Cừu trên đất lúa
Ninh Thuận hiện là tỉnh còn nhiều khó khăn cả về kinh tế và sản xuất, với lượng mưa thấp nhất nước, hạn hán tại tỉnh Ninh Thuận không còn là chuyện lạ. Nhưng giờ đây, tại nhiều nơi, người dân phải tự cứu lấy mình để bằng mọi cách tìm ra cho được nguồn nước; tuy vậy mà phần lớn cũng không thấy mạch nước ngầm, trong khi bò, dê, cừu chết do không có nước uống thì cũng đủ thấy tầm mức hạn hán tại tỉnh nghèo này đang diễn ra rất khốc liệt.
Do ảnh hưởng của hiện tượng E1Nino xuất hiện từ cuối năm 2014 đến nay với cường độ ngày càng gay gắt; mùa mưa đến muộn và kết thúc sớm, tổng lượng mưa phổ biến thiếu hụt trung bình từ 40-50% so với cùng kỳ nhiều năm; đây là đợt hạn hán khốc liệt nhất trong hơn 10 năm trở lại đây trên địa bàn tỉnh. Một số hồ chứa trên địa bàn như hồ Ông Kinh và hồ Tà Ranh cạn đáy. Lượng nước hồ Đơn Dương hiện có 94,37/165 triệu m3, đạt 57,1%, và đang xả nước với lưu lượng 16,52 m3/s. và thời gian tiếp theo sẽ còn hạn mức xã nước xuống chỉ khoản 8-10 m3/s.
Tình hình hạn hán đã ảnh hưởng lớn đến đời sống dân sinh, gây thiếu nước sinh hoạt, đình trệ sản xuất; nhiều vùng hầu như không sản xuất phải nhờ sự cứu trợ từ Chính phủ và các tổ chức từ thiện trong đó có xã Nhị Hà thuộc huyện Thuận Nam.
Tuy trong điều kiện khô hạn song được sự chăm lo của Đảng và các cấp các ngành trong tỉnh và của trung ương, song phải nói đến sự nỗ lực của nông dân chủ động tự khắc phục như việc phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm; chuyển đổi cây trồng một cách phù hợp với điều kiện khí hậu và thời vụ trên địa bàn của xã, đến đầu tháng 4 năm 2016 toàn xã đã gieo trồng các loại cây ngắn ngày với diện tích là 111,75 ha, trong đó cây đậu xanh: 90 ha, cỏ cho gia súc: 11 ha, cây ngô: 10,57 ha, dưa: 02ha.
Dự báo hiện tượng El-Nino sẽ tiếp tục kéo dài đến hết mùa đông 2016; nguy cơ hạn hán thiếu nước vẫn còn xảy ra và tác động trực tiếp đến đời sống, sản xuất của người dân trên địa bàn tỉnh, cũng chính từ đó Hội Nông dân xã đã chủ động tham mưu cho cấp ủy và chính quyền địa phương có phương án phù hợp để hỗ trợ giúp nông dân nhằm giảm bớt thiệt hại do hạn hán như: Quan tâm hỗ trợ kinh phí thực hiện dự án truyền thông để vận động nông dân nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi sử dụng nước tiết kiệm và có hiệu quả trong sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp; điều tiết nước tưới cho cây trồng đúng lúc, hợp lý, tiết kiệm để đáp ứng nhu cầu sinh trưởng của cây trồng, thực hiện các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hiệu quả; ứng phó với biến đổi khí hậu. Triển khai thực hiện các dự án chống hạn trong sản xuất, trồng trọt và chăn nuôi; triển khai nhân rộng các mô hình như tưới nước tiết kiệm (iDE), trồng bắp kết hợp chăn nuôi bò,…. phù hợp với khí hậu khô nóng của xã.
Thiết nghỉ việc tự vươn lên trong cuộc sống và sản xuất của người nông dân xã Nhị Hà là quan trọng nhưng không thể không nói đến vai trò của tổ chức Hội Nông dân mà người đứng đầu (thủ lĩnh của giai cấp nông dân tại địa phương )đã chú trọng việc hội viên của mình đang cần những gì và để đáp ứng theo yêu cầu của họ tất nhiên Hội phải vào cuộc một cách thực sự và chính từ đó lòng tin vào tổ chức Hội không ngừng được nâng lên.