Banner Home
CreateChildControls_Exception: Object reference not set to an instance of an object.
ba kỳ
HCM
B2B
Thương hiệu Táo Ninh Thuận
du lich
 
Trang chủ » Hoạt động Hội » Chương trình phối hợp

CHƯƠNG TRÌNH GIỮA HỘI NÔNG DÂN – SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH NINH THUẬN, GIAI ĐOẠN 2011-2015

 

HỘI NÔNG DÂN – SỞ CÔNG THƯƠNG   

TỈNH NINH THUẬN

_____________________________________

 

 

Số: 231 - LT/HNDT-SCT

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

______________________________________________________

 

 

Ninh Thuận, ngày 27 tháng 12 năm 2011

 

CHƯƠNG TRÌNH
Phối hợp hoạt động giữa Hội Nông dân và Sở Công thương tỉnh Ninh Thuận
giai đoạn 2011-2015

_______________

 

Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) về “nông nghiệp, nông dân, nông thôn”; Kết luận số 61-KL/TW ngày 03/12/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về Đề án “Nâng cao vai trò trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010-2020”; Quyết định số 673/QĐ-TTg ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Hội Nông dân Việt Nam trực tiếp và phối hợp thực hiện một số chương trình, đề án phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội nông thôn giai đoạn 2011-2020”; Chương trình phối hợp hoạt động giữa Bộ Công thương và Hội Nông dân Việt Nam;

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của Sở Công thương và Hội Nông dân tỉnh Ninh Thuận, hai bên thống nhất ký kết “Chương trình phối hợp hoạt động giai đoạn 2011-2015” với những nội dung cụ thể như sau:

          I. Mục tiêu:

          - Tạo điều kiện để cán bộ, hội viên nông dân nâng cao nhận thức và thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về phát triển thương mại ở địa bàn nông thôn giai đoạn 2011-2015, nhằm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

- Thúc đẩy thương mại nông thôn phát triển, qua đó góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nông dân, phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn và xây dựng nông thôn mới.

- Góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội Nông dân các cấp và hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của Sở Công thương đối với thương mại nông thôn; trọng tâm là từng bước hoàn thiện cơ chế, chính sách và các giải pháp nhằm giải quyết từng bước những khó khăn, vướng mắc của thương mại nông thôn.

II. Nội dung chương trình phối hợp:

1. Phối hợp tuyên truyền, phổ biến cơ chế, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về phát triển thương mại nông thôn:

Các đơn vị chức năng của Sở Công thương và Hội Nông dân tỉnh Ninh Thuận thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các ấn phẩm và phương tiện tuyên truyền khác phù hợp với điều kiện của hai cơ quan, phối hợp thực hiện một số hoạt động chủ yếu sau:

          - Tuyên truyền, phổ biến kịp thời các văn bản pháp luật và cơ chế, chính sách đối với thương mại nông thôn để các chủ thể sản xuất kinh doanh, nhất là nông dân hiểu rõ và thực hiện đúng chính sách, pháp luật về thương mại; Tuyên truyền, phổ biến đến cán bộ, hội viên nông dân về Quyết định số 23/QĐ-TTg ngày 06/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2020 và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.

          - Cung cấp thông tin về thị trường, giá cả, các mô hình sản xuất, kinh doanh có hiệu quả cho nông dân học tập; quảng bá giới thiệu sản phẩm, hàng hóa đặc biệt là các mặt hàng nông sản tiêu biểu của tỉnh đến tất cả các vùng miền trên phạm vi cả nước và thị trường nước ngoài.

          - Tổ chức các hoạt động tuyên truyền về hàng hóa Việt nhằm nâng cao nhận thức của cư dân nông thôn đối với sản phẩm do Việt Nam sản xuất, thực hiện tốt cuộc vận động người Việt Nam dùng hàng Việt Nam.

          - Tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền, hội thảo về hội nhập kinh tế quốc tế để Hội Nông dân các cấp và đông đảo nông dân hiểu rõ những thuận lợi, khó khăn, thách thức đối với lĩnh vực thương mại nông thôn và nông dân khi Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng với kinh tế khu vực và quốc tế.

          2. Phối hợp thực hiện các chính sách liên quan đến hoạt động tiêu thụ hàng nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp.

2.1. Phối hợp xây dựng và tổ chức thực hiện các dự án mô hình tiêu thụ nông sản và vật tư nông nghiệp theo Quyết định 23/QĐ-TTg ngày 06/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010-2015 và định hướng phát triển đến năm 2020.

- Chủ động nghiên cứu, đề xuất xây dựng các dự án mô hình thí điểm tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp cho nông dân theo phương thức trả chậm phù hợp với Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg, Chỉ thị số 25/2008/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng.

- Tổ chức triển khai thực hiện các dự án mô hình thí điểm trong thực tiễn sau khi Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; Đánh giá kết quả của các dự án mô hình thí điểm, rút kinh nghiệm để hoàn thiện và nhân rộng mô hình.

2.2. Công tác khuyến công và xúc tiến thương mại:

- Phối hợp xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các đề án đã đăng ký  theo Chương trình khuyến công quốc gia, Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia được phê duyệt theo quy định của Quyết định số 136/2007/QĐ-TTg ngày 20/08/2007 và Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg ngày 15/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

- Tạo điều kiện thuận lợi để nông dân được tham gia các hội chợ, triển lãm trong nước và nước ngoài để quảng bá, giới thiệu các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp nông thôn tiêu biểu của địa phương, cũng như các chương trình tham quan học tập để nâng cao kiến thức khoa học kỹ thuật sản xuất cho nông dân.

- Tổ chức đưa hàng Việt về nông thôn thông qua các doanh nghiệp kinh doanh theo ngành hàng, hợp tác xã, tổ hợp tác cung ứng dịch vụ trên địa bàn theo các đề án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Phát triển hệ thống phân phối hàng Việt từ khu vực sản xuất đến miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc.

- Phát triển các mô hình liên kết giữa các cơ sở sản xuất thủ công mỹ nghệ truyền thống với các doanh nghiệp thương mại và du lịch để tiêu thụ hàng hóa nông sản và các sản phẩm công nghiệp nông thôn cho nông dân.

2.3. Phối hợp trong công tác đào tạo, tập huấn:

- Giúp nông dân từng bước tiếp cận và nâng cao kỹ năng sản xuất hàng hoá nông sản đáp ứng yêu cầu về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm để cung ứng cho hệ thống phân phối chợ, siêu thị, trung tâm thương mại nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.

- Tổ chức một số lớp đào tạo, tập huấn về khởi sự, quản trị doanh nghiệp và kỹ năng kinh doanh cho cán bộ, hội viên nông dân, chủ trang trại, hộ nông dân và các đối tượng khác có nhu cầu ở địa bàn nông thôn.

- Tổ chức các hoạt động nâng cao năng lực cho các chủ thể sản xuất kinh doanh tham gia xuất khẩu hàng hóa qua biên giới và khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, biên giới và hải đảo.

- Phối hợp thực hiện một số dự án nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại nông thôn theo quyết định 136/2007/QĐ-TTg và quyết định 23/QĐ-TTg.

2.4. Thực hiện các cơ chế chính sách khác:

- Phối hợp thực hiện các cơ chế chính sách kinh doanh lương thực và các sản phẩm nông sản khác.

- Phối hợp trong việc hướng dẫn xây dựng và tổ chức thực hiện sự liên kết giữa các doanh nghiệp thương mại (nội địa và xuất nhập khẩu), với các doanh nghiệp, HTX ở nông thôn và các cơ sở nuôi, trồng nông, lâm, thuỷ sản, cơ sở công nghiệp chế biến… nhằm đảm bảo chất lượng hàng hoá cũng như góp phần tiêu thụ ngày càng nhiều nông sản hàng hoá cho nông dân.

- Thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản và chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư phát triển hạ tầng thương mại ở địa bàn nông thôn.

3. Công tác thi đua, khen thưởng:

- Phối hợp tổ chức các phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi trong cán bộ, hội viên, nông dân, các tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến hoạt động thương mại ở địa bàn nông thôn.

- Phối hợp hướng dẫn, xem xét khen thưởng và đề nghị cấp trên khen thưởng theo thẩm quyền đối với các tập thể và các cá nhân có nhiều thành tích trong hoạt động thương mại và công nghiệp ở địa bàn nông thôn.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1.Kinh phí thực hiện:

- Sở Công thương là đơn vị chủ trì lập hồ sơ đăng ký dự án và dự trù kinh phí để trình duyệt theo quy định hiện hành đối với Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, Chương trình Khuyến công quốc gia, các dự án thực hiện đề án phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2020 theo Quyết định số 23/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

-Xây dựng đề án đề xuất Bộ công thương thẩm định, phê duyệt và cấp kinh phí các đề án Hội Nông dân tham gia chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, Chương trình khuyến công quốc gia…để thực hiện theo quy định hiện hành.

2. Tổ chức thực hiện:

- Hai ngành, tùy theo cơ cấu tổ chức của mình chỉ đạo các huyện, thành phố ký kết và triển khai thực hiện chương trình phối hợp này. Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, chỉ đạo thực hiện Chương trình phối hợp thuộc hệ thống ngành mình.

- Hai bên thống nhất giao cho phòng Quản lý công nghiệp và phòng quản lý thương mại (Sở Công Thương) và Ban Kinh tế – Xã hội (Hội Nông dân tỉnh) làm đầu mối tham mưu cho lãnh đạo 2 ngành chỉ đạo các Phòng Kinh tế hạ tầng, Hội Nông dân các huyện, thành phố và cơ sở tổ chức thực hiện. Thường xuyên phối hợp trao đổi thông tin; tham mưu đề xuất để lãnh đạo hai bên chỉ đạo giải quyết kịp thời những vấn đề khó khăn vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện.

- Hàng năm, hai ngành phối hợp chuẩn bị nội dung và tổ chức sơ kết, đánh giá tình hình thực hiện, xây dựng kế hoạch phối hợp thực hiện cho năm sau. Cuối năm 2015 sẽ phối hợp tổ chức tổng kết, đánh giá hiệu quả hoạt động của cả giai đoạn đồng thời phối hợp xây dựng chương trình phối hợp cho giai đoạn tiếp theo.

- Tùy theo chức năng, nhiệm vụ của mình hai ngành tham mưu, đề xuất với Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội liên quan tạo điều kiện thuận lợi để hai ngành thực hiện tốt chương trình phối hợp này nhằm thúc đẩy sự phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của thương mại nông thôn.

 

TM. SỞ CÔNG THƯƠNG

GIÁM ĐỐC

 

                                         

(Đã ký)

 

 

Nguyễn Thanh Hoan

TM. BCH HỘI NÔNG DÂN

CHỦ TỊCH

 

 

(Đã ký)

 

 

Nguyễn Văn Ngọt

 

 

Nơi nhận:

- TW Hội Nông dân VN; 

- Bộ Công thương;               (Để báo cáo)

- TT tỉnh uỷ, UBND tỉnh;

- Các huyện, thành Hội;

- Các phòng, ban Sở CT và HND tỉnh;

- Lưu: Sở CT, HND tỉnh.

 

 

 Về đầu trang Bản in Trang chủ
Lịch công tác
HomThuNong
Thư điện tử
Danh bạ thư điện tử
VB QPPL
TTHC
nhan hieu chung nhan

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về Trang thông tin Hội Nông Dân?
Bình chọn Kết quả
Loading Đang tải dữ liệu...
Đóng
Giao lưu trực tuyến
Lấy ý kiến

Liên kết các sở, ban, ngành

footer 10-10-2012
Skip to main content