Banner Home
CreateChildControls_Exception: Object reference not set to an instance of an object.
ba kỳ
HCM
B2B
Thương hiệu Táo Ninh Thuận
du lich
 
Trang chủ » Tin tức - Sự kiện

Không đánh đổi môi trường lấy lợi ích trước mắt

“Đã đến lúc chúng ta buộc phải thay đổi tư duy phát triển, không đánh đổi môi trường vì lợi ích kinh tế trước mắt, không thu hút doanh nghiệp gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân”. Đó là khẳng định của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về môi trường diễn ra hôm qua (24.8).

      “Đã đến lúc chúng ta buộc phải thay đổi tư duy phát triển, không đánh đổi môi trường vì lợi ích kinh tế trước mắt, không thu hút doanh nghiệp gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân”. Đó là khẳng định của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về môi trường diễn ra hôm qua (24.8).

     Nói thẳng sự thật

    Đây là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc với các bộ, ban, ngành, địa phương về công tác bảo vệ môi trường. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng: Tình trạng ô nhiễm môi trường bùng phát gần đây là do tích tụ từ lâu trong quá trình phát triển. Ngoài ra, tình trạng ô nhiễm nước, không khí nghiêm trọng ở các đô thị, khu công nghiệp, làng nghề diễn ra trên diện rộng chứ không chỉ một vài điểm. Chính phủ đã chỉ đạo công tác này nhiều năm qua, tuy nhiên, đây là vấn đề nan giải. Chính vì vậy, người đứng đầu Chính phủ mong muốn thông qua hội nghị này phải đánh giá được thực chất tình trạng ô nhiễm, công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, từ đó đề ra những biện pháp trước mắt, cũng như lâu dài bảo vệ môi trường và cuộc sống bình yên của nhân dân. “Chúng ta cứ nói thẳng, nêu sự thật và đóng góp cho các cơ quan nhà nước những giải pháp khả thi để giải quyết vấn đề”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ.

     Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, hiện cả nước có 283 khu công nghiệp thải ra hơn 550 nghìn m3 nước/ngày đêm; 615 cụm công nghiệp trong đó chỉ khoảng hơn 5% có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Chưa hết, hàng năm cả nước còn sử dụng hơn 100 nghìn tấn hóa chất bảo vệ thực vật; phát sinh hơn 23 triệu tấn rác thải sinh hoạt, hơn 7 triệu tấn chất thải rắn công nghiệp, hơn 630 nghìn tấn chất thải nguy hại. Hiện có 458 bãi chôn lấp rác thải, trong đó có 337 bãi không hợp vệ sinh. 2.229 tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính và buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại.

     Tuy nhiên hiện nay, cơ chế chính sách, pháp luật và công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường còn nhiều bất cập, có sự chồng chéo về chức năng quản lý của các bộ, ngành và địa phương dẫn đến khó thực hiện. Bên cạnh đó, nhận thức của một số địa phương về bảo vệ môi trường chưa cao, thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) bằng mọi giá. Đặc biệt, hầu hết doanh nghiệp chưa ý thức được trách nhiệm bảo vệ môi trường nên chưa chú trọng đầu tư hạ tầng xử lý chất thải đồng bộ với hạ tầng sản xuất, còn có tư tưởng trông chờ vào ngân sách nhà nước. Ngoài ra, biến đổi khí hậu diễn biến nhanh hơn so với dự báo cũng làm phức tạp thêm các vấn đề môi trường.

    Đã đến lúc phải có quyết sách mạnh

    Trước những thách thức về “làn sóng ô nhiễm môi trường”, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Đã đến lúc buộc phải thay đổi tư duy phát triển, kiên quyết không đánh đổi môi trường vì lợi ích kinh tế trước mắt, ảnh hưởng đến cuộc sống bình yên của người dân. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Phùng Đức Tiến cho biết: Làn sóng đầu tư và chuyển giao các công nghệ lạc hậu trong các lĩnh vực nhiệt điện, gang thép, dệt may tại nước ta đang có xu hướng gia tăng. Thảm đỏ các địa phương trải ra mời gọi đầu tư là cần thiết nhưng phải chọn các nhà đầu tư đáng tin cậy, thay vì những nhà đầu tư đến Việt Nam vì muốn nhận ưu đãi hay mang tới những công nghệ bẩn, gây độc hại. Vụ ô nhiễm nghiêm trọng do Công ty TNHH Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh gây ra cho các tỉnh ven biển miền Trung là bài học lớn cho các địa phương trong thu hút đầu tư, đặc biệt đối với các dự án FDI. Thực tế giám sát của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tại Công ty Formosa cho thấy, cần trang bị hệ thống quan trắc môi trường ở tất cả các điểm xả thải, bảo đảm kiểm soát 24/24h, Phó Chủ nhiệm Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.

    Đồng quan điểm, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương Cao Đức Phát chia sẻ: Để cân bằng lợi ích kinh tế và môi trường trong thu hút FDI, các cơ quan quản lý cần nghiên cứu ban hành các tiêu chuẩn về công nghệ, mức độ phát thải với quy trình kiểm soát chặt chẽ, đặc biệt là trong lĩnh vực dệt nhuộm, thép, xi măng. Ở góc nhìn khác, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng cho rằng, thời gian tới phải quy hoạch các khu xử lý rác thải, nước thải...

    Khẳng định phát triển kinh tế là cần thiết song Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho rằng: Nếu chúng ta tiếp tục giai đoạn phát triển như hiện nay (giai đoạn phát triển nóng - PV), chỉ tập trung cho tăng trưởng mà quên đi các mục tiêu về phát triển bền vững thì sẽ không thoát ra được bẫy thu nhập trung bình, không cạnh tranh được với các hàng rào kỹ thuật mà thế giới đưa ra trong quá trình hội nhập. Các thế hệ trong tương lai sẽ phải “thừa hưởng” một gia sản nghèo nàn và môi trường ô nhiễm từ cha ông. Do đó, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho rằng, đây là thời điểm đưa ra những quyết sách mạnh mẽ, tạo ra được sự thay đổi, xác lập nền móng chắc chắn để thực hiện các chủ trương, quan điểm về bảo vệ môi trường trong các Nghị quyết của Đảng.

Hồng Kỳ sưu tầm
Người ĐBND
 Về đầu trang Bản in Trang chủ
Lịch công tác
HomThuNong
Thư điện tử
Danh bạ thư điện tử
VB QPPL
TTHC
nhan hieu chung nhan

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về Trang thông tin Hội Nông Dân?
Bình chọn Kết quả
Loading Đang tải dữ liệu...
Đóng
Giao lưu trực tuyến
Lấy ý kiến

Liên kết các sở, ban, ngành

footer 10-10-2012
Skip to main content