chọn 01 cơ sở thuộc địa phương mình để chỉ đạo đại hội điểm rút kinh nghiệm chỉ đạo chung).

IV. Tổ chức thực hiện

1. Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh Ban hành Kế hoạch tổ chức Đại hội Hội Nông dân các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Ninh Thuận lần thứ IX, nhiệm kỳ 2023 – 2028.

2. Các cấp Hội quán triệt Chỉ thị 31-CT/TU, ngày 29/8/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Thuận về lãnh đạo Đại hội Hội Nông dân các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Ninh Thuận lần thứ IX, nhiệm kỳ 2023-2028 và Kế hoạch tổ chức Đại hội Hội Nông dân các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Ninh Thuận lần thứ IX, nhiệm kỳ 2023 – 2028, báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của cấp ủy cùng cấp.

2. Thành lập Ban Tổ chức và các tiểu ban chuẩn bị cho tổ chức đại hội; phân công các đồng chí ủy viên Ban Thường vụ, ủy viên Ban Chấp hành theo dõi, chỉ đạo việc chuẩn bị các nội dung dự thảo văn kiện và nhân sự đại hội cấp dưới.

3. Phát động phong trào thi đua lập thành tích chào mừng đại hội Hội Nông dân các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Ninh Thuận lần thứ IX, gắn với kỷ niệm các ngày lễ lớn năm 2023. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền trước, trong và sau đại hội.

4. Các cấp Hội chuẩn bị văn kiện, phương án nhân sự, thời gian đại hội của cấp mình báo cáo cấp ủy cùng cấp và Hội cấp trên trực tiếp, chỉ được tiến hành đại hội khi được cấp ủy đồng ý và Hội cấp trên duyệt.

Trên đây là Kế hoạch tổ chức đại hội Hội Nông dân các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh lần thứ IX, nhiệm kỳ 2023 - 2028. Ban Thường vụ Hội Nông dân các huyện, thành phố căn cứ tình hình, điều kiện cụ thể, xây dựng kế hoạch đại hội cấp mình đảm bảo yêu cầu, nội dung và tiến độ thời gian.

Trong quá trình triển khai, có khó khăn, vướng mắc cần phản ánh kịp thời với Ban Thường vụ Tỉnh Hội (qua Ban Xây dựng Hội) có trách nhiệm tổng hợp báo cáo Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh .

HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC NHÂN SỰ ĐẠI HỘI HỘI NÔNG DÂN CẤP HUYỆN, THÀNH PHỐ VÀ CƠ SỞ (XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN) NHIỆM KỲ 2023– 2028

Thực hiện Chỉ thị số 31-CT/TU ngày 29/9/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về lãnh đạo Đại hội Hội Nông dân các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Ninh Thuận lần thứ IX, nhiệm kỳ 2023-2028; Thực hiện hướng dẫn số 515 HD/HNDTW ngày 21/9/2022 của Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về công tác nhân sự Đại hội Hội Nông dân cấp tỉnh, huyện và cơ sở  nhiệm kỳ 2023 – 2028; Kế hoạch số 382-KH/HNDT, ngày 04/10/2022 của Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh tổ chức Đại hội Hội Nông dân các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Ninh Thuận lần thứ IX, nhiệm kỳ 2023 – 2028.

Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh hướng dẫn công tác nhân sự Đại hội Hội Nông dân cấp huyện, thành phố và cơ sở, nhiệm kỳ 2023 – 2028. Cụ thể như sau:

I. Yêu cầu chung, tiêu chuẩn, số lượng, cơ cấu, độ tuổi ủy viên ban chấp hành, ban thường vụ, chức danh chủ tịch và phó chủ tịch.

1. Yêu cầu chung.

- Công tác chun bị nhân sự để gii thiệu bầu cử Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và lãnh đạo chủ chốt phải đảm bảo các quy định trong Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XII) về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đầy đ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 30/5/2019 của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Quy định số 89-QĐ/TW, ngày 04/8/2017 của Bộ Chính trị quy định khung tiêu chuẩn chức danh, định hướng khung tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý các cp; Điều lệ Hội và các văn bản hướng dẫn của Ban Thường vụ Hội Nông dân các cấp.

- Việc giới thiệu nhân sự cần chú trọng phát hiện những nhân tố mới có phẩm chất chính trị, đạo đức; có trình độ, năng lực thực tiễn và có triển vọng phát triển, quan tâm đến cán bộ trưởng thành từ công tác Hội và phong trào nông dân, từ cơ sở, cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số (đối với cán bộ chuyên trách nói chung phải trong quy hoạch).

- Tiến hành công tác nhân sự Ban Chấp hành phải đảm bảo quy trình công tác cán bộ, thực hiện dân chủ, công khai, khách quan, công tâm trong lựa chọn, có cơ cấu hợp lý, có tính kế thừa và phát triển.

2. Tiêu chuẩn, số lượng, cơ cấu, độ tuổi ủy viên Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, chức danh chủ tịch và phó chủ tịch.

2.1. Uỷ viên Ban Chấp hành.

2.1.1. Tiêu chuẩn:

Lựa chọn, giới thiệu nhân sự Ban Chấp hành các cấp căn cứ vào tiêu chuẩn chung của cán bộ được quy định tại Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XII) về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cp chiến lược đầy đủ phm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; Quy định số 89-QĐ/TW, ngày 04/8/2017 của Bộ Chính trị quy định khung tiêu chuẩn chức danh, định hướng khung tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Cụ thể là:

- Có tinh thần yêu nước nồng nàn, tận tụy phục vụ nhân dân, chấp hành chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, được hội viên, nông dân và nhân dân tín nhiệm.

- Có phẩm chất đạo đức trong sáng, lối sống trung thực, khiêm tốn, chân thành, giản dị. Tâm huyết và có trách nhiệm với công việc, có tinh thần đoàn kết, xây dựng, gương mẫu, yêu thương đồng chí, đồng nghiệp. Bản thân không tham nhũng, quan liêu, cơ hội, vụ lợi, lãng phí, có tinh thần đấu tranh chống tiêu cực. Có ý thức tổ chức kỷ luật, trung thực, ham học hỏi, cầu tiến bộ.

- Có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; có trình độ học vấn, chuyên môn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

- Có năng lực chỉ đạo, triển khai thực hiện thng lợi Nghị quyết của Ban Chấp hành. Phong cách làm việc sâu sát cơ sở, nhiệt tình, tâm huyết; đoàn kết, phát huy được năng lực đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực, địa bàn được phân công.

Trong đó cần nhấn mạnh các điều kiện: Trưởng thành từ thực tiễn công tác Hội và phong trào nông dân, am hiu về t chức Hội, về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; có tư duy đổi mới, có tầm nhìn, phương pháp làm việc khoa học, có năng lực tng hợp, phân tích, dự báo tình hình lĩnh vực được phân công; có khả năng lãnh đạo, quản lý, quy tụ, đoàn kết cán bộ, vận động, tập hợp hội viên, nông dân; có khả năng cụ thể hoá nghị quyết của Đảng, nghị quyết Hội Nông dân các cấp phù hợp với công tác Hội và phong trào nông dân của địa phương; mạnh dạn đi mới, nhiệt tình, tâm huyết, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, luôn nỗ lực hành động vì lợi ích chung. Có khả năng lãnh đạo, chỉ đạo, huy động các nguồn lực và t chức tt các hoạt động dịch vụ để giúp nông dân phát triển sản xuất, nâng cao đời sống; gương mẫu, quy tụ, phát huy sức mạnh tổng hợp của tập th, được cán bộ, đảng viên, hội viên nông dân tin tưởng, tín nhiệm.

- Đủ tuổi và sức khỏe để thực hiện tốt nhiệm vụ.

Trên cơ sở các tiêu chun chung, các cấp Hội cần cụ thể hóa các tiêu chun đối với từng chức danh, từng đối tượng để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của địa phương mình.

2.1.2. Số lượng:

Số lượng ủy viên Ban Chấp hành của cấp nào do đại hội cấp đó quyết định (thực hiện theo Kế hoạch số 382-KH/HNDT, ngày 04/10/2022 của Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh).

2.1.3. Về cơ cấu:

Trên cơ sở đảm bảo tiêu chuẩn, Ban Chấp hành Hội Nông dân ở mỗi cấp cần có cơ cấu hợp lý để đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện:

- Cơ cấu hợp lý giữa 3 độ tuổi: dưới 40 tuổi; 40 - 50 tuổi; trên 50 tuổi để đảm bảo tính kế thừa và phát triển.

- Cơ cấu hợp lý giữa ủy viên Ban Chấp hành là cán bộ Hội (gồm cả cán bộ chủ chốt và chuyên trách) và cơ cấu lãnh đạo một số ban, ngành, đoàn thể, ngân hàng, doanh nghiệp, chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý liên quan trực tiếp đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn, hội viên tiêu biểu ở cơ sở…

- Đảm bảo tỷ lệ cán bộ nữ theo quy định.

- Đối với vùng dân tộc thiểu số và vùng đồng bào có đạo, nên có ủy viên Ban Chấp hành là người dân tộc thiểu số, người có đạo phù hợp với đặc điểm của từng địa phương.

* Đối với cấp huyện, thành phố:

+ Cơ cấu cán bộ cơ quan chuyên trách và cán bộ chủ chốt các cơ sở Hội ít nhất từ 50% không quá 75%.

+ Cơ cấu ngành, đoàn thể, nhà khoa học, doanh nghiệp liên quan trực tiếp đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn; cá nhân tiêu biểu là hội viên sản xuất kinh doanh giỏi, đại diện chi hội, tổ hội nông dân nghề nghiệp… (từ 25 - 50%).

+ Phấn đấu tỉ lệ nữ 20% trở lên.

* Đối với cấp cơ sở:

+ Đảm bảo cơ cấu Chủ tịch, Phó chủ tịch, các chi hội trưởng; một số ngành, đoàn thể liên quan; hội viên sản xuất - kinh doanh giỏi, doanh nghiệp, chủ trang trại, chủ tịch hội đồng quản trị hợp tác xã, đại diện chi hội, tổ hội nông dân nghề nghiệp…

+ Phấn đấu tỉ lệ nữ 20% trở lên.

2.1.4. Về độ tuổi:

- Đảm bảo 3 độ tuổi để có tính kế thừa và phát triển. Định hướng phấn đấu: dưới 40 tuổi khoảng 20%, từ 40 đến 50 tuổi (45 - 55%), còn lại trên 50 tuổi. Phấn đấu độ tuổi bình quân của Ban Chấp hành các cấp giảm hơn nhiệm kỳ trước từ 2 - 3 tuổi.

- Thực hiện Chỉ thị số 35- CT/TW ngày 30/5/2019 của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Hướng dẫn số 26-HD/BTCTW ngày 18/10/2019 của Ban Tổ chức Trung ương Đảng về một số nội dung Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị; Nghị định số 135/2020/NĐ-CP, ngày 18/11/2020 quy định về tuổi nghỉ hưu; Hướng dẫn số 06-HD/BTCTW, ngày 26/7/2021 của Ban Tổ chức Trung ương Đảng Hướng dẫn một số nội dung cụ thể về độ tuổi bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử.

Độ tuổi quy định giới thiệu ứng cử lần đầu và tái cử Ban chấp hành Hội Nông dân các cấp được tính độ tuổi từ tháng sinh của nhân sự đến tháng tổ chức đại hội. Cụ thể như sau:

+ Các đồng chí lần đầu tham gia Ban Chấp hành phải đủ thời gian công tác ít nhất trọn một nhiệm kỳ (60 tháng) tại thời điểm đại hội.

[Tui cán bộ giới thiệu ứng cử lần đầu] = [Tuổi nghỉ hưu thực tế của cán bộ (theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP, ngày 18/11/2020 của Chính phủ, Hướng dẫn số 06- HD/ BTCTW ngày 26/7/2021 của Ban Tổ chức Trung ương Đảng hướng dẫn một số nội dung về độ tuổi b nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử)] - [Tuổi của cán bộ tại thời điểm đại hội] (theo Kế hoạch số 382-KH/HNDT, ngày 04/10/2022  ca Ban Thường vụ Hội nông dân tỉnh) phải còn ít nhất đủ một nhiệm kỳ công tác (60 tháng).

+ Những đồng chí được giới thiệu tái cử vào Ban Chấp hành khóa mới nói chung phải đủ tuổi công tác trọn một nhiệm kỳ, ít nhất cũng phải đủ tuổi công tác 1/2 nhiệm kỳ (30 tháng) tại thời điểm đại hội.

[Tui cán bộ tái cử nhiệm kỳ tới] = [Tuổi nghỉ hưu thực tế của cán bộ (theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP, ngày 18/11/2020 của Chính phủ, Hướng dẫn số 06- HD/ BTCTW ngày 26/7/2021 của Ban Tổ chức Trung ương Đảng hướng dẫn một số nội dung về độ tuổi b nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử)] - [Tuổi của cán bộ tại thời điểm đại hội] (theo Kế hoạch số 382-KH/HNDT, ngày 04/10/2022  ca Ban Thường vụ Hội nông dân tỉnh) phải còn ít nhất 30 tháng.

- Đối với cấp cơ sở: Độ tuổi ủy viên Ban Chấp hành cụ thể do cấp ủy và Ban Chấp hành Hội Nông dân cấp trên trực tiếp căn cứ vào nguồn nhân sự của địa phương quyết định.

- Nhân sự Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Chủ tịch, phó Chủ tịch Hội các cấp phải được cấp ủy cùng cấp và Hội cấp trên trực tiếp phê duyệt.

2.1.5. Về trình độ:

- Đối với cấp huyện, thành phố: Cán bộ chuyên trách công tác Hội, cán bộ cơ cấu các ngành, đoàn thể phải có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên (riêng huyện đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc có thể từ cao đẳng trở lên), trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên.

- Đối với cấp cơ sở: Do Ban Thường vụ Hội Nông dân cấp tỉnh hướng dẫn cụ thể cho phù hợp với quy định chung và của cấp ủy địa phương.

2.2. Ủy viên Ban Thường vụ.

2.2.1. Tiêu chuẩn:

Là những người tiêu biểu trong Ban Chấp hành; có uy tín và luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Nắm vững và có khả năng vận dụng quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác Hội và phong trào nông dân tại địa phương; có kinh nghiệm thực tiễn, năng lực dự báo, đề xuất, tham mưu, tham gia xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và của Hội; có phong cách lãnh đạo tốt.

2.2.2. Số lượng: Không quá 1/3 so với tổng số ủy viên Ban Chấp hành.

2.2.3. Cơ cấu:

+ Đối với cấp huyện, thành phố: Gồm Chủ tịch, các phó Chủ tịch, cán bộ chuyên trách cấp huyện, thành phố; cơ cấu 01 đến 02 Chủ tịch Hội cơ sở và có thể cơ cấu đại diện ngành liên quan trực tiếp có mối quan hệ phối hợp công tác hiệu quả, thiết thực.

+ Đối với cấp cơ sở: Ngoài Chủ tịch, phó Chủ tịch, cần cơ cấu một số ủy viên là chi hội trưởng, đại diện ngành, đoàn thể có mối quan hệ phối hợp công tác hiệu quả, thiết thực.

2.3. Chức danh Chủ tịch, Phó chủ tịch.

* Tiêu chuẩn: Là những người tiêu biểu trong Ban Thường vụ; qua thực tiễn công tác thể hiện có năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành; có tư duy đổi mới; có kiến thức, am hiểu nông nghiệp, nông dân, nông thôn; có khả năng nắm bắt, dự báo tình hình, tham mưu, cụ thể hóa, tổ chức thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các chỉ thị, nghị quyết của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội các cấp.

* Về trình độ:

- Chủ tịch, phó chủ tịch cấp huyện, thành phố: Trình độ chuyên môn từ đại học trở lên (riêng huyện đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc có thể từ cao đẳng trở lên),  trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên.

- Chủ tịch Hội cấp cơ sở: Căn cứ vào tiêu chuẩn quy định tại mục 2.1.1 (hướng dẫn này) và yêu cầu nhiệm vụ của đại hội, Ban Thường vụ Hội Nông dân cấp tỉnh hướng dẫn cụ thể cho phù hợp với quy định chung.

* Về số lượng:

- Cấp cơ sở gồm: Chủ tịch và 01 phó chủ tịch.

- Cấp huyện, thành phố gồm: Chủ tịch và 01 đến 02 phó chủ tịch.

II. Quy trình giới thiệu, lựa chọn nhân sự tham gia ban chấp hành, ban thường vụ, chủ tịch, phó chủ tịch nhiệm kỳ 2023-2028.

1. Thành lập Tiểu ban nhân sự của Đại hội (đối với cấp cơ sở thành lập bộ phận nhân sự).

- Thành lập Tiểu ban nhân sự của đại hội có từ 5 - 7 thành viên, gồm Chủ tịch, các phó Chủ tịch và một số ủy viên Ban Thường vụ. Đồng chí chủ tịch làm trưởng tiểu ban.

- Tiểu ban nhân sự có nhiệm vụ giúp Ban Thường vụ phối hợp với các ban, đơn vị liên quan xây dựng Đề án nhân sự trình Ban Chấp hành, thực hiện quy trình công tác nhân sự Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và các chức danh chủ chốt theo quy định; đề xuất các phương án nhân sự, báo cáo Ban Thường vụ xem xét, trình Ban Chấp hành quyết định đề cử với Đại hội về nhân sự Ban Chấp hành khóa mới, đề cử với Ban Chấp hành khóa mới về nhân sự Ban Thường vụ, Chủ tịch, phó Chủ tịch.

- Giúp Ban Thường vụ chuẩn bị các báo cáo, tờ trình về công tác nhân sự để trình Ban Thường vụ, Ban Chấp hành và đại hội.

* Những nơi không lập Tiểu ban nhân sự, thường trực Hội Nông dân và một số uỷ viên Ban Thường vụ giúp Ban Chấp hành thực hiện công tác nhân sự Đại hội và thực hiện nhiệm vụ của Tiểu ban nhân sự nêu trên.

2. Ban Chấp hành cấp triệu tập Đại hội tổ chức thảo luận, thông qua Đề án nhân sự Ban Chấp hành khóa mới.

* Quy trình xây dựng:

 Cấp huyện, thành phố và cấp cơ sở: Tiểu ban (bộ phận) nhân sự chuẩn bị dự thảo Đề án, trình Ban Thường vụ, Ban Thường vụ chuẩn bị trình Ban Chấp hành.

* Về số dư: Việc chuẩn bị đề án nhân sự Ban Chấp hành, Ban Thường vụ các cấp Hội phải đảm bảo có số dư từ 5-10% so với tổng số ủy viên Ban Chấp hành, ủy viên Ban Thường vụ được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định. Việc bầu cử có số dư hay không do đại hội quyết định.

3. Quy trình giới thiệu nguồn nhân sự tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Chủ tịch, phó Chủ tịch nhiệm kỳ 2023-2028.

3.1. Đối với các đồng chí tái cử

Bước 1: Tổ chức hội nghị Ban Thường vụ (đối với cấp huyện và cơ sở).

Căn cứ quy định về tiêu chuẩn chức danh cán bộ; điều kiện, cơ cấu, số lượng Ban Chấp hành và khung số lượng theo quy định, tiểu ban nhân sự dự kiến phương hướng công tác nhân sự nhiệm kỳ mới; trên cơ sở danh sách các ủy viên Ban Chấp hành đương nhiệm, trình Ban Thường vụ để rà soát, đánh giá từng trường hợp và xem xét, thông qua danh sách ủy viên Ban Chấp hành, ủy viên Ban Thường vụ, Chủ tịch, phó Chủ tịch đương nhiệm đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện tái cử nhiệm kỳ 2023-2028 theo quy định, để lấy ý kiến giới thiệu ở hội nghị cán bộ chủ chốt.

Bước 2: Tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt.

Lấy ý kiến giới thiệu nhân sự (bằng phiếu kín) theo danh sách nhân sự tái cử đã được hội nghị Ban Thường vụ xem xét, thông qua ở Bước 1 (hội nghị được tiến hành khi có ít nhất 2/3 số người được triệu tập có mặt). Thành phần:

- Cấp huyện, thành phố: Các đồng chí ủy viên Ban Chấp hành đương nhiệm, Chủ tịch Hội cơ sở chưa là ủy viên Ban Chấp hành.

- Cấp cơ sở: Các đồng chí ủy viên Ban Chấp hành đương nhiệm, chi Hội trưởng, chi Hội phó, tổ trưởng.

Bước 3: Tổ chức hội nghị Ban Chấp hành (lần 1)

Trên cơ sở kết quả giới thiệu nhân sự ở Bước 2, Ban Chấp hành tiến hành thảo luận và giới thiệu nhân sự (bằng phiếu kín).

Bước 4: Tổ chức hội nghị Ban Thường vụ (lần 2)

Trên cơ sở kết quả giới thiệu nhân sự ở Bước 3 và kết quả khảo sát nhân sự (nếu có); Ban Thường vụ tiến hành thảo luận, xem xét, bỏ phiếu thông qua danh sách nhân sự tái cử Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Chủ tịch, phó Chủ tịch nhiệm kỳ 2023-2028 để trình hội nghị Ban Chấp hành (lần 2).

Về nội dung khảo sát nhân sự: Ban Thường vụ và tiểu ban (bộ phận) nhân sự nếu xét thấy cần thiết thì tiến hành khảo sát, đánh giá về phẩm chất đạo đức, lối sống và uy tín, năng lực, thành tích và sản phẩm công tác nổi trội đối với nhân sự (đã được giới thiệu ở bước 3) tại nơi công tác, cơ quan liên quan và cấp ủy nơi cư trú.

Bước 5: Tổ chức hội nghị ban chấp hành (lần 2). Trình tự thực hiện:

- Phân tích kết quả lấy phiếu ở các hội nghị.

- Xác minh, kết luận những vấn đề mới nảy sinh (nếu có).

- Tập thể Ban Chấp hành thảo luận và biếu quyết giới thiệu nhân sự (bằng phiếu kín).

* Nguyên tắc giới thiệu, lựa chọn. Nhân sự được giới thiệu, lựa chọn phải đạt tỷ lệ phiếu đồng ý trên 50% tổng số đại biểu bỏ phiếu ở các bước (riêng bước 2 tính trên số đại biểu có mặt); kết quả kiểm phiếu được công bố tại các hội nghị.

3.2. Đối với nhân sự giới thiệu lần đầu

Bước 1: Tổ chức hội nghị Ban Thường vụ (đối với cấp huyện và cơ sở).

Căn cứ về tiêu chuẩn chức danh cán bộ, điều kiện, cơ cấu, số lượng theo quy định của Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và phương hướng công tác nhân sự nhiệm kỳ mới. Trên cơ sở kết quả thực hiện quy trình giới thiệu nhân sự tái cử Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Chủ tịch, phó Chủ tịch Hội; danh sách quy hoạch Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Chủ tịch, phó Chủ tịch, nhiệm kỳ 2023- 2028 (nếu có) và danh sách giới thiệu nhân sự của cấp uỷ, các ngành, đoàn thể, Hội Nông dân các cấp và các tổ chức có liên quan (có Phụ  lục hướng dẫn gửi kèm); Ban Thường vụ tiến hành rà soát, đánh giá từng trường hợp và xem xét, thông qua danh sách dự kiến những nhân sự đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Chủ tịch, phó Chủ tịch theo quy định đề lấy ý kiến giới thiệu ở hội nghị cán bộ chủ chốt.

Bước 2: Tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt

Lấy ý kiến giới thiệu nhân sự (bằng phiếu kín) theo danh sách nhân sự đã được hội nghị Ban Thường vụ xem xét, thông qua ở Bước 1 (hội nghị được tiến hành khi có ít nhất 2/3 số người được triệu tập có mặt).

- Thành phần:

+ Cấp huyện, thành phố: Các đồng chí ủy viên Ban Chấp hành đương nhiệm, Chủ tịch Hội cơ sở chưa là ủy viên Ban Chấp hành.

+ Cấp cơ sở: Các đồng chí ủy viên Ban Chấp hành đương nhiệm, chi Hội trưởng, chi Hội phó, tổ trưởng.

- Nguyên tắc giới thiệu, lựa chọn:

+ Mỗi thành viên được giới thiệu không quá cơ cấu, số lượng chức danh theo quy định và xem xét, lựa chọn, giới thiệu nhân sự trong danh sách đã được hội nghị Ban Thường vụ thông qua ở Bước 1 hoặc có thể giới thiệu nhân sự khác nhưng phải đảm bảo đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định.

+ Nhân sự được lựa chọn, giới thiệu, phải đạt tỷ lệ phiếu đồng ý từ 30% trở lên trên tổng số đại biểu bỏ phiếu và lấy từ trên xuống cho đủ số lượng theo quy định (tính cả số dư 5-10% so với tổng số ủy viên được phân bổ theo khung quy định). Trường hợp cuối danh sách giới thiệu có nhiều người có số phiếu giới thiệu bằng nhau thì đưa tất cả các đồng chí được giới thiệu vào danh sách để giới thiệu ở bước sau (kết quả kiểm phiếu không công bố tại hội nghị).

Bước 3: Tổ chức hội nghị Ban Chấp hành (lần 1)

Căn cứ vào cơ cấu, số lượng, tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định và phương hướng công tác nhân sự được Ban Chấp hành thông qua; trên cơ sở kết quả giới thiệu nhân sự ở Bước 2, Ban Chấp hành tiến hành thảo luận và giới thiệu nhân sự (bằng phiếu kín).

- Nguyên tắc giới thiệu, lựa chọn:

+ Mỗi thành viên được giới thiệu không quá cơ cấu, số lượng chức danh theo quy định và xem xét, lựa chọn, giới thiệu nhân sự trong danh sách đã được hội nghị cán bộ chủ chốt giới thiệu ở Bước 2 hoặc có thể giới thiệu nhân sự khác nhưng phải đảm bảo đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định.

+ Nhân sự được lựa chọn, giới thiệu, phải đạt tỷ lệ phiếu đồng ý trên 50% tổng số đại biểu tham gia bỏ phiếu và lấy từ trên xuống cho đủ số lượng theo quy định (tính cả số dư 5-10% so với tông số ủy viên được phân bổ theo khung quy định). Trường hợp cuối danh sách giới thiệu có nhiều người có số phiếu giới thiệu bằng nhau thì đưa tất cả các đồng chí được giới thiệu vào danh sách để giới thiệu ở bước sau (kết quả kiểm phiếu không công bố tại hội nghị).

Bước 4: Tiến hành khảo sát nhân sự và tổ chức hội nghị Ban Thường vụ (lần 2)

Ban Thường vụ tiến hành khảo sát, đánh giá về phẩm chất đạo đức, lối sống và uy tín, năng lực, thành tích và sản phẩm công tác nối trội đối với nhân sự được giới thiệu ở Bước 3 tại nơi công tác, cơ quan liên quan và cấp ủy nơi cư trú (căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương, cơ quan, đơn vị, Ban Thường vụ và tiểu ban nhân sự xác định nhân sự và phương pháp tiến hành khảo sát cụ thể).

Trên cơ sở kết quả giới thiệu nhân sự ở Bước 3 và kết quả khảo sát nhân sự (nếu có); Ban Thường vụ xem xét, bỏ phiếu thông qua danh sách nhân sự Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Chủ tịch, phó Chủ tịch nhiệm kỳ 2023-2028, để trình hội nghị Ban Chấp hành (lần 2).

- Nguyên tắc giới thiệu, lựa chọn:

+ Mỗi thành viên được giới thiệu không quá cơ cấu, số lượng chức danh theo quy định và xem xét, lựa chọn, giới thiệu nhân sự trong danh sách đã được hội nghị Ban Chấp hành giới thiệu ở Bước 3.

+ Nhân sự được lựa chọn, giới thiệu, phải đạt tỷ lệ phiếu đồng ý trên 50% tổng số đại biểu tham gia bỏ phiếu và lấy từ trên xuống cho đủ số lượng theo quy định (tính cả số dư 5-10% so với tổng số ủy viên được phán bổ theo khung quy định). Trường hợp cuối danh sách giới thiệu có nhiều người có số phiếu giới thiệu bằng nhau thì đưa tất cả các đồng chí được giới thiệu vào danh sách để giới thiệu ở bước sau (kết quả kiểm phiếu không công bố tại hội nghị).

Bước 5: Tổ chức hội nghị Ban Chấp hành (lần 2).

- Trình tự thực hiện:

+ Phân tích kết quả lấy phiếu ở các hội nghị.

+ Xác minh, kết luận những vấn đề mới nảy sinh (nếu có).

+ Tập thể Ban Chấp hành thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết giới thiệu nhân sự (bằng phiếu kín).

- Nguyên tắc giới thiệu, lựa chọn:

+ Mỗi thành viên được giới thiệu không quá cơ cấu, số lượng chức danh theo quy định và xem xét, lựa chọn, giới thiệu nhân sự trong danh sách đã được hội nghị Ban Thường vụ thông qua ở Bước 4.

+ Nhân sự được lựa chọn, giới thiệu, phải đạt tỷ lệ phiếu đồng ý trên 50% tổng số đại biểu tham gia bỏ phiếu và lấy từ trên xuống cho đủ số lượng theo quy định (tính cả số dư 5-10% so với tổng số ủy viên được phân bô theo khung quy định). Trường hợp có hai người trở lên có cùng số phiếu giới thiệu bằng nhau thì lựa chọn nhân sự do người đứng đầu Ban Chấp hành giới thiệu (kết quả kiểm phiếu được công bố tại hội nghị).

3.3.  Trình cấp ủy cùng cấp và Hội cấp trên trực tiếp về nhân sự tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Chủ tịch, phó Chủ tịch.

- Sau khi có danh sách giới thiệu nhân sự ở Bước 5 (đối với nhân sự tái cử và nhân sự giới thiệu lần đầu), Ban Thường vụ cấp tổ chức đại hội làm Tờ trình báo cáo xin ý kiến cấp ủy cùng cấp duyệt số lượng, cơ cấu, danh sách nhân sự dự kiến tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Chủ tịch, phó Chủ tịch.

- Khi có văn bản của cấp ủy cùng cấp, Ban Thường vụ cấp tổ chức Đại hội trình duyệt nhân sự với Ban Thường vụ Hội cấp trên trực tiếp.

- Sau khi trình cấp ủy cùng cấp và Hội cấp trên trực tiếp phê duyệt, nếu có sự điều chỉnh so với phương án nhân sự đã chuẩn bị thì tổ chức họp Ban Thường vụ, Ban Chấp hành khóa đương nhiệm thống nhất lại theo chỉ đạo của cấp ủy cùng cấp và Hội cấp trên trực tiếp.

3.4. Hoàn chỉnh danh sách và làm hồ sơ nhân sự dự kiến, gồm:

- Văn bản giới thiệu của cấp ủy, lãnh đạo các ngành, đoàn thể, tổ chức có nhân sự tham gia Ban Chấp hành.

- Danh sách trích ngang nhân sự Ban Chấp hành dự kiến đề cử với Đại hội để bầu.

- Danh sách trích ngang nhân sự Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Chủ tịch, phó Chủ tịch dự kiến đề cử với hội nghị Ban Chấp hành khóa mới lần thứ nhất để bầu.

III. Về nhân sự uỷ ban kiểm tra, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm uỷ ban kiếm tra.

 Đối với cấp huyện và cơ sở Hội: Thực hiện theo Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam (khoá VII) ban hành; Ban Thường vụ Trung ương Hội sẽ có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện.

IV. Về việc bầu đoàn đại biểu đi dự đại hội cấp trên.

- Sau khi quyết định số lượng đại biểu đại hội (tại mục III.4.2 Kế hoạch số 382-KH/HNDT, ngày 04/10/2022  ca Ban Thường vụ Hội nông dân tỉnh), căn cứ vào số lượng hội viên, số lượng tổ chức Hội trực thuộc và vị trí đặc thù của từng tổ chức, Ban Chấp hành cấp triệu tập Đại hội phân bổ số lượng đại biểu tham dự Đại hội cho phù hợp.

- Căn cứ phân bổ của Hội cấp trên, tiểu ban nhân sự xây dựng Đề án nhân sự đoàn đại biểu đi dự đại hội cấp trên (chính thức và dự khuyết), xin ý kiến Ban Thường vụ và Ban Chấp hành cấp triệu tập đại hội thảo luận và thông qua. Đề án nhân sự đoàn đại biểu cần thể hiện rõ số lượng, tiêu chuẩn, cơ cấu, nhân sự cụ thể (danh sách trích ngang theo mẫu) dự kiến giới thiệu để đại hội bầu đi dự đại hội cấp trên trực tiếp. Việc chuẩn bị nhân sự đoàn đại biểu đi dự đại hội cấp trên không nhất thiết phải có số dư.

V. Công tác bầu cử: Thực hiện theo Quy chế bầu cử trong hệ thống Hội Nông dân Việt Nam.

Căn cứ hướng dẫn này, Ban Thường vụ Hội Nông dân các huyện, thành phố nghiên cứu, có hướng dẫn cụ thể, phù hợp với đặc điểm tình hình và thực tế hoạt động của Hội Nông dân ở địa phương, tổ chức thực hiện nghiêm túc. Nếu có khó khăn, vướng mắc phản ánh kịp thời, xin ý kiến cấp ủy cùng cấp và Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh (qua Ban Xây dựng Hội) để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC CHUẨN BỊ ĐẠI HỘI

I. Công tác chuẩn bị đại hội.

1. Xây dựng kế hoạch tổ chức Đại hội, xác định rõ một số nội dung sau:

- Thời gian tổ chức đại hội.

- Số lượng, cơ cấu, thành phần đại biểu chính thức và đại biểu khách mời (lưu ý số lượng đại biểu khách mời cần tính toán cho phù hợp so với số đại biểu chính thức của đại hội).

- Nội dung Đại hội.

- Nhân sự Ban Chấp hành khóa mới (số lượng, cơ cấu).

- Thành lập các tiểu ban (bộ phận) phục vụ Đại hội.

- Địa điểm tổ chức Đại hội.

- Kinh phí tổ chức Đại hội.

- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các tiểu ban và thành viên phục vụ đại hội.

2. Báo cáo cấp ủy Đảng cùng cấp và Hội Nông dân cấp trên trực tiếp về kế hoạch Đại hội để xin ý kiến chỉ đạo. Hoàn thiện kế hoạch theo ý kiến chỉ đạo của cấp ủy và Hội cấp trên.

3. Triển khai kế hoạch, ra quyết định thành lập các tiểu ban (đối với cấp tỉnh, huyện) hoặc bộ phận/tổ giúp việc (đối với cấp cơ sở) phục vụ đại hội; tổ chức họp để phân công các thành viên của tiểu ban và cán bộ chuyên trách của Hội thực hiện các nhiệm vụ cụ thể; ở cấp huyện, thành phố thành lập Ban Tổ chức đại hội.

3.1. Tiểu ban (bộ phận) nhân sự:

- Xây dựng Đề án nhân sự Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội và tham mưu thực hiện quy trình công tác nhân sự theo chỉ đạo, hướng dẫn của cấp ủy cùng cấp và Ban Thường vụ Hội cấp trên.

- Xây dựng Đề án nhân sự đoàn đại biểu đi dự đại hội Hội cấp trên, kế hoạch phân bổ đại biểu tham dự đại hội cấp mình.

- Đề xuất nhân sự tham gia Đoàn chủ tịch, thư ký, Ban thẩm tra tư cách đại biểu, Ban kiểm phiếu…

- Chuẩn bị báo cáo thẩm tra tư cách đại biểu.

3.2. Tiểu ban (bộ phận) Văn kiện:

3.2.1. Dự thảo các văn bản sau:

- Báo cáo tổng kết công tác Hội và phong trào nông dân trong nhiệm kỳ 2018 -2023; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2023 - 2028.

- Báo cáo kiểm điểm Ban Chấp hành trong nhiệm kỳ qua.

- Báo cáo tổng hợp ý kiến tham gia vào các văn kiện đại hội Hội Nông dân các cấp (theo hướng dẫn).

- Các báo cáo tham luận tại đại hội.

- Nghị quyết Đại hội.

- Bài phát biểu của lãnh đạo cấp ủy.

- Nội quy, quy chế làm việc của đại hội.

- Chương trình Đại hội.

- Nội dung tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.

- Diễn văn khai mạc, bế mạc Đại hội.

- Kịch bản điều hành chung và kịch bản chi tiết chương trình đại hội.

- Lời chào mừng, cảm ơn.

- Giấy mời, giấy triệu tập…

3.2.2. Định hướng bố cục, nội dung một số văn kiện sau:

a. Báo cáo chính trị:

Báo cáo chính trị là nội dung chính và quan trọng của Đại hội. Do đó cần phải được chuẩn bị nghiêm túc, công phu, đánh giá đúng thực chất, đầy đủ nội dung, bảo đảm đúng định hướng chính trị của cấp uỷ và Hội cấp trên với tinh thần đổi mới, sáng tạo. Cách viết một báo cáo chính trị như sau:

- Tiêu đề báo cáo: Báo cáo của Ban Chấp hành Hội Nông dân……tại Đại hội đại biểu lần thứ......., nhiệm kỳ 2023 – 2028 (đối với cấp cơ sở: Báo cáo của Ban Chấp hành Hội nông dân xã/phường/thị trấn ………nhiệm kỳ 2023 - 2028).

- Chủ đề Đại hội: Thể hiện được ý chí, khát vọng, đổi mới, sáng tạo, hội nhập, quyết tâm vượt khó vươn lên ... của các cấp Hội và hội viên nông dân.

- Phần mở đầu báo cáo: Nêu bối cảnh diễn ra Đại hội...., nhiệm vụ của Đại hội.

Bố cục báo cáo có 2 phần chính:

* Cách viết từng phần cơ bản như sau:

(1) Phần thứ nhất: Đánh giá kết quả công tác Hội và phong trào nông dân nhiệm kỳ 2018 - 2023.

- Tình hình nông nghiệp, nông dân, nông thôn;

- Kết quả công tác xây dựng tổ chức hội; vai trò, trách nhiệm của hội trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, xây dựng giai cấp nông dân việt nam và tham gia xây dựng đảng, xây dựng chính quyền; thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế;

- Đánh giá chung;

+ Những kết quả nổi bật, nguyên nhân;

+ Hạn chế, yếu kém, nguyên nhân chủ quan, khách quan (tập trung chủ yếu là nguyên nhân chủ quan);

(2) Phần thứ hai: Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp công tác Hội và phong trào nông dân nhiệm kỳ 2023-2028

- Dự báo tình hình trong 5 năm tới (thuận lợi, khó khăn);

- Phương hướng mục tiêu:

+ Phương hướng.

+ Mục tiêu.

+ Các chỉ tiêu cụ thể.

- Nhiệm vụ và giải pháp:

+ Công tác xây dựng tổ chức Hội.

+ Vai trò trách nhiệm của Hội trong phát triển nông nghiệp.

+ Vai trò, trách nhiệm của Hội trong xây dựng nông thôn mới.

+ Vai trò, trách nhiệm của Hội trong xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam.

+ Tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và khối Đại đoàn kết toàn dân.

+ Thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.

+ Tăng cường công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế.

* Một số lưu ý trong quá trình xây dựng báo cáo.

Các nội dung không nên dàn trải, mà cần có trọng tâm, trọng điểm, cần bám sát tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, XIII; nghị quyết đại hội Đảng bộ các cấp, các chủ trương nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Bám sát nghị quyết đại hội Hội Nông dân các cấp nhiệm kỳ 2018-2023, các nghị quyết chuyên đề của Trung ương Hội và các cấp Hội, nêu bật các kết quả đạt được, những điểm mới, cách làm sáng tạo có hiệu quả... cần có số liệu và các điển hình tập thể, cá nhân. Các hạn chế, yếu kém và nguyên nhân cần được đánh giá nghiêm túc, cụ thể, tránh chung chung...

Phần phương hướng nhiệm kỳ tới, cần bám sát Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lân thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, nghị quyết đại hội Đảng bộ các cấp và tình hình, thực tiễn công tác Hội và phong trào nông dân ở địa phương để xác định rõ phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, thiết thực, hiệu quả với phương châm đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động, mô hình tổ chức, phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của địa phương. Tập trung nêu bật các giải pháp mang tính khả thi trong thực hiện 03 Nghị quyết 04, 05, 06 của Ban Chấp hành Trung ương Hội (khóa VII) về xây dựng tổ chức Hội nông dân Việt Nam trong sạch vững mạnh; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nông dân; tổ chức các hoạt động dịch vụ, hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao đời sống; xây dựng các mô hình điểm về sản xuất theo chuỗi giá trị. Nội dung, giải pháp phát huy được vai trò chủ thể của các cấp Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, xây dựng giai cấp nông dân. Các chương trình Mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025: Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và Chương trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới.

b. Báo cáo kiểm điểm Ban Chấp hành.

Bố cục gồm các phần:

- Tình hình Ban Chấp Hành, Ban Thường vụ trong nhiệm kỳ 2018 - 2023.

+ Tình hình Ban Chấp hành.

+ Tình hình Ban Thường vụ.

- Kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành.

+ Ưu điểm.

+ Hạn chế, khuyết điểm.

- Vai trò và trách nhiệm của Ban Thường vụ.

+ Ưu điểm.

+ Hạn chế, khuyết điểm.

- Nguyên nhân.

+ Nguyên nhân của ưu điểm.

+ Nguyên nhân của hạn chế, yếu kém.

 c. Nghị quyết đại hội.

Nghị quyết Đại hội là văn bản ghi tóm tắt những nội dung chính sau đây:

- Thời gian diễn ra Đại hội, thành phần, số lượng đại biểu.

- Đại hội đã thống nhất các báo cáo của Ban Chấp hành trình tại Đại hội.

- Đại hội nhấn mạnh hoặc bổ sung những vấn đề gì?

- Đại hội xác định những mục tiêu, chỉ tiêu nào?

- Đại hội thông qua kết quả bầu Ban chấp hành và bầu Đại biểu đi dự Đại hội cấp trên

- Đại hội giao cho Ban chấp hành khóa mới hoàn chỉnh các văn bản theo tinh thần thảo luận của đại hội và triển khai thực hiện Nghị quyết.

- Đại hội kêu gọi toàn thể cán bộ, hội viên, nông dân thực hiện thắng lợi Nghị quyết.

d. Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.

- Những căn cứ để tiến hành đại hội.

- Giới thiệu đại biểu (đại biểu khách mời, đại biểu chính thức về dự đại hội).

* Lưu ý: Phần tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu cần ngắn gọn, không được trùng với nội dung bài phát biểu khai mạc; đại biểu lãnh đạo cấp ủy và Hội cấp trên nên giới thiệu người đại diện cao nhất (giới thiệu chính xác, đầy đủ họ, tên và chức danh). Các đại biểu khác có thể giới thiệu và chào mừng chung, tránh tình trạng giới thiệu đứng lên và vỗ tay quá nhiều lần.

đ. Diễn văn khai mạc đại hội

Diễn văn khai mạc cần ngắn gọn, thể hiện đầy đủ các nội dung:

- Bối cảnh diễn ra Đại hội.

- Lời chào mừng Đại biểu.

- Tầm quan trọng và ý nghĩa của Đại hội.

- Những nhiệm vụ chính của Đại hội.

- Nêu trách nhiệm, ý thức của đại biểu đại hội.

- Tuyên bố khai mạc Đại hội.

e. Diễn văn bế mạc Đại hội.

Cần có các ý chính sau: Đánh giá khái quát kết quả Đại hội về tinh thần, khí thế, nội dung, chương trình diễn ra trong Đại hội; kêu gọi tinh thần của cán bộ, hội viên, nông dân ra sức thi đua thực hiện Nghị quyết Đại hội; cảm ơn sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền, sự giúp đỡ hỗ trợ của các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức và cá nhân đối với đại hội.

3.3. Tiểu ban (bộ phận) tuyên truyền.

- Căn cứ hướng dẫn công tác tuyên truyền Đại hội của cấp trên, các cấp Hội chủ động, phối hợp với các cơ quan tuyên truyền trước, trong và sau Đại hội. Nội dung tuyên truyền tập trung kết quả công tác Hội và phong trào nông dân, chú trọng giới thiệu các tập thể và cá nhân điển hình tiên tiến; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ công tác Hội và phong trào nông dân nhiệm kỳ 2023 - 2028; truyền thống của Hội và giai cấp nông dân; chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

- Trang trí trong và ngoài khu vực tổ chức Đại hội:

+ Trong hội trường: Âm thanh, ánh sáng, hoa, khẩu hiệu, bàn ghế… chụp ảnh lưu niệm... Việc trang trí hội trường cần đảm bảo nguyên tắc trang trọng, thẩm mỹ, đúng quy định và tiết kiệm (có hướng dẫn riêng của Tiểu ban Tuyên truyền).

+ Ngoài hội trường và các khu vực liên quan: Tổ chức các hoạt động, triển lãm, trưng bày kết quả, cờ, khẩu hiệu, pa nô ảnh…

- Hướng dẫn tổ chức phong trào thi đua; gửi giấy mời, đón, tiếp khách và  sắp xếp chỗ ngồi cho đại biểu trong hội trường; chuẩn bị băng nhạc chào cờ; văn nghệ chào mừng, thông báo, cung cấp tài liệu và các nội dung liên quan đến tuyên truyền, khánh tiết…

3.4. Tiểu ban (bộ phận) Hậu cần.

- Dự trù, đề xuất kinh phí, vận động sự ủng hộ, tạo điều kiện của chính quyền, các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân phục vụ cho đại hội.

- Chuẩn bị cơ sở vật chất, địa điểm tổ chức đại hội; chủ trì công tác đảm bảo phục vụ đại hội; công tác an ninh bảo vệ đại hội; đón, tiếp đại biểu (nếu đại biểu ở xa thì bố trí ăn, nghỉ cho đại biểu).

- In ấn các tài liệu phục vụ đại hội.

- Lập danh sách và phát tài liệu cho đại biểu. Quà tặng đại biểu (nếu có)

- Chuẩn bị địa điểm và các điều kiện để kiểm phiếu.

4. Họp Ban Chấp hành để kiểm duyệt tất cả các phần việc đã phân công cho các tiểu ban (hoặc bộ phận) ở mục 3.

5. Báo cáo cấp ủy Đảng cùng cấp và Hội cấp trên trực tiếp duyệt tổng thể các nội dung đại hội. Nội dung duyệt gồm:

- Thời gian, địa điểm tổ chức đại hội.

- Chương trình đại hội.

- Nội dung các văn kiện trình tại đại hội; nội dung các hoạt động khác diễn ra tại đại hội.

- Phương án nhân sự đại hội. Bao gồm: Đề án nhân sự Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội (kèm theo danh sách trích ngang nhân sự cụ thể được dự kiến và kết quả phiếu tín nhiệm tại các hội nghị); Đề án và danh sách trích ngang đoàn đại biểu dự đại hội Hội cấp trên.

- Dự kiến danh sách Đoàn chủ tịch, thư ký đại hội; phân công nhiệm vụ của Đoàn chủ tịch; kịch bản điều hành của Đoàn chủ tịch.

- Thành phần đại biểu khách mời và số lượng đại biểu dự đại hội.

6. Họp Ban Chấp hành phiên cuối cùng trước đại hội

6.1. Thông báo nội dung được duyệt của cấp ủy và Hội cấp trên.

6.2. Tập trung hoàn thiện các nội dung theo chỉ đạo của cấp ủy và Hội cấp trên sau khi duyệt.

- Tiến hành rà soát, kiểm tra tất cả các phần việc đã phân công cho từng tiểu ban/bộ phận.

- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong Đoàn chủ tịch.

- Gửi giấy mời, giấy triệu tập (gửi trước khi tổ chức đại hội ít nhất 7 ngày).

II. Công tác nhân sự.

Thực hiện theo Hướng dẫn số 383- HD/HNDT, ngày 04/10/2022 của Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh về Công tác nhân sự Đại hội Hội Nông dân cấp huyện, thành phố và cơ sở (xã. Phường, thị trấn) nhiệm kỳ 2023 - 2028.

Trong quá trình chuẩn bị và tổ chức đại hội, nếu có phát sinh về vấn đề khiếu nại, tố cáo liên quan đến nhân sự Ban Chấp hành, Ban Thường vụ hoặc đại biểu dự Đại hội cấp trên thì Tiểu ban nhân sự căn cứ tình hình cụ thể báo cáo cấp ủy và Hội cấp trên để xem xét giải quyết kịp thời.

III. Quy Chế Bầu Cử: Thực hiện theo Điều lệ Hội và Quy chế bầu cử trong hệ thống Hội Nông dân Việt Nam.

IV. Góp Ý Các Dự Thảo Văn Kiện Đại Hội: Thực hiện theo  mục III, khoản 2 Kế hoạch số 382–KH/HNDT, ngày 04/10/2022 của Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh và hướng dẫn của Tiểu ban Văn kiện Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh lần thứ IX.

V. Số lượng, quy trình bầu và nhiệm vụ của đoàn chủ tịch, thư ký, ban thẩm tra tư cách đại biểu và ban kiểm phiếu.

Đoàn chủ tịch, thư ký Đại hội, Ban thẩm tra tư cách đại biểu và Ban kiểm phiếu phải là đại biểu chính thức có mặt tại Đại hội và được Đại hội bầu bằng hình thức biểu quyết.        

1. Số lượng:

- Đoàn chủ tịch:

+ Đối với cấp cơ sở: Từ 3 - 5 người.

+ Đối với cấp huyện, thành phố: Từ 5 - 7 người.

- Thư ký Đại hội: Từ 1 - 2 người

- Ban thẩm tra tư cách đại biểu: Từ 3 - 5 người.

- Ban kiểm phiếu: Từ 7 - 11 người.

2. Quy trình:

- Trên cơ sở danh sách giới thiệu của Ban Chấp hành Hội Nông dân cấp triệu tập Đại hội, tại phiên họp trù bị của Đại hội, Ban Tổ chức Đại hội xin ý kiến Đại hội biểu quyết về số lượng, danh sách và tiến hành bầu Đoàn chủ tịch, thư ký Đại hội, Ban thẩm tra tư cách đại biểu. Trường hợp có ý kiến giới thiệu thêm người thì tiến hành lấy biểu quyết từng người một.

- Trên cơ sở danh sách giới thiệu của Ban Chấp hành Hội Nông dân cấp triệu tập Đại hội, tại Đại hội, Đoàn Chủ tịch xin ý kiến Đại hội biểu quyết về số lượng, danh sách và tiến hành bầu Ban kiểm phiếu của Đại hội.

3. Nhiệm vụ:

3.1. Đoàn Chủ tịch Đại hội.

- Điều hành Đại hội theo nội dung, chương trình, nội quy đã được Đại hội thông qua.

- Điều hành đại biểu biểu quyết các vấn đề:

   + Thông qua chương trình, nội quy của Đại hội.

   + Báo cáo thẩm tra tư cách đại biểu.

   + Báo cáo tổng hợp các ý kiến tham gia văn kiện Đại hội cấp trên.

   + Số lượng, danh sách bầu cử Ban Chấp hành; Đoàn đại biểu dự Đại hội cấp trên.

   + Chỉ tiêu, Nghị quyết Đại hội.

  + Về kết quả bầu cử

- Hướng dẫn Đại hội thảo luận các vấn đề của Đại hội.

- Lãnh đạo bầu cử Ban Chấp hành và bầu đoàn đại biểu đi dự Đại hội cấp trên.

- Giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình Đại hội.

- Khai mạc, bế mạc Đại hội.

3.2. Thư ký Đại hội

- Ghi biên bản Đại hội, nhận phiếu đăng ký phát biểu của các đại biểu.

- Tổng hợp các ý kiến phát biểu và biểu quyết của Đại hội.

- Dự thảo Nghị quyết Đại hội và các văn bản khác của Đại hội.

- Nhận và đọc thư chào mừng Đại hội (nếu có).

- Trình bày dự thảo Nghị quyết Đại hội.

3.3. Ban thẩm tra tư cách đại biểu

- Căn cứ vào tiêu chuẩn đại biểu và nguyên tắc, thủ tục để xem xét tư cách đại biểu dự Đại hội.

- Báo cáo đại hội kết quả thẩm tra tư cách đại biểu để đại hội xem xét quyết định.

- Xem xét đơn thư tố cáo, khiếu nại và các vấn đề có liên quan đến tư cách đại biểu trong Đại hội, báo cáo Đoàn chủ tịch trình Đại hội quyết định (chỉ xét những đơn thư gửi trước khi đại hội 10 ngày đối với cơ sở và 15 ngày đối với huyện, thành phố).

3.4. Ban kiểm phiếu

- Chuẩn bị phiếu bầu, hòm phiếu, kiểm tra niêm phong hòm phiếu trước khi bỏ phiếu.

- Phiếu bầu ghi họ và tên những người trong danh sách bầu cử (theo thứ tự A,B,C…) đã được Đại hội thông qua và đóng dấu của Ban Chấp hành cấp tổ chức Đại hội. Trong trường hợp không có số dư, tùy tình hình cụ thể để lựa chọn hình thức xây dựng phiếu bầu và tổ chức bầu cử cho phù hợp (có thể gạch cả họ và tên; hoặc chia cột để đánh dấu X ở ô đồng ý hoặc ô không đồng ý).

- Hướng dẫn cách bỏ phiếu; phát phiếu, thu phiếu và kiểm phiếu (Có thể ứng dụng phần mền hỗ trợ kiểm phiếu và thành lập tổ giúp việc Ban Kiểm phiểu khi áp dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác kiểm phiếu).

- Xem xét và kết luận các phiếu không hợp lệ và những ý kiến khiếu nại về việc bầu cử.

- Lập biên bản bầu cử, kết quả trúng cử, niêm phong phiếu bầu và chuyển cho Đoàn chủ tịch Đại hội để bàn giao cho Ban Chấp hành khóa mới lưu trữ theo quy định.

- Báo cáo kết quả kiểm phiếu với Đoàn chủ tịch Đại hội, công bố kết quả bầu cử.   

* Lưu ý: Nhân sự trong Ban kiểm phiếu không được có tên trong danh sách bầu cử.

VI. Trình Tự Các Nội Dung Trong Đại Hội

1. Phiên Đại hội nội bộ:

1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra tình hình đại biểu, phát tài liệu; sắp xếp chỗ ngồi của đại biểu trong hội trường.

2. Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.

3. Bầu Đoàn chủ tịch, thư ký Đại hội.

4. Bầu Ban Thẩm tra tư cách đại biểu.

5. Thông qua nội quy và chương trình đại hội.

6. Quán triệt một số nội dung cần thiết trong đại hội chính thức: Thời gian, trang phục, chuẩn bị thảo luận, tham luận; hướng dẫn chào cờ, hát Quốc ca...

(Việc điều hành các nội dung trên do Ban Tổ chức đại hội phân công)

2. Đại hội chính thức:

1. Ổn định tổ chức.

2. Chào cờ (nhạc và hát Quốc ca).

3. Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.

4. Khai mạc Đại hội.

5. Báo cáo thẩm tra tư cách đại biểu.

6. Trình bày tóm tắt dự thảo Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ 2018 - 2023, phương hướng nhiệm kỳ 2023- 2028.

7. Trình bày báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành nhiệm kỳ 2018 -2023.

8. Phát biểu tham luận.

9. Phát biểu của lãnh đạo địa phương và Hội cấp trên.

10. Bầu Ban Chấp hành nhiệm kỳ 2023 -2028 (có kịch bản hướng dẫn riêng).

11. Bầu Đoàn đại biểu tham dự Đại hội cấp trên (có kịch bản hướng dẫn riêng).

12. Báo cáo tổng hợp ý kiến góp ý dự thảo các văn kiện Đại hội cấp trên và Điều lệ Hội sữa đổi, bổ sung.

13. Họp Ban Chấp hành lần thứ nhất bầu Ban Thường vụ, Chủ tịch, các Phó chủ tịch, ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm ủy ban kiểm tra.

14. Báo cáo kết quả bầu Ban Thường vụ, Chủ tịch, các Phó chủ tịch.

14. Ban Chấp hành nhiệm kỳ mới ra mắt.

15. Tặng quà ủy viên Ban Chấp hành nhiệm kỳ cũ (không tái cử).

16. Khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích trong nhiệm kỳ (nếu có).

17. Trình bày dự thảo Nghị quyết đại hội; thảo luận và lấy ý kiến biểu quyết của toàn thể đại biểu chính thức.

18. Phát biểu bế mạc Đại hội.

19. Chào cờ bế mạc.

* Căn cứ vào tình hình cụ thể Ban Thường vụ Hội Nông dân cấp tổ chức đại hội điều chỉnh sắp xếp thứ tự nội dung đại hội cho phù hợp và báo cáo xin ý kiến  Ban Thường vụ cấp ủy cùng cấp và Ban Thường vụ Hội cấp trên trực tiếp.

VII. Trình Tự Các Bước Sau Đại Hội

1. Hoàn thiện các văn bản báo cáo cấp trên và lưu hồ sơ Đại hội

 1.1. Văn bản gửi Ban Thường vụ Hội cấp trên, gồm:

- Biên bản Đại hội.

- Văn bản đề nghị Ban Thường vụ Hội cấp trên ra quyết định công nhận Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Chủ tịch, Phó chủ tịch (tờ trình và biên bản bầu cử, danh sách trích ngang nhân sự; riêng hồ sơ cấp huyện, thành phố gửi Tỉnh Hội phải kèm theo lý lịch 2C/TCTW-98 đối với chức danh Chủ tịch, Phó chủ tịch, ủy viên Ban Thường vụ).

- Biên bản bầu Đoàn đại biểu đi dự Đại hội cấp trên và danh sách trích ngang các đại biểu.

- Báo cáo kết quả Đại hội cấp mình gửi lên Hội cấp trên.

1.2. Lập hồ sơ lưu trữ gồm:

- Đề án Ban Thường vụ, Ban Chấp hành, danh sách Ban Thường vụ, Ban Chấp hành, lý lịch trích ngang của từng ủy viên Ban Chấp hành.

- Biên bản bầu cử, phiếu bầu.

- Báo cáo kết quả thẩm tra tư cách đại biểu, danh sách trích ngang của đại biểu đi dự Đại hội cấp trên.

- Báo cáo kiểm điểm Ban Chấp hành và các văn bản có liên quan đến nhân sự.

- Giấy mời, giấy triệu tập, chương trình Đại hội, nội quy Đại hội.

- Báo cáo chính trị của Đại hội.

- Các báo cáo tham luận tại Đại hội.

- Nghị quyết Đại hội.

- Diễn văn khai mạc, bế mạc Đại hội.

- Các bài phát biểu của Hội cấp trên, cấp ủy cùng cấp.

2. Tuyên truyền kết quả Đại hội

- Tuyên truyền Nghị quyết Đại hội.

- Tuyên truyền các gương cán bộ, hội viên tiêu biểu trong các lĩnh vực.

- Phát động thi đua chào mừng thành công của Đại hội.

3. Quyết toán tài chính phục vụ Đại hội

4. Gửi thư cảm ơn của Đại hội đến các đơn vị, cá nhân chỉ đạo, quan tâm, hỗ trợ Đại hội

Căn cứ hướng dẫn này, Ban Thường vụ Hội Nông dân các huyện, thành phố nghiên cứu, hướng dẫn cụ thể, phù hợp với đặc điểm tình hình và điều kiện thực tế của địa phương, tổ chức thực hiện nghiêm túc. Nếu có khó khăn, vướng mắc cần phản ánh kịp thời, xin ý kiến cấp ủy và Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh (qua Ban Xây dựng Hội).