Kỹ thuật chọn Cừu cái giống:
- Chọn qua đời trước (dòng, giống qua bố mẹ, ông bà).
- Chọn qua bản thân: Ngoại hình, khả năng sinh sản, khả năng thích nghi với điều kiện chăn nuôi.
Ngoại hình: Mặt linh hoạt, đầu rộng, hơi dài, trán dô, cổ dài vừa phải, lưng dài thẳng, hông rộng, chân sau và chân trước cứng cáp, thẳng đứng, nên chọn cừu cái tơ có cừu mẹ sinh đôi, sinh ba…
Bộ phận sinh dục: Bầu vú nở rộng, cân đối, bầu vú gắn chặt vào phần bụng, gọn ở phía trước, hai núm vú dài và đưa về phía trước, nhìn từ phía sau bầu vú nở tròn, lông bầu vú càng mịn càng tốt, bầu vú treo vững, núm vú to dài từ 4 - 6 cm, có nhiều tĩnh mạch ngoằn ngoèo nổi rõ.
- Chọn lọc qua đánh giá con cái cúa chúng.
Kỹ thuật chọn Cừu đực giống:
- Chọn qua đời trước (dòng, giống qua bố mẹ, ông bà).
- Chọn qua bản thân: Ngoại hình, khả năng sinh sản, khả năng thích nghi với điều kiện chăn nuôi.
- Ngoại hình: Đầu to vừa phải, trán rộng, cổ tròn, ngực to, ức rộng, mình dài, bốn chân chắc khoẻ, bụng thon gọn, khoẻ mạnh…
Hai tinh hoàn to đều đặn, săn chắc, cân đối. Nên chọn con đực lứa đẻ thứ 2 -4 (chọn cừu đực con một).
- Chọn lọc qua đánh giá thể hệ con cái của chúng.
Kỹ thuật chăm sóc Cừu đực giống:
- Cừu đực giống phải tách nhốt riêng cừu cái.
- Thường xuyên tắm sạch sẽ, chải khô lông.
- Thức ăn thô 3 - 5 kg, thức ăn tinh 0,3 - 0,5 kg.
Kỹ thuật chăm sóc Cừu mang thai:
- Cừu cái sau khi phối từ 16 - 17 ngày mà không có biểu hiện động dục lại, không chịu đực nữa là có chữa.
- Khoảng 1 tháng trước khi đẻ nên nhốt cừu chữa ở ô chuồng riêng, có ổ rơm, đi chăn gần và tránh đồi dốc cao, tránh bị xô đuổi dễ gây sẩy thai. Bồi dường thêm thức ăn tinh và rau cỏ non cho cừu nhưng tuyệt đối trách thức ăn hôi, mốc.
- Tránh để cừu bị lạnh.
- Đừng để cừu mập quá vì cừu mập quá thường sinh sản kém.
- Cần chăm sóc đặc biệt ở 2 tháng chữa cuối.
- Khi có dấu hiệu sắp đẻ, lót ổ bằng rơm, cỏ khô sạch trong chuồng ép và có kế hoạch trực đẻ.
- Thức ăn: Cho ăn thức ăn tinh hỗn hợp 0,1 - 0,3 kg; thức ăn củ, quả 0,4 kg; thức ăn thô xanh 3 - 6 kg/con/ngày.
Kỹ thuật chăm sóc Cừu đẻ:
- Khi cừu sắp đẻ bầu sữa trở nên to ra, âm hộ sưng mọng có chất lầy nhầy chảy ra. Cừu hay đi đái, nước đái sẫm và đặc hơn. Khi cừu đẻ, ở âm hộ bọng nước ối lòi ra, khi bọc nước ối vở, 2 chân trước cừu sơ sinh lòi ra, rồi đến mõm, đầu, sau đến ngực, bụng và chân sau.
Có trường hợp chân sau ra trước, chân trước và đầu ra sau.
Còn lại những trường hợp khác ta phải can thiệp vì cừu đẻ khó. Thời gian từ khi đau đẻ đến khi đẻ là 2 tiếng. Sau khi đẻ 20 - 30 phút đến 1 - 2 giờ thì nhau ra.
* Lưu ý trường hợp đẻ khó phải can thiệp:
- Cắt móng tay, vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng.
- Bôi trơn bàn tay để thao tác thuận lợi bằng dầu ăn hoặc vasơlin.
- Phải xác định chính xác vị trí của thai để có phương án xử lý đúng đắn khi xoay thai, chỉnh lại vị trí cho thai thuận và kéo ra ngoài nhẹ nhang theo nhịp rặn của cừu mẹ.
- Có thể tiêm một liều thuốc Oxytocine để tăng nhu động dạ con.
* Chăm sóc cừu sau sinh:
- Sau khi cừu mẹ đẻ xong, khát nước dữ dội, cho cừu mẹ uống nước thoải mái (nước có pha đường 1% hoặc muối 0,5%). Trong 4 - 5 phút đầu 1 phần do cừu mẹ mệt, 1 phần vì ham con, nên không muốn ăn. Những ngày đầu sau khi sinh, những cừu sinh lần đầu thường không cho con bú do chưa quen. Cho cừu mẹ ăn thức ăn dễ tiêu như cỏ non, thức ăn tinh (cháo bắp, khoai) để sức khoẻ mau hồi phục. Sau đó cho ăn thức ăn xanh non, hạt ngũ cốc, củ quả.
- Cần phòng bệnh bại liệt cho cừu mẹ bằng cách tiêm canxigluconat.
Kỹ thuật chăm sóc Cừu sơ sinh:
- Khi cừu con lọt lòng mẹ, dùng khăn sạch lau nước nhầy ở mũi và miệng cho cừu con, lấy dây sạch thắt cách rốn độ 5 - 6 cm, nhớ để lại 3 - 4 cm tính từ điểm thắt, vuốt cho máu từ điểm thắt ra ngoài hết, cắt rốn rồi sát trùng bằng thuốc đỏ hoặc cồn Iốt. Bóc lớp màng mỏng ở đế bàn chân cừu sơ sinh.
- Cừu con mới đẻ chưa ráo lông đã đứng lên được và bắt đầu bú mẹ. Những trường hợp cừu con quá yếu chưa thể tự bú mẹ thì phải vắt ngay sữa đầu cho chúng uống chậm nhất là một giờ sau khi đẻ. Sữa đầu là thức ăn không thể thay thế đối với cừu con mới đẻ. Do đó cừu con càng bú được nhiều sữa đầu càng mau lớn, khoẻ mạnh và chống được nhiều bệnh. Nhiều cừu con mới đẻ chưa có thói quen tự tìm vú mẹ ta có thể tập cho cừu con bú trong một vài ngày đầu, ấn nhẹ miệng cừu con vào núm vú cừu mẹ, thậm chí vạch miệng cừu con để nó ngậm được vú cừu mẹ, có thể bóp vào núm vú cừu mẹ cho sữa chảy ra để cừu con tập bú, trong quá trình cừu con bú, ta phải giữ cừu mẹ sao cho cừu con được bú no.
- Trong 10 ngày đầu cừu con ở chung với cừu mẹ và chúng được bú tự do, tập cho chúng bú đều cả 2 núm vú.
- Từ ngày thứ 11 phải tách đàn con ra khỏi mẹ và nuôi trong ngăn chuồng riêng, hàng ngày đưa con đến bú, tập cho cừu con ăn cỏ, đến 80 - 90 ngày cai sữa cho cừu con.
Kỹ thuật chăm sóc Cừu giống hậu bị:
- Giai đoạn nuôi hậu bị kéo dài 4 - 5 tháng, cần bảo đảm nhu cầu thức ăn hàng ngày theo vật chất khô.
- Thức ăn thô 2 - 5 kg, thức ăn tinh 0,2 - 0,5 kg.
Triệu chứng bệnh ký sinh trùng ở cừu:
- Nội ký sinh trùng: Sán lá gan, giun đũa, cầu trùng…
+ Triệu chứng: Lông xù, xơ xác, thâm màu, thú ăn ít, gầy yếu, phân đi lỏng hay bị tiêu chảy, sưng hàm về chiều.
+ Phòng trị: Định kỳ 4 tháng tẩy một lần, nhất vào giao mùa, sử dụng luân phiên các loại thuốc đặc trị như DovenIx, Levamisol, Albendazol, Membendazol, Ivermectin.
- Ngoại ký sinh trùng: Ghẻ, dòi do trầy sướt da, ve, nấm hàm…
+ Nguyên nhân: Do chuồng trại ẩm ướt kém vệ sinh, lâu ngày thú không được tắm rửa, chế độ dinh dưỡng thiếu vitamin, thiếu chất khoáng, dẫn đến đề kháng kém.
+ Triệu chứng: Hay xuất hiện quang vành mắt, mũi, tai, vai, cổ, bốn chân, đuôi.
+ Điều trị: Cắt lông chổ bị ghẻ, cạo sạch sẽ, rửa bằng dung dịch Dipterex 2%, để khô dùng Lugol 7% bôi vào; dùng mỡ lưu huỳnh bôi vào; tiêm Ivermectin 1%.
Triệu chứng bệnh tụ huyết trùng ở cừu:
- Bệnh thường thấy ở dê, cừu vào thời điểm giao mùa từ nắng sang mưa hoặc từ mưa sang nắng do Bacteriapasteurella gây nên. Vi khuẩn này có thể sống tiềm ẩn trong đất, phân hay cơ thể vật khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ bùng phát thành dịch. Đây là bệnh cấp tính, thú chết rất nhanh và lây lan rất nhanh.
- Triệu chứng: Cừu có triệu chứng sốt cao, lờ đờ mệt mỏi bỏ ăn, mắt đỏ, nước miếng chảy thành sợi dài quanh miệng, niêm mạc tụ máu, lưỡi tím bầm, có thể chướng hơi, nếu bệnh quá nặng có thể sưng bạch cổ, hạch hàm…
- Phòng bệnh: Lúc giao mùa ta nên tiêm vaccine, không nên thả cừu đi chăn trước lúc mặt trời mọc, chuồng trại sạch sẽ thông thoáng, mùa lạnh giữ ấm cho cừu.
- Trị bệnh: Khi phát hiện bệnh nên tiêm thuốc hạ sốt, trợ sức, sau đó dùng kháng sinh như: Penicillin, Treptomycin.
Triệu chứng bệnh đau mắt đỏ ở cừu:
- Triệu chứng: Ban đầu viêm giác mạc, chảy nước mắt sau đó nước này đặc lại, giác mạc đỏ, đồng tử mờ dần. Nếu không điều trị kịp thời mắt sẽ mù.
- Điều trị: Rửa mắt cừu cho sạch bằng nước muối, dùng kháng sinh: Pennicillin, Tetracylin để tra vào mắt.
Triệu chứng bệnh chướng hơi dạ cỏ ở cừu:
- Nguyên nhân: Do thức ăn chứa nhiều nước, cỏ non, thức ăn ôi mốc, nhiễm bẩn, thức ăn dễ lên men sinh hơi, cừu gầy yếu không có thời gian nhai lại nên thức ăn không tiêu được.
- Triệu chứng: Cừu khó chịu, bứt rứt, hông trái phìng to ra, nhịp thở tăng nhanh, nhịp tim nhanh. Nếu không cấp cứu sẽ chết.
- Cách phòng: Không cho cừu ăn quá nhiều cỏ non, cây họ đậu, cỏ ướt, dơ bẩn, nên cho cừu ăn cỏ cắt về phơi héo để giảm bớt lượng nước.
- Điều trị: Trường hợp khẩn cấp có thể dùng Trocar chọc thủng dạ cỏ cho khí thoát ra. Nếu nhẹ có thể dùng Tymparil cho uống, kết hợp với rượu ngâm với gừng gã nát, bia, kết hợp xoa vùng bụng trái, cho uống nước pha chút muối, cho nhịn đói 1 ngày sau đó cho ăn ít và tăng dần khi thú khỏi hẳn.
Cách chọn giống bò thịt và cách nuôi để đạt hiệu quả kinh tế:
- Hiện nay ở Việt Nam chưa có giống bò thịt chuyên biệt như Brahman, Charolais, Herefore, Santa, Gertrudis… phổ biến mà chỉ có các nhóm giống bò Việt Nam (còn gọi là bò ta), phổ biến là nhóm giống bò Zêbu như: Sind, Ongle, Hariana… nhóm lai với bò Sind thường gọi là Bò Lai Sind.
Nhóm giống bò này khả năng tăng trọng tốt hơn bò ta và chất lượng quầy thịt cũng cao (tỷ lệ xẻ thịt gần 50%).
- Khi chọn bò hay bê để mua nuôi thịt có thể chọn con đực hay cái khoảng 6 - 12 tháng tuổi, có những đặc điểm sau: Tầm vóc phát triển tốt, da hơi nhăn (lỏng lẻo), dễ ăn không kén chọn, mắt sáng, lông bóng mượt, dáng cân đối, không bị khuyết tật.
- Hiện nay do đặc điểm di truyền của các giống bò Việt Nam có năng suất thấp. Do vậy để nuôi bò thịt có hiệu quả kinh tế phải áp dụng phương pháp nuôi chăn thả, hay bán chăn thả kết hợp với bổ sung thức ăn tự nhiên tự kiếm (cỏ tự nhiên) và bổ sung các loại phụ phế phẩm trồng trọt hay phụ phẩm chế biến thực phẩm rẻ tiền để vỗ béo.
Một số bệnh trên trâu bò thịt và cày kéo nuôi ở gia đình thường mắc, cách phòng và trị bệnh:
- Các bệnh thường xảy ra là:
1. Tụ huyết trùng:
- Trâu sốt cao, sưng hầu và chết nhanh do ngạt thở, khó điều trị.
- Bò ở thể nhẹ hơn, phòng bệnh bằng cách tiêm phòng định kỳ 2 lần/năm, chuồng trại khô ráo, thoáng và vệ sinh.
- Trị bệnh bằng Streptomycin, Terramycine, Oxytetracycline, Sulfathiazin theo liều lượng hướng dẫn trên nhãn mác.
2. Lở mồm long móng:
- Nổi mụn ở lưỡi, miệng, lở loét móng chân, khó đi đứng, có thể tử vong, năng suất giảm sút.
- Phòng bệnh bằng cách tiêm phòng định kỳ hàng năm.
- Trị bệnh bằng cách vệ sinh nơi tổn thương và bồi dưỡng sức khoẻ.
3. Sán lá gan:
- Trong gan trâu, bò có sán, gầy yếu, lông xù, năng suất kém, thiếu máu và chết.
- Phòng bệnh bằng cách xổ sán định kỳ với Dertil B5 mg/kg thể trọng, tiêu độc đồng thời chặn diệt ấu trùng sán lá bằng Sulfat đồng.
- Trị bệnh phải nhờ vào thý y sỹ.
4. Chướng hơi dạ cỏ:
- Dạ dày nhiều hơi ép các cơ quan phủ tạng khác làm trâu, bò chết nhanh. Lõm hông bên trái nhô cao, trâu, bò biểu lộ đau đớn.
- Phòng bệnh bằng cách tránh cho trâu, bò ăn thức ăn bị ẩm mốc, ướt… Trường hợp nhẹ có thể cho uống nước dưa cải muối và dùng búi rơm chà xát vùng lõm hông. Nếu quá nặng thì dùng Tro ca chọc vào lõm hông trái cho xì bớt khí ra.
Ngoài ra, còn có các bệnh khác như dịch tả, nhiệt thán, tiêm mao trùng, cầu trùng… vấn đề phòng trị bệnh nếu có điều kiện chủ nuôi nên ký hợp đồng bảo đảm an toàn dịch bệnh với thú y sỹ tin cậy là tốt nhất.
Cách chọn gà để chăn nuôi cho có hiệu quả kinh tế:
- Nên mua gà con ở các trại chăn nuôi gà hay từ đàn gà của các hộ chăn nuôi gia đình không bị nhiễm mầm bệnh, nuôi dưỡng tốt, đúng kỹ thuật.
- Không nên mua gà ở ngoài chợ hay mua gom góp mỗi nơi một ít từ nhiều nguồn về nuôi mà không biết rõ nguồn gốc.
- Cách chọn gà:
+ Nên mua gà con mới nở, vì sau khi nở lâu gà bị lạnh, mất nước, da chân khô, tỷ lệ chết cao.
+ Gà mới nở tốt, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, mắt sáng, mỏ khép kín, đầu ngẩng cao, lông tơi xốp bóng mượt, bụng gọn mềm, rốn khô.
+ Nên loại bỏ những con khồe chân, hở rốn, bụng xệ, vẹo đầu, ỉa cứt dính.