Banner Home
CreateChildControls_Exception: Object reference not set to an instance of an object.
ba kỳ
HCM
B2B
Thương hiệu Táo Ninh Thuận
du lich
 
Trang chủ » Tin tức - Sự kiện » Văn hoá xã hội

Mô hình sinh hoạt nhóm lồng ghép và chuyển tuyến dựa vào cộng đồng

Thông qua các nội dung sinh hoạt, các thành viên của nhóm đã có nhiều nhận thức mới về sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, về giới và bình đẳng giới.

 

 

         

Hội nghị tập huấn lớp dân số

Tổ chức Y tế Thế giới ước tính, khoảng 15% phụ nữ mang thai sẽ có biến chứng. Những biến chứng này là không thể lường trước được. Khi biến chứng đe dọa đến tính mạng xảy ra, phụ nữ mang thai, bà mẹ và trẻ sơ sinh cần chuyển ngay đến cơ sở y tế ngay và được điều trị thích hợp, kịp thời để cứu sống bà mẹ và trẻ sơ sinh. Phần lớn chết mẹ và sự tàn tật của mẹ cũng như chết trẻ sơ sinh có thể ngăn chặn được nếu phụ nữ và trẻ sơ sinh được tiếp cận với sự chăm sóc y tế trong thời gian mang thai, trong đẻ, sau đẻ và chăm sóc sơ sinh thiết yếu. Do vậy, phụ nữ và gia đình cần được biết về các dịch vụ y tế, hệ thống chuyển tuyến dựa vào cộng đồng và được khuyến khích sử dụng các dịch vụ này.
Trong năm 2014, Tổ dự án Hội Nông dân tỉnh đã triển khai thành công các hoạt động truyền thông tại 2 huyện thuộc địa bàn của dự án là Ninh Sơn, Thuận Bắc trên tất cả các xã bao gồm: (Ninh Sơn 8/8 xã với 35 Nhóm và Thuận Bắc 6/6 xã với 36 Nhóm, tổng số Nhóm của hai huyện là: 71 Nhóm Lồng ghép). Bình quân mỗi Nhóm có từ 25 đến 35 thành viên. Đối tượng chính là hội viên Hội Nông dân tại các chi, tổ Hội và những người trong độ tuổi sinh đẻ, các bà mẹ đang mang thai cũng được Nhóm mời tham dự. Hội đã tổ chức thành công được 7 nhóm chuyển tuyến dựa vào cộng đồng tại hai xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn là xã Ma Nới, Lâm Sơn, huyện Ninh Sơn hoạt động của mô hình này mạng lại hiệu quả rất thiết thực cho bà con trên địa bàn thể hiện qua việc hạn chế tối đa các bà mẹ sinh tại rẫy và tại nhà và quan trọng hợn là không để xẩy ra tình trạng tai biến sản khoa như nững năm trước đây.
Nhóm hoạt động chủ yếu là chăm sóc sức khỏe sinh sản, làm mẹ an toàn và kế hoạch hóa gia đình, công tác vay vốn, khuyến nông, các hoạt động công tác Hội và phong trào nông dân trên địa bàn nhằm nâng cao kiến thức để giúp đối tượng đích là hội viên nông dân nâng cao cuộc sông vật chất và tinh thần lấy việc xoá đói, giảm nghèo làm động lực cho hoạt động để nâng cao sức khoẻ, giảm số lần sinh con và sinh con khoẻ mạnh, người mẹ trong quá trình mang thai và sinh đẻ được chăm sóc của Y tế. Với mục đích đó Tổ dự án của Hội Nông dân được tổ chức thực hiện từ tỉnh đến huyện và cơ sở, ngoài sự hỗ trợ chính của Tiểu Ban Dự án Sở Y tế, của tỉnh, dự án còn được sự tham gia nhiệt tình của đội ngũ làm công tác này trong thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả khả quan, làm cho hội viên là thành viên từng bước chuyển đổi được hành vi về chăm sóc sức khỏe sinh sản, làm mẹ an toàn và kế hoạch hóa gia đình, một cách khá bền vững, nhất là các xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
 Qua một năm hoạt động, Tổ dự án bạn hữu Hội Nông dân tỉnh đã đạt được kết quả với các hoạt động chính đó là: Hỗ trợ 767 cuộc sinh hoạt cho 71 nhóm lồng ghép tín dụng, tiết kiệm, khuyến nông về truyền thông thay đổi hành vi trong làm mẹ an toàn và kế hoạch hóa gia đình,của Hội Nông dân tại 02 huyện(14/14 xã) can thiệp của Ninh Sơn và Thuận Bắc; Giám sát được 342 cuộc (cả tỉnh, huyện, xã) về giám sát các hoạt động về sinh hoạt của các Nhóm lồng ghép tín dụng, tiết kiệm, khuyến nông về truyền thông thay đổi hành vi trong làm mẹ an toàn và kế hoạch hóa gia đình, của Hội Nông dân tại 2 huyện can thiệp Ninh Sơn và Thuận Bắc. Giao lưu các nhóm lồng ghép bằng hình thức sân khấu hóa truyền thông thay đổi hành vi về làm mẹ an toàn và kế hoạch hóa gia đình,được 18 cuộc; Hỗ trợ 4 cuộc giám sát các hoạt động chuyển tuyến dựa vào cộng đồng tại 2 xã Ma Nới, Lâm Sơn huyện Ninh Sơn; Hỗ trợ giao ban tại trạm y tế và 7 nhóm chuyển tuyến dựa vào cộng đồng về làm mẹ an toàn cấp cứu sản khoa; đặc biệt hỗ trợ được 103 ca chuyển tuyến dựa vào công đồng tại 2 xã Ma Nới, Lâm Sơn, Ninh Sơn.
Với mô hình sinh hoạt, nhóm Lồng ghép sức khỏe sinh sản, tín dụng, tiết kiệm, khuyến nông và chuyển tuyến dựa vào cộng đồng được triển khai đến các xã đã được Lãnh đạo các cấp đánh giá là một mô hình sinh hoạt có hiệu quả cao. Đặc biệt là về mặt xã hội, tính nhân văn trong sinh hoạt cộng đồng; các Nhóm duy trì được chế độ sinh hoạt hàng tháng theo các nội dung của kế hoạch, đây là một việc làm rất cần thiết và hiệu quả trong việc triệu tập hội viên và quần chúng nhân dân tham gia vào hội họp cộng đồng nhờ đó mà một số chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và của Hội Nông dân được truyền tải đến hội viên nông dân một cách nhanh chóng, kịp thời. Hội Nông dân xem đây là một kênh được nhiều người tham gia đạt hiệu quả cao nhất hiên nay. Các Nhóm hoạt động truyền thông do được sự quan tâm tạo điều kiện và sự giám sát hỗ trợ của các cấp, từ kinh nghiệm của các hoạt động những năm trước đã làm tốt việc truyền thông cho đối tượng đích nhất là hoạt động sân khấu hoá trên địa bàn toàn xã đã có những cải tiến về hình thức và nội dung vì vậy đã thu hút được nhiều người dân trên địa bàn tham gia, thông qua hoạt động sân khấu hoá đã chuyển tải khá thành công các thông điệp trong lĩnh vực sức khỏe sinh sản, làm mẹ an toàn và kế hoạch hóa gia đình đạt hiệu quả cao. 
Thông qua các nội dung sinh hoạt, các thành viên của nhóm đã có nhiều nhận thức mới về sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, về giới và bình đẳng giới. Đặc biệt là phát huy được vai trò của hội viên trong công tác Hội, trong vay vốn, công tác khuyến nông, khuyến lâm từng bước đưa các tiến bộ khoa học-kỹ thuật vào sản xuất, tạo nên mối đoàn kết trong thôn xóm qua đó để từng bước giúp họ xóa được đói, giảm nghèo bền vững.
Như Ý, Hội ND tỉnh
 Về đầu trang Bản in Trang chủ
Lịch công tác
HomThuNong
Thư điện tử
Danh bạ thư điện tử
VB QPPL
TTHC
nhan hieu chung nhan

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về Trang thông tin Hội Nông Dân?
Bình chọn Kết quả
Loading Đang tải dữ liệu...
Đóng
Giao lưu trực tuyến
Lấy ý kiến

Liên kết các sở, ban, ngành

footer 10-10-2012
Skip to main content