Về xây dựng tổ chức Hội
1- Tích cực tuyên truyền, vận động nông dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Nghị quyết của Trung ương 4 (khóa XII); Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
2- Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 08-CT/TW, ngày 02/11/2016 của Ban Bí thư về lãnh đạo đại hội nông dân các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VII, và chỉ thị số 25 của Ban thường vụ tỉnh ủy về Đại hội Nông dân các cấp trong tỉnh, nhiệm kỳ 2018- 2023.
3- Tiếp tục thực hiện Đề án xây dựng mô hình chi Hội, tổ Hội nghề nghiệp; hướng dẫn các cấp Hội thực hiện Quy định 282- QĐ/TW, ngày 01/4/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và quy định 07 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, bộ máy, biên chế cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc của Hội Nông dân cấp tỉnh, huyện. Đồng thời, tiếp tục thực hiện có hiệu quả Quyết định số 2045/QĐ- TTg, ngày 20/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội Nông dân Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020".
4- Tổ chức cho hội viên, nông dân tham gia giám sát và góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền theo Quyết định 217, 218 của Bộ Chính trị.
5- Thực hiện có hiệu quả Quyết định số 81/2014/QĐ-TTg, ngày 31/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phối hợp giữa các bộ, ngành, ủy ban nhân dân các cấp với các cấp Hội Nông dân Việt Nam trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân.
6- Đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại với các đối tác chiến lược, tăng cường và nâng cao hiệu quả vận động viện trợ để xây dựng các mô hình và nâng cao năng lực cán bộ Hội. Tổ chức đưa cán bộ, hội viên nông dân đi nghiên cứu, học tập, trao đổi kinh nghiệm, lao động có thời hạn và quảng bá nông sản ở nước ngoài, nhất là tham gia chương trình thực tập sinh tại Nhật Bản.
Vai trò, trách nhiệm của Hội tham gia phát triển nông nghiệp
1- Tiếp tục chủ động tham mưu thực hiện có hiệu quả Kết luận số 61-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Quyết định số 673/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; khai thác có hiệu quả các Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân cấp tỉnh, Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp; tích cực tham gia thực hiện các chương trình phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương.
2- Tổ chức Hội thi Nhà nông đua tài cấp tỉnh và tham gia Hội thi toàn quốc lần thứ IV năm 2017. tham gia Lễ tôn vinh và trao danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc” nhân dịp kỷ niệm 87 năm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/2017). Lễ Tôn vinh sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu năm 2016.
3- Tham gia Hội nghị tổng kết Phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi giai đoạn 2012- 2017; phối hợp đào tạo nông dân kiến thức hội nhập quốc tế, nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào phát triển sản xuất nông nghiệp.
Tham gia xây dựng nông thôn mới
1- Tích cực thực hiện Phong trào nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới, gắn với việc thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Vận động từ 90% số hộ nông dân trở lên đăng ký phấn đấu và có từ 85% số hộ đăng ký trở lên đạt danh hiệu Gia đình văn hoá.
2- Tổng kết Chương trình phối hợp giữa Hội Nông dân Việt Nam với Bộ Tư lệnh Biên phòng về vận động nông dân các dân tộc vùng biên giới, ven biển, hải đảo đẩy mạnh sản xuất phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội gắn với thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới Tổ quốc, giai đoạn 2011- 2016; Chương trình phối hợp giữa Hội Nông dân Việt Nam và Ban Tôn giáo Chính phủ giai đoạn 2012- 2017.
3- Tiếp tục rà soát các khoản đóng góp của hội viên, nông dân, kiến nghị với cấp ủy, chính quyền cùng cấp để tập trung xây dựng nông thôn mới, giúp nông dân phát triển sản xuất và nâng cao đời sống.
Vai trò, trách nhiệm của Hội trong xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam
1- Tiếp tục xây dựng Đề án “Xây dựng người nông dân thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và hội nhập quốc tế”; Đề án “Hội Nông dân Việt Nam liên kết với doanh nghiệp đào tạo nghề cho nông dân và nông dân dạy nông dân”.
2- Tổ chức cho hội viên, nông dân thực hiện tốt việc tham gia giám sát và phản biện xã hội theo Quyết định 217 của Bộ Chính trị.
3- Tích cực tham gia góp ý cơ chế chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nông dân; tham gia giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp của nông dân ngay tại cơ sở góp phần ổn định tình hình an ninh, trật tự ở nông thôn.
Ba nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt
1- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nông dân.
- Qua đường dây nóng tiếp nhận thông tin phản ánh, kiến nghị về những khó khăn, bức xúc liên quan trực tiếp đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn như: ô nhiễm môi trường, hàng giả, hàng kém chất lượng, thông tin thất thiệt, tín dụng đen, lợi dụng bán hàng đa cấp lừa đảo, nông dân bị thu nhiều khoản sai quy định, bị ăn chặn tiền hỗ trợ của Nhà nước, vi phạm Quy chế dân chủ ở cơ sở... để kiến nghị với Đảng, Nhà nước và các bộ, ngành liên quan để có giải pháp khắc phục, tháo gỡ khó khăn cho nông dân.
- Tiếp tục khảo sát, nghiên cứu, đề xuất với Đảng, Nhà nước về cơ chế, chính sách liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông; về vai trò chủ thể của nông dân trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.
- Tích cực phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương giám sát việc thực hiện pháp luật về sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp để bảo vệ quyền lợi cho nông dân.
- Phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam tuyên truyền, vận động nông dân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2016- 2020; phấn đấu đến năm 2020 có 90% hội viên nông dân có thẻ bảo hiểm y tế, 10% lao động nông thôn tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
2- Tổ chức các hoạt động dịch vụ, hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, nâng cao đời sống.
- Kiến nghị với chính quyền địa phương hàng năm bổ sung ngân sách cho Quỹ Hỗ trợ nông dân; huy động các nguồn tài trợ, vốn vay ưu đãi của các tổ chức quốc tế, vốn ủy thác của Nhà nước và các tổ chức trong và ngoài nước. Phối hợp với Ngân hàng Chính sách- Xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tạo điều kiện cho nông dân vay vốn để phát triển sản xuất, nâng cao đời sống.
- Phối hợp với các công ty, doanh nghiệp để cung ứng vật tư phân bón, thức ăn chăn nuôi, máy nông nghiệp theo phương thức trả chậm giúp nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh.
- Chú trọng công tác đào tạo nông dân về kỹ năng, kiến thức, phương pháp, sản xuất, biết hạch toán trong sản xuất, kinh doanh. Hướng dẫn nông dân liên kết, hợp tác theo các nhóm hộ với nhau sản xuất cùng một loại sản phẩm theo hướng sản xuất hàng hóa, nhằm tổ chức lại sản xuất, tích tụ ruộng đất theo mô hình liên kết, hợp tác sản xuất, nâng cao giá trị và tính cạnh tranh của sản phẩm.
- Quan tâm đào tạo dạy vi tính để giúp nông dân khai thác, nắm bắt kịp thời thị trường nông sản; ứng dụng khoa học, công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, công nghệ thông tin vào sản xuất và quản lý.
- Tăng cường phối hợp với các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh hoạt động tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, giúp nông dân nâng cao hiểu biết pháp luật và thực hiện theo pháp luật.
3- Xây dựng các mô hình phát triển sản xuất, giúp nông dân tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị từ khâu sản xuất đến bảo quản, chế biến, tiêu thụ, nông sản theohướng phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp.
- Tập trung xây dựng mô hình sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản theo hướng tổ hợp tác và hợp tác xã, đưa các cây trồng, vật nuôi chủ lực vào sản xuất, nâng cao chất lượng nông sản đáp ứng yêu cầu hội nhập và cải thiện cuộc sống cho nông dân.
- Xây dựng các mô hình chi, tổ Hội nghề nghiệp gắn với xây dựng mô hình xây dựng đường giao thông thôn, xóm; mô hình nông dân tham gia bảo vệ môi trường nông thôn, mô hình các trung tâm tiêu thụ nông sản, dịch vụ kinh doanh tổng hợp tiêu thụ nông sản để tập hợp, đoàn kết nông dân.