Banner Home
CreateChildControls_Exception: Object reference not set to an instance of an object.
ba kỳ
HCM
B2B
Thương hiệu Táo Ninh Thuận
du lich
 
Trang chủ » Tin tức - Sự kiện

công tác xây dựng Hội Nông dân giai đoạn 2011-2020

Năm 1992 thực hiện Nghị quyết số 17NQ/TU ngày 18/01/1992 của Tỉnh ủy Thuận Hải, Ban chấp hành Hội nông dân tỉnh dược tách từ Ban chấp hành Hội nông dân tỉnh Thuận Hải với 08 UVBCH sau khi chia tách tỉnh bầu bổ sung 03 đồng chí như vậy BCH có 11 thành viên, đến tháng 07 năm 1992 tỉnh ủy bổ sung 01 đồng chí về làm chủ tịch HND tỉnh biên chế bộ máy cơ quan tỉnh Hội gồm 10 biên chế; trải qua quá trình hoạt động và do yêu cầu nhiệm vụ công tác Hội và phong trào nông dân biên chế tổ chức bộ máy của cơ quan tỉnh Hội tiếp tục được bổ sung nhằm đáp ứng nhu cầu nhiệm vị được Tỉnh ủy và Trung ương Hội NDVN giao.

         1.Thực trạng bộ máy cơ quan Hội nông dân tỉnh:

          Năm 1992 thực hiện Nghị quyết số 17NQ/TU ngày 18/01/1992 của Tỉnh ủy Thuận Hải, Ban chấp hành Hội nông dân tỉnh dược tách từ Ban chấp hành Hội nông dân tỉnh Thuận Hải với 08 UVBCH sau khi chia tách tỉnh bầu bổ sung 03 đồng chí như vậy BCH có 11 thành viên, đến tháng 07 năm 1992 tỉnh ủy bổ sung 01 đồng chí về làm chủ tịch HND tỉnh biên chế bộ máy cơ quan tỉnh Hội gồm 10 biên chế; trải qua quá trình hoạt động và do yêu cầu nhiệm vụ công tác Hội và phong trào nông dân biên chế tổ chức bộ máy của cơ quan tỉnh Hội tiếp tục được bổ sung nhằm đáp ứng nhu cầu nhiệm vị được Tỉnh ủy và Trung ương Hội NDVN giao. Đến nhiệm kỳ VI (2008-2013), Ban chấp hành Hội nông dân tỉnh có 29 thành viên; Ban Thường vụ 09 thành viên và biên chế tổ chức bộ máy đén cuối năm 2010 được Ban tổ chức tỉnh ủy giao gồm 17 biên chế và 03 hợp đồng, như vậy số lao động của cơ quan Hội Nông dân tỉnh là 20 người. Hoạt động quản lý tập hợp vận động trên 65.000 Hội viên nông dân ở 65 xã phường thị trấn ở 7/7 huyện thành Hội.

          2.Cơ sở về việc triển khai xây dựng phương án:

          Thực hiện kết luận số 61-KL/TW  ngày 03/12/2009 của Ban bí thư về Đề án “ Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam trong giai đoạn 2010-2020”của BCH trung ương ở mục 2 điểm 5 có nêu: Giao cho Ban tổ chức Trung ương chủ trì, phối hợp với đảng đoàn Hội nông dân Việt Nam có hướng dân về thực hiện biên chế tổ chức bộ máy cơ qua Hội nông dân tỉnh giai đoạn 2010-2020 đã được thông qua Bộ chính trị ; để đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ công tác Hội và phong trào nông dân trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nông thôn mới. Đảng đoàn; ban chấp hành, Ban thường vụ Hội nông dân tỉnh xây dựng phương án tổ chức bộ máy cơ quan tỉnh hội và các huyện thành hội.

Chức năng, nhiệm vụ và bộ máy cơ quan Hội Nông dân tỉnh hiện nay:

1. Vai trò, vị trí, chức năng nhiệm vụ của Hội Nông dân:

          Hội Nông dân Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp Nông dân do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo và là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; cơ sở chính trị của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Hội Nông dân tỉnh Ninh Thuận là tổ chức chính trị xã hôi của giai cấp nông dân tinh, do Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh lãnh đạo; là thành viên của UBMT Tổ quốc Việt Nam tỉnh. Là cơ sở chính trị của các cấp chính quyền địa phương Có chức năng, nhiệm vụ như sau:

          a.Chức năng:

          - Tập hợp, vận động, giáo dục cán bộ hội viên, nông dân phát huy quyền làm chủ, tích cực học tập nâng cao trình độ, năng lực về mọi mặt.

          - Đại diện giai cấp nông dân tham gia xây dựng Đảng và Nhà nước và khối đại đoàn kết dân tộc.

          - Chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nông dân; tổ chức các hoạt động dịch vụ tư vấn, hỗ trợ nông dân trong sản xuất và đời sống.

          b.Nhiệm vụ:

          - Tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, hội viên, nông dân hiểu biết đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Nghị quyết, Chỉ thị của Hội, khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, ý chí cách mạng, tinh thần tự lực tự cường, lao động sáng tạo của nông dân 

          -Vận động tập hợp và làm nòng cốt tổ chức các phong trào nông dân phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh chăm lo đời sống vật chát tinh thần của hội viên nông dân.

-Các cấp Hội là thành viên tích cực trong hệ thống chính trị thực hiện các chính sách, pháp luật, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước ở nông thôn; hướng dẫn phát triển các hình thức kinh tế hợp tác, hợp tác xã, tổ chức các hoạt động dịch vụ hỗ trợ và dạy nghề giúp nông dân phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, bảo vệ môi trường. 

          - Đoàn kết, tập hợp đông đảo nông dân vào tổ chức Hội, phát triển và nâng cao chất lượng hội viên. Xây dựng Tổ chức Hội vững mạnh về mọi mặt; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

          -Tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh; tham gia giám sát và phản biện xã hội theo quy chế. Kịp thời phản ánh tâm tư nguyện vọng của nông dân với Đảng và nhà nước; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của hội viên, nông dân. Thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở, giữ gìn đoàn kết trong nội bộ nông dân; góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tệ nạn xã hội.

          -Mở rộng hoạt động đối ngoại theo quan điểm, đường lối của Đảng, tăng cường hợp tác trao đổi, học tập kinh nghiệm, tiến bộ khoa học kỹ thuật, quảng bá hàng hóa nông sản, văn hóa Việt Nam với tổ chức nông dân, tổ chức quốc tế,  các tổ chức phi Chính phủ thuộc các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.

          2. Cơ cấu tổ chức bộ máy cơ quan hiện nay:

Hội nông dân tỉnh hiện có 20 cán bộ. Trong đó:

+ Biên chế: 16 (Biên chế bộ máy được Ban Tổ chức tỉnh ủy giao từ năm 2008 là 17 biên chế).

+ Hợp đồng: 4

Được bố trí như sau:

+ Chủ tịch:      01

+ Phó chủ tịch:           02

+ Ban tổ chức- kiểm tra:      03

+ Ban tuyên huấn:               03

+ Ban kinh tế- xã hội:          03  (hợp đồng 01)=04

+ Văn phòng:                      04 (hợp đồng 02)=06

+ Trung tâm DN&HTND:  Cơ cấu bộ máy 05 người   ( 02 HĐ -kiêm nhiệm 3)

Hiện có: 01 hợp đồng (01 mới xin nghỉ việc)

3. Chức năng nhiệm vụ của lãnh đạo và các phòng ban:

            3.1: Thường trực tỉnh Hội:

- Chỉ đạo, điều hành hoạt động hàng ngày của cơ quan tỉnh hội, tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các nghị quyết, chương trình công tác của Ban thường vụ, Ban chấp hành tỉnh hội.

- Quán triệt thực hiện sự chỉ đạo của TW Hội nông dân Việt Nam, tỉnh uỷ Ninh Thuận. Thay mặt Ban Thường vụ tỉnh Hội giữ mối quan hệ làm việc với Trung ương Hội, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, UB.MTTQ tỉnh, các Sở ban ngành, đoàn thể, các tổ chức kinh tế- xã hội của tỉnh, các cấp uỷ Đảng, chính quyền các huyện, thành phố và cơ sở.

- Cùng với Đảng đoàn cơ quan tỉnh Hội phân công quản lý cán bộ trong cơ quan thường trực và thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ công chức và người lao động  trong cơ quan tỉnh hội. Phối hợp với các huyện, thành uỷ về công tác nhân sự, cán bộ chủ chốt của các huyện, thành Hội.

- Quyết định triệu tập hội nghị Ban thường vụ tỉnh Hội và chủ trì hội nghị Ban thường vụ, Ban chấp hành tỉnh Hội.

3.2: Văn phòng:

-Tổng hợp các thông tin trong và ngoài hệ thông , xây dựng báo cáo định kỳ và báo cáo chuyên đềtheo phân công, phục vụ công tác lãnh đạo, điều hành của Thường trực Hội nông dân tỉnh.

-Tiếp nhận các văn bản đến và kiểm tra các văn bản của các phòng ban tham mưu cho thường trực ký và xử lý theo đúng quy định.

-Thực hiện công tác thi đua khen thưởng trong hệ thống Hội.

-Bảo đảm công tác hậu cần phục vụ cơ quan.

-Lưu trữ các văn bản do BCH,BTV Hội nông dân tỉnh phát hành và văn bản của các ngành, của trung ương.

-Quản lý con dấu BCH theo quy định và thực hiện công tác đối ngoại với chính quyền địa phương nơi cơ quan đặt trụ sở.

- Tham mưu, xây dựng chương trình, kế hoạch công tác của hội hàng tháng, quý, 6 tháng và 1 năm. Theo dõi, đôn đốc, tổng hợp tình hình các mặt công tác của tỉnh hội và chuẩn bị các Nghị quyết, chỉ thị, báo cáo, các văn bản của BCH, Ban thường vụ và Thường trực tỉnh Hội.

- Là đầu mối quan hệ giữa các ban, đơn vị trong cơ quan, các cấp hội, các ban ngành, đoàn thể tỉnh. Giúp thường trực, thủ trưởng cơ quan hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ và điều hành cơ quan.

- Lập kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất dự trù kinh phí, giúp Thường trực, Thủ trưởng cơ quan quản lý tài chính, tài sản cơ quan, điều hành công tác hành chính quản trị, văn thư và chăm lo đời sống, tinh thần vật chất cho cán bộ công nhân viên, giữ gìn trật tự vệ sinh môi trường, an toàn cơ quan tỉnh hội.

-Đảm nhận một số công việc chung của Thường trực, thủ trưởng cơ quan giao.

           3.3: Ban tổ chức:

-Xây dựng tổ chức bộ máy cơ sở Hội, BCH huyện thành Hội vững mạnh; phối hợp cùng địa phương thực hiện công tác cán bộ huyện và cơ sở.

-Xây dựng, đề xuất với Ban thường vụ, Thường trực về công tác quy hoạch, đào tạo, sắp xếp bố trí bộ máy tổ chức trong hệ thống Hội.

-Thực hiện quản lý cán bộ Hội các cấp, quản lý Hội viên và đề xuất, thực hiện chính sách cán bộ, bảo vệ nội boojvowsi cán bộ Hội trong hệ thống.

-Tổ chức và thực hiện các lớp tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng hoạt động cho cán bộ Hội từ tỉnh xuống cơ sở.

- Tham mưu đề xuất và thực hiện các chương trình, kế hoạch về công tác củng cố kiện toàn xây dựng tổ chức hội, phát triển hội viên mới.

- Tham mưu xây dựng kế hoạch và hướng dẫn các huyện, thành Hội tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ hội từ cơ sở đến huyện, thành phố theo quy định phân cấp quản lý. Tham mưu xây dựng bộ máy cơ quan tỉnh hội và thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ, người lao động trong cơ quan tỉnh hội, bảo vệ chính trị nội bộ theo quy định của Đảng.

3.4:Kiểm tra:

-Lập kế hoạch kiểm tra định kỳ, thường xuyên và tổ chức Hội các cấp trong việc chấp hành điều lệ, chỉ thị, nghị quyết của Hội và nguyên tắc tổ chức Hội.

-Tham mưu đề xuất BTV tỉnh Hội để xử lý chỉ đạo kịp thời. Đồng thời, phát hiện những tập thể, cá nhân thực hiện tốt, điển hình tiên tiến khen thưởng,

-Kiểm tra hoạt động tài chính, các nguồn vốn, dự án của Hội Nông dân cùng cấp và cấp dưới quản lý.

-Giải quyết đơn thư, khiếu nại tố cáo của hội viên, nông dân. Phối hợp thực hiện dân chủ, kiểm tra giám sát các chính sách liên quan đến nông dân, nông nghiệp, nông thôn.

-Phối hợp với các ngành chức năng phổ biến, hỗ trợ giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý nông dân. Đồng thời, tham gia công tác hòa giải những mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ Hội viên nông dân.

-Giúp lãnh đạo HND tỉnh về việc kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền để sửa đổi bổ sung các chính sách và văn bản quy phạm pháp luật có thiệt hại tói lợi ích chính đáng của nông dân...hướng dẫn giải đáp pháp luật, cung cấp thông tin pháp luật và bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho cán bộ hội viên nông dân

- Thường trực Ban vì sự tiến bộ phụ nữ, ban Thanh tra nhân dân.

           3.5: Ban kinh tế:

          -Tổ chức phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi trong tỉnh và Đại hội tuyên dương gương nông dân sản xuất kinh doanh giỏi theo kế hoạch. Xây dựng các dự án, chương trình phát triển kinh tế cộng đồng;

          -Xây dựng các mô hình kinh tế hợp tác; hướng dẫn hoạt động nhóm hộ, Tổ hợp tác, câu lạc bộ Nông dân...ở nông thôn. Nhân nhanh các mô hình tiên tiến và các sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong nông dân.

-Tổ chức các hoạt động phát triển kinh tế và tham dự các Hội chợ nhằm quảng bá những sản phẩm của nông dân với tỉnh bạn.

- Tham mưu, tham gia trong việc xây dựng các chủ trương, chính sách, pháp luật về kinh tế xã hội có liên quan đến nông dân, nông nghiệp, nông thôn.

- Tham mưu, đề suất và tổ chức hướng dẫn thực hiện các phong trào thi đua của các cấp hội và nông dân tham gia phát triển kinh tế- xã hội.

- Theo dõi, chỉ đạo, tổng hợp chung về chương trình tạo vốn, chương trình giải quyết việc làm trong nông dân, chương trình tập huấn chuyển giao KHKT, các mô hình, dự án phát triển Kinh tế- xã hội, chương trình xoá đói giảm nghèo trong nông dân. Tuyên truyền, phổ biến tổ chức tập huấn và giúp đỡ hội viên nông dân áp dụng tiến bộ KHKT, quản lý vào sản xuất kinh doanh, tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm, gắn sản xuất với thị trường, xây dựng dự án và vay vốn để phát triển sản xuất, đồng thời hướng dẫn các hộ nông dân sử dụng vốn có hiệu quả.

-Theo dõi và quản lý các nguồn quỹ của Hội từ tỉnh xuống cơ sở. Tổ chức thực hiện công tác vận động và xây dựng, phát triển quỹ hỗ trợ nông dân trong hệ thống Hội; Tham mưu đề xuất việc đầu tư vốn vay gắn với mô hình sản xuất của Hội viên nông dân và quản lý sử dụng vốn có hiệu quả.

-Phối hợp với các ngành chức năng như: Ngân hàng Nông Nghiệp& PTNT, Ngân hành Chính sách- xã hội... nhằm thúc đẩy công tác xóa đói giảm nghèo cho Hội viên nông dân.

          3.6: Ban Xã hội:

-Xây dựng các hoạt động liên quan mảng xã hội, các chương trình dự án phục vụ nông dân, phối hợp thực hiện các chương trình quốc gia thuộc lĩnh vực: Y tế, văn hóa, giáo dục, nhà ở, vệ sinh mô trường...

-Tham mưu trong nghiên cứu, đề xuất với Ban thường vụ tỉnh Hội các vấn đề chính sách xã hội đối với hội viên nông dân.

-Tổ chức thực hiện các chương trình, hoạt động hỗ trợ, giúp nông dân nắm bắt tiếp cận thông tin, kiến thức trên lĩnh vực xã hội phục vụ cho lợi ích thiết thực của hội viên, nông dân.

- Tham mưu, phối hợp thực hiện các chương trình xã hội, chương trình dân số gia đình và trẻ em, chương trình phòng chống các tệ nạn xã hội...

           3.7: Ban tuyên huấn:

          -Tuyên truyền và phản ánh tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, hội viên, nông dân trong việc chấp hành các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tham mưu với BTV chỉ đạo kịp thời và phản ánh báo cáo với Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Hội cấp trên.

-Phối hợp với các ngành, cơ quan thông tin đại chúng để tuyên truền phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước tới hội viên nông dân.

-Phổ biến nhưng mô hình làm kinh té giỏi và nêu gương người tốt việc tốt trong sản xuất và xây dựng nông thôn mới...

          - Tham mưu xây dựng nội dung, tổ chức tuyên truyền giáo dục chính trị, tư tưởng, các chính sách pháp luật có liên quan đến nông dân, nông nghiệp, nông thôn và công tác hội.

- Thường xuyên nắm bắt tình hình tư tưởng, nguyện vọng của cán bộ hội viên nông dân. Phối hợp tổ chức thực hiện các chương trình xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá, phong trào văn hoá văn nghệ TDTT, thực hiện công tác dân tộc, tôn giáo, an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội trong nông dân, nông thôn.

- Phối hợp xây dựng nội dung, chương trình về công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ hội từ tỉnh đến cơ sở. Biên tập, phát hành các ấn phẩm phục vụ tuyên truyền của hội.

+ Tham mưu  biên tập bản tin Công tác Hội nông dân tỉnh.

   3.8: Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ  nông dân:

-Tổ chức các hoạt động dịch vụ việc làm và dạy nghề cho nông dân; cung cấp thông tin về thị trường lao động cho nông dân, người lao động và sử dụng lao động.

-Tư vấn cho nông dân và người lao động và sử dụng lao động về chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, hướng nghiệp, tìm và giới thiệu việc làm cho nông dân.

-Tuyển lao động và đào tạo nghề theo yêu cầu của người sử dụng lao động, tổ chức cung ứng lao động  và giói thiệu lao động đang cần việc làm, tổ chức dạy nghề phổ thông, nghề truyền thống cho nông dân.

-Thực hiện huấn luyện cán bộ Hội và nông dân tổ chức mô hình sản xuất nông nghiệp trong phong trào nông dân.

- Phối hợp với các ngành của tỉnh để đào tạo, ký kết hợp đồng đào tạo nghề, hướng nghiệp, chuyển dịch ngành nghề, giới thiệu việc làm...

3.9.Ban quản lý Quỹ Hỗ trợ Nông dân:

4.Biên chế bộ máy của các huyện thành Hội:

-Toàn tỉnh có 7/7 huyện thành hội có bộ máy BCH và cơ quan thường trực Hội nông dân; biên chế tổ chức bộ máy mỗi huyện chỉ có 04 biên chế gồm: Chủ tịch,Phó chủ tịch,UV Thường vụ và 01 Chuyên viên

-Chức năng nhiệm vụ hoạt động theo quy định của điều lệ Hội.

  II.Phương án biên chế bộ máy cơ quan Hội Nông dân tỉnh và các Huyện thành Hội giai  đoạn 2010-2020:

A.Cơ quan Hội Nông dân tỉnh: 25

Định mức biên chế và chức danh tiêu chuẩn cán bộ công chức cơ quan gồm 25 người gồm:

          1.Cơ quan thường trực: 04 người gồm: 01 chủ tịch và 03 phó chủ tịch.

          2.Văn Phòng Hội Nông dân tỉnh: 06 người, gồm: Chánh VP, Phó VP, Kế toán, Văn thư, tổng hợp và lái xe.

          3.Ban tổ chức 03 người gồm: Trưởng Ban, Phó ban và 01 chuyên viên.

          4.Ban kiểm tra 03 người gồm: Trưởng Ban, Phó ban và 01 chuyên viên.

5.Ban kinh tế 03 người gồm: Trưởng Ban, Phó ban và 01 chuyên viên.

6.Ban xã hội 03 người gồm: Trưởng Ban, Phó ban và 01 chuyên viên.

7.Ban Tuyên huấn 03 người gồm: Trưởng Ban, Phó ban và 01 chuyên viên.

B.Trung tâm dạy nghề và hỗ trợ nông dân: 07

Biên chế 07 người gồm: Giám đốc, phó giám đốc, kế toán, phụ trách tuyển sinh, lái xe và 02 bảo vệ.

C.Biên chế các Huyện thành Hội: 06

Biên chế 06 người gồm: Chủ tịch; phó chủ tịch trực, phó chủ tịch phong trào và 03 chuyên viên.

 D.Cơ cấu chức danh và tiêu chuẩn như sau:

 

TT

Tên cơ quan và chức danh cán bộ, công chức

Yêu cầu ngạch công chức

Yêu cầu trình đô

Nhiệm vụ chính của từng chức danh

Chuyên môn

Lý luận

I

Thường trực (4)

 

 

 

 

01

Chủ tịch

Chuyên viên chính

Đại học

Cao cấp

Chỉ đạo chung,  quản lý chỉ đạo hoạt động Ban Tổ chức-Ban Kiểm tra

02

Phó chủ tịch thường trực

Chuyên viên chính

Đại học

Cao cấp

Thường trực cơ quan,  quản lý chỉ đạo hoạt động Văn phòng và tuyên huấn

03

Phó chủ tịch

 Phụ trách mảng KT-XH

Chuyên viên chính hoặc CV

Đại học

Cao cấp

Quản lý chỉ đạo hoạt động  Ban kinh tế - xã hội

04

Phó chủ tịch Phụ  tráchĐàotạo  nghề và XD. NTM

Chuyên viên chính hoặc CV

Đại học

Cao cấp

Quản lý chỉ đạo hoạt động Công tác đào tạo nghề và XD.NTM

II

Văn phòng

 

 

 

 

01

Chánh Văn Phòng

Chuyên viên chính hoặc CV

Đại học

Cao cấp

Phụ trách chung, công tác đối nội đối ngoại

02

Phó Văn Phòng

Chuyên viên

Đại học

Cao cấp

Tổng hợp báo cáo, công tác thi đua, khen thưởng

03

Chuyên viên

Chuyên viên

Đại học

Trung cấp

Tổng hợp

04

Kế toán

Chuyên viên

Đại học hoặc CĐ

Trung cấp

Công tác kế toán cơ quan

05

Văn thư

Cán sự

ĐH hoặc CĐ

Trung cấp

Văn thư kiêm thủ quỹ cơ quan

06

Lái xe

Hợp đồng

Bằng lái xe

Đoàn viên,Đảng viên

Lái xe

 

III

 

Ban Tổ chức

 

 

 

 

01

Trưởng Ban

Chuyên viên chính hoặc CV

Đại học

Cao cấp

Phụ trách chung công tác tổ chức cán bộ của Hội, tham mưu nhiệm vụ công tác Đảng đoàn cơ quan.

02

Phó Trưởng ban

Chuyên viên

Đại học

Cao cấp

Theo dõi mảng  công tác xây dựng tổ chức Hội.

03

Chuyên viên

Chuyên viên

Đại học hoặc cao đẳng

 

Tổng hợp các báo cáo chuyên đề và tham mưu thực hiện công tác quy hoạch cán bộ và quản lý hội viên

 

IV

 

Ban Kiển Tra

 

 

 

 

01

Trưởng Ban

Chuyên viên chính hoặc CV

Đại học

Cao cấp

Phụ trách chung công tác kiểm tra của Hội.

02

Phó Trưởng ban

Chuyên viên

Đại học

Cao cấp

Theo dõi  thực hiện CT 26 giải quyết khiếu nại tố cáo

03

Chuyên viên

Chuyên viên

Đại học hoặc cao đẳng

 

Tổng hợp các báo cáo chuyên đề và tham mưu thực hiện dự án tuyên truyền Pháp luật

 

V

 

Ban Kinh Tế

 

 

 

 

01

Trưởng Ban

Chuyên viên chính hoặc CV

Đại học

Cao cấp

Trực tiếp chỉ đạo hoạt động của ban Kinh tế và các chương trình liên tịch.

02

Phó Trưởng Ban

Chuyên viên

Đại học

Cao cấp

Tham mưu các báo cáo chuyên đề công tác xã hội và trực tiếp công tác tập huấn theo các chuyên đề Kinh Tế

03

Chuyên viên

Chuyên viên

Đại học hoặc cao đẳng

Trung cấp

Tổng hợp báo cáo chuyên đề công tác kinh tế. các chương trình dự án của ban kinh tế.

 

 VI

  

Ban Xã Hội

 

 

 

 

 

01

Trưởng ban

Chuyên viên chính hoặc CV

Đại học

Cao cấp

Tham mưu các báo cáo chuyên đề công tác xã hội và trực tiếp công tác tập huấn theo các chuyên đề xã hội.

02

Phó Trưởng Ban

Chuyên viên

Đại học

Cao cấp

Tham mưu các báo cáo chuyên đề công tác xã hội và trực tiếp công tác tập huấn theo các chuyên đề xã hội.

03

Chuyên viên

Chuyên viên

Đại học

Hoặc cao đẳng

Trung cấp

Tổng hợp báo cáo chuyên đề công tác xã hội và công tác tập huấn theo các chuyên đề xã hội.

 

VI

 

BanTuyênhuấn

 

 

 

 

01

Trưởng ban

Chuyên viên chính hoặc CV

Đại học

Cao cấp

Trực tiếp chỉ đạo chung công tác tuyến huấn, phối hợp thực hiên chương trình liên tịch. Tổ chức các hội thi.

02

Phó Trưởng ban

Chuyên viên

Đại học

Cao cấp

Công tác huấn học, phối hợp công tác đào tạo, bồi dưỡng  cán bộ và thông tin công tác Hội.

03

Chuyên viên

Chuyên viên

Đại học hoặc cao đẳng

Trung cấp

Tổng hợp các báo cáo công tác tuyên huấn.

VII

Trung tâm dạy nghề và Hỗ trợ nông dân

 

 

 

 

01

Giám đốc

Chuyên viên chính hoặc CV

Đại học

Cao cấp

Phụ trách chung công tác dạy nghề và giúp đỡ hội viên nông dân áp dụng tiến bộ KHKTvào sản xuất

02

Phó Giám đốc

Chuyên viên

Đại học

Cao cấp

Phụ trách công tác dạy nghề

03

Kế toán

 

Chuyên viên

Đại học hoặc CĐ

 

Công tác kế toán

04

Chuyên viên

Chuyên viên

Đại học, cao đẳng

 

Tuyển sinh Tổng hợp, kiêm thủ quỹ

05

Lái xe

 

 

 

06

Bảo vệ

 

 

 

07

Bảo vệ

 

 

 

VIII

 

 

IX

 

Quỹ hỗ trợ nông dân:

 

 

Bộ máy các Huyện thành Hội

 được thành lập mới

 

 

 (Bổ sung sau)

01

Chủ tịch

Chuyên viên

Đại học

Cao cấp

Phụ trách công tác tổ chức bộ máy

02

Phó chủ tịch Trực

Chuyên viên

Đại học

Cao cấp hoặcTrung cấp

Phụ trách các phong trào của hội

03

Phó chủ tịch

Chuyên viên

Đại học

Cao cấp hoặcTrung cấp

Phụ trách tuyên truyền và mảng ANQP

04

Chuyên viên

Cán sự

Đại học hoặc cao đẳng

Trung cấp

Theo dõi hoạt động phong trào

05

Chuyên viên

Cán sự

Cao đẳng

Trung cấp

Theo dõi mảng kinh té xã hội

06

Chuyên viên

Cán sự

Cao đẳng

Trung cấp

Văn thư văn phòng, công tác thi đua

          Trên đây là phương án biên chế bộ máy Hội Nông dân tỉnh và các huyện thành Hội giai đoạn 2010-2020.

 

 

BanbientapHNDtinh
 Về đầu trang Bản in Trang chủ
Lịch công tác
HomThuNong
Thư điện tử
Danh bạ thư điện tử
VB QPPL
TTHC
nhan hieu chung nhan

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về Trang thông tin Hội Nông Dân?
Bình chọn Kết quả
Loading Đang tải dữ liệu...
Đóng
Giao lưu trực tuyến
Lấy ý kiến

Liên kết các sở, ban, ngành

footer 10-10-2012
Skip to main content