Banner Home
CreateChildControls_Exception: Object reference not set to an instance of an object.
ba kỳ
HCM
B2B
Thương hiệu Táo Ninh Thuận
du lich
 
Trang chủ » Tin tức - Sự kiện

Ô nhiểm môi trường nông thôn một thách thức trong sản xuất nông nghiệp

Việt Nam hiện có hơn 70% dân số sống ở khu vực nông thôn và hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn. Tổng sản phẩm khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản theo giá thực tế đạt 231.282 tỷ đồng, chiếm 20,23% trong cơ cấu nền kinh tế quốc dân (sản xuất nông nghiệp 15,18%; lâm nghiệp 1,05% và thuỷ sản đạt 4%), xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản hàng năm đều tăng mạnh. Tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm ước đạt 12,5 đến 13,5 tỷ USD, vượt mục tiêu đề ra. Các hoạt động của ngành đã góp phần nâng cao thu nhập và đời sống cho nông dân, xóa đói giảm nghèo tại nhiều địa phương.

 

           Ô nhiểm môi trường nông thôn

 một thách thức trong sản xuất nông nghiệp

 

Việt Nam hiện có hơn 70% dân số sống ở khu vực nông thôn và hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn. Tổng sản phẩm khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản theo giá thực tế đạt 231.282 tỷ đồng, chiếm 20,23% trong cơ cấu nền kinh tế quốc dân (sản xuất nông nghiệp 15,18%; lâm nghiệp 1,05% và thuỷ sản đạt 4%), xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản hàng năm đều tăng mạnh. Tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm ước đạt 12,5 đến 13,5 tỷ USD, vượt mục tiêu đề ra. Các hoạt động của ngành đã góp phần nâng cao thu nhập và đời sống cho nông dân, xóa đói giảm nghèo tại nhiều địa phương.

Cùng với sự phát triển, hoạt động sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn đã gây ra nhiều tác động đến môi trường. Việc sử dụng phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật chưa đúng kỹ thuật đã gây tồn dư nhiều hóa chất độc hại trong môi trường đất và môi trường nước; nhiều vùng chăn nuôi tập trung, nhiều làng nghề sản xuất chưa có hệ thống thu gom và xử lý chất thải; việc khai thác nguồn lợi thủy sản không hợp lý đã ngày càng làm cạn kiệt nguồn lợi; phát triển nuôi trồng thủy sản không theo quy hoạch dẫn đến ô nhiễm môi trường...  Mặt khác, các vấn đề môi trường cũng tác động không nhỏ đến sản xuất của ngành. Thời tiết diễn biến phức tạp, hạn hán, bão lũ lụt, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, sâu bệnh cây trồng phát sinh trên diện rộng; nhiều vùng nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại do ô nhiễm môi trường…hệ quả qua nhiều năm và trên nhiều địa bàn đã phải trả giá.

 

 Trong trồng trọt, giá trị sản xuất ngành trồng trọt liên tục tăng trưởng qua các năm,  với mức tăng bình quân 3,5%/năm (toàn ngành nông nghiệp 4,2%/năm) theo hướng đẩy mạnh sản xuất nông sản hàng hóa, có giá trị và hiệu quả cao; điều chỉnh cơ cấu cây trồng, mùa vụ hợp lý nhằm hạn chế những thiên tai do những bất thuận của thời tiết, sâu bệnh, ổn định diện tích gieo trồng và sản lượng nông sản do vậy đã tăng giá trị xuất khẩu của 8 mặt hàng nông sản (gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, chè, hạt điều, rau quả, lạc) đạt hơn 5- 6 tỷ USD. Tuy nhiên, lại nẩy sinh một số vấn đề  về môi trường sau:

- Phân bón khi sử dụng sẽ để lại một lượng không nhỏ dư lượng do không được cây trồng hấp thụ, sẽ tác động tiêu cực đến chính hệ sinh thái nông nghiệp cũng như làm ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất và có thể gây đột biến gen đối với một số loại cây trồng.

- Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) được sử dụng ngày càng gia tăng, trong đó có rất nhiều thuốc bảo vệ thực vật không rõ nguồn gốc xuất xứ, trôi nổi trên thị trường.  lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu phải tiêu hủy hàng năm khá lớn. Việc lạm dụng thuốc BVTV trong phòng trừ dịch hại, sử dụng tùy tiện không tuân thủ các quy trình kỹ thuật, không đảm bảo thời gian cách ly của từng loại thuốc đã dẫn đến hậu quả nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm, mất an toàn vệ sinh thực phẩm, đồng ruộng bị ô nhiễm. Một thực trạng đáng lưu ý là xu hướng của người nông dân thích sử dụng các loại thuốc rẻ tiền, công dụng mạnh, nhưng không quan tâm đến an toàn. Việc sử dụng thuốc không đúng kỹ thuật làm cho sâu bệnh quen thuốc gây ra hiện tượng kháng thuốc

                 Hiện tượng giết mổ lậu, giết mổ gia súc, gia cầm bị bệnh, không qua kiểm soát giết mổ, nước thải từ các lò mổ không được kiểm soát cũng là các nhân tố tác động làm tăng ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm do chăn nuôi và đặc biệt là chăn nuôi lợn không chỉ làm ô nhiễm không khí mà còn ảnh hưởng nặng tới môi trường sống dân cư, nguồn nước và tài nguyên đất và ảnh hưởng chính đến kết quả sản xuất chăn nuôi. Các hoạt động gây ô nhiễm do chăn nuôi vẫn đang tiếp tục diễn ra ở nhiều nơi trên cả nước. Tình trạng chăn nuôi thả rông, chăn thả trên đất dốc, đầu nguồn nước,... còn khá phổ biến đã góp phần làm tăng diện tích đất xói mòn, suy giảm chất lượng đất, nước, giảm khả năng sản xuất nông nghiệp trên vùng rộng lớn.  Ô nhiễm môi trường còn làm phát sinh dịch bệnh, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả chăn nuôi. Trong những năm qua và hiện nay dịch lở mồm, long móng trên gia súc đã hoành hành và đến nay chưa được khống chế triệt để. Dịch cúm gia cầm đã bùng phát tại Việt Nam. Bệnh đã có nhiễm sang người, đã có người mắc và đã tử vong. Từ đầu năm 2007 đến nay đã bùng phát hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản (bệnh tai xanh-PRRS) trên lợn đã gây thiệt hại nặng nề cho ngành chăn nuôi lợn tại nhiều địa phương. Tuy đến nay đã được khống chế nhưng diễn biến của bệnh khá phức tạp, khả năng gây dịch còn rất lớn. Dịch bệnh đã gây tổn thất lớn cho ngành chăn nuôi, gây mất an toàn thực phẩm và còn có nguy cơ lây nhiễm sang người nguy hiểm như bệnh cúm gia cầm, …

   Trong nuôi trồng và khai thác thủy sản phát triển mạnh trong vòng 10 năm trở lại đây, không chỉ nuôi sông hồ, đầm phá.. mà còn tiến ra biển. Do hoạt động nuôi trồng thủy sản chủ yếu mang tính cá thể và ít có sự hỗ trợ cơ sở hạ tầng từ nhà nước, nên các khu vực nuôi trồng thủy sản thường không có hệ thống thủy lợi phục vụ cho nuôi trồng thủy sản nên người nuôi thường sử dụng kênh cấp nước và thoát nước thải chung. Do vậy, khi dịch bệnh xẩy ra, thì ảnh hưởng đến cả vùng nuôi, gây thiệt hại rất lớn cho người nuôi. Từ năm 1993 trở lại đây, dịch bệnh thủy sản xẩy ra liên tục. Năm 2005 dịch bệnh đã gây thiệt hại rất lớn đến các tỉnh Nam Trung Bộ, làm suy giảm sản lượng khu vực này từ 40-60% so với cùng kỳ năm trước. Cá biệt có tỉnh như Ninh Thuận diện tích nuôi tôm bị thu hẹp còn  10% so với diện tích nuôi các loài thủy sản khác.

 Nuôi trồng thủy sản có thể mang lại lợi nhuận cao, nên việc kiểm soát quy hoạch nuôi trồng thủy sản rất khó. Tại nhiều địa phương, người dân thường tự ý chuyển đổi diện tích trồng lúa sang nuôi thủy sản, dẫn đến hủy hoại các hệ sinh thái đất ngập nước do sự suy giảm đa dạng sinh học. Lượng chất thải trong nuôi trồng thủy sản thải ra môi trường rất lớn. Nghề nuôi trồng thủy sản thường chịu rủi ro cao do diễn biến thời tiết bất thường, bão lũ, lụt và ô nhiễm môi trường. Việc xả chất thải của các ngành công nghiệp khác ra các lưc vực sông, đã làm thiệt hại rất lớn cho người nuôi thủy sản (người hứng chịu lại là người nuôi thủy sản nhưng lại không được đền bù. Nghề khai thác thủy sản đang gặp khó khăn do nguồn lợi gần bờ có biểu hiện cạn kiệt, trữ lượng hải sản ở vùng biển xa bờ chưa được đánh giá đầy đủ. Công tác dự báo nguồn lợi hải sản khu vực xa bờ đến nay mới chỉ bắt đầu. Hiện tượng vi phạm các quy định của Nhà nước trong khai thác thuỷ sản vẫn còn xẩy ra ở nhiều nơi. Đáng kể là dùng ánh sáng đèn có cường độ quá lớn, xung điện, chất độc, chất nổ, lưới cào “tầu bay”…để đánh bắt cá; khai thác vào mùa vụ cấm, không tuân thủ đúng quy định về mắt lưới và loại nghề cho phép dẫn đến tình trạng nguồn lợi hải sản bị giảm sút, một số loài hải sản quý hiếm có nguy cơ cạn kiệt và tuyệtchủng. Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản gặp rất nhiều khó khăn do số lượng cán bộ và phương tiện có hạn, mặt khác các hình thức xử phạt vi phạm hành chính còn nhẹ chưa có tính răn đe. Công tác phục hồi và bảo tồn nguồn lợi mới ở bước đầu, hiện chưa có một khu bảo tồn mang tính quốc gia nào được thiết lập, kể cả các khu bảo tồn biển. Chế biến thủy sản. các doanh nghiệp chế biến quy mô công nghiệp, chủ yếu là chế biến thủy sản đông lạnh. Trong quá trình sản xuất, chế biến thủy sản có sử dụng nhiều nguyên liệu thuỷ sản, nước, nhiên liệu, năng lượng, hoá chất tẩy rửa, khử trùng, môi chất lạnh.. dẫn đến lượng chất thải rắn, nước thải, khí thải sinh ra nhiều, đặc biệt là nước thải hữu cơ gây ô nhiễm môi trường.

Lâm nghiệp - Phá rừng: Trong những năm qua, lũ lụt, hạn hán xảy ra ở nhiều nơi làm thiệt hại cả sinh mạng người và của cải vật chất là do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, của nạn chặt phá rừng. Một số hoạt động phát triển kinh tế thiếu cân nhắc như phá rừng ngập mặn để nuôi tôm, chặt phá rừng không theo quy hoạch để trồng cây công nghiệp như: cao su, cà phê làm cho hậu quả thiên tai ngày càng nặng nề hơn, các yếu tố môi trường sống ngày một xấu đi.

Để có môi trường sống tốt đẹp, việc sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp phải luôn được đi với bảo vệ môi trường và để làm được điều đó thiết nghỉ trong mỗi chúng ta hãy vì cộng đồng và vì tương lại cuộc sống, mọi người chúng ta luôn phải ý thức một cách đày đủ về môi trường, sự hài hoà trong sản xuất nông nghiệp và môi trường được bảo vệ phải song hành để từ đó mang lại cho nền sat xuất nông nghiệp bền vững và phát triển.

                                                                                            Trần Thọ - Ban Xã hội

Hội Nông dân tỉnh Ninh Thuận

 

Bài 2:

Nói không với túi ni lông

HÃY TÌM HIỂU VỀ TÚI NI LÔNG  GIẢI PHÁP ĐỂ HẠN CHẾ

 Theo các chuyên gia môi trường, vòng đời của túi ni lông dài đến hàng nghìn năm. Vứt bỏ một  túi ni lông chỉ mất chưa đầy một giây, nhưng để nó phân huỷ một cách tự nhiên phải cần đến 500 đến 1.000 năm. Túi ni lông khi đựng thực phẩm sẽ làm ô nhiễm vì có chứa các kim loại như chì, gây tác hại cho não và gây ung thư phổi, dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh. Xữ lý túi ni lông bằng phương pháp đốt không được đánh giá cao vì túi ni lông có chứa chất PE và PP, khi đốt sẽ tạo thành khí cacbonic, mê tan và khí diocin rất độc cho con người.

Theo Điều 3, Luật Thuế bảo vệ môi trường có hiệu lực từ ngày 1-1-2012 quy định: Túi ni lông thuộc diện chịu thuế bảo vệ môi trường. Mức thuế đối với túi ni lông thuộc diện chịu thuế từ 30.000- 50.000 đồng/kg. Túi ni lông thuộc diện chịu thuế là loại túi, bao bì được làm từ màng nhựa đơn polyetylen, tên kỹ thuật là túi nhựa xốp. Ở các thành phố lớn, mặc dù những chiến dịch quảng cáo, truyền thông rầm rộ về lợi ích của loại túi ni lông thân thiện môi trường, nhưng những loại túi này chỉ xuất hiện ở một vài siêu thị và chưa được sử dụng phổ biến. Nâng cao nhận thức của người dân trong việc sử dụng túi ni lông thân thiện với môi trường quả là một vấn đề còn nhiều khó khăn.

Công nghiệp hóa dầu đã đem lại cho con người nhiều tiện ích. Ngoài những mặt hàng chiến lược kiểm soát các nhu cầu thiết yếu như nhiên liệu, khí đốt, chất dẻo PVC đã và đang tiếp tục xâm nhập vào mọi lĩnh vực cuộc sống hàng ngày của con người từ may mặc, trang trí nội thất đến đồ gia dụng. Túi ni long là ví dụ điển hình của sự thành công ngoạn mục của ngành công nghiệp mũi nhọn này. Công nghệ phát triển, giá mỗi chiếc túi ni lông rẽ như bèo, khuyến khích người bán hàng “cho không” túi đựng cho người tiêu dùng. Túi ni lông “lên ngôi” lúc nào chẳng ai quan tâm, chỉ biết dùng túi ni lông thật là tiện lợi! Các loại vật liệu bao gói thời trước dần bị xếp xó, nhường chỗ cho muôn màu túi ni lông ngự trị khắp nơi trong cuộc sống từ thành thị đến vùng nông thôn xa xuôi hẽo lánh đâu đâu cũng có thể bắt gặp đến nó.

Hàng năm, Việt Nam sản xuất hàng nghìn tấn túi ni lông các loại, xếp vào hàng các quốc gia “xài sang” túi ni lông trên thế giới. Tính trung bình mỗi gia đình Việt Nam hàng ngày sử dụng không dưới 10 túi nilon các loại. Túi ni lông được sử dụng hàng ngày xong được vứt vào sọt rác, xuống cống rãnh, mương thoát nước, vườn hoa, vỉa hè, lòng đường... Bất cứ chỗ nào có bóng dáng con người là nơi đó túi ni lông được “hào phóng” thả về với gió, trả lại thiên nhiên một cách vô tư.

Một vòng đời của túi nilon tưởng ngắn ngủi, hóa ra dài đến... nghìn thu như các nhà khoa học đã công bố. Túi ni lông bị lạm dụng đã gây ô nhiễm môi trường trên phạm vi toàn cầu, mà Việt Nam đang ở “đỉnh điểm”. Túi ni lông chất thành núi ở các bãi rác, các góc chợ, “lang thang” theo gió khắp vỉa hè, đường phố ở các đô thị, nông thôn trôi nổi dập dềnh trắng xóa ở các kênh, mương, ao hồ...Đi dọc các quốc lộ, tỉnh lộ và cả huyện lộ, xã lộ, cảnh tượng túi ni lông được xả trắng hai bên đường mới giật mình về thảm họa ô nhiễm môi trường đang hiện hữu! Cả một dải cát bờ biển chạy dài từ Bắc vào Nam, nơi nào có bãi tắm, nơi đó tràn ngập túi nilon. Thậm chí dọc các tuyến đường sắt, đặc biệt là tuyến đường sắt Bắc - Nam, ngồi trên tàu người ta cũng có thể chứng kiến cảnh tượng túi nilon trắng xóa ven đường, vương đầy trên các tán cây rừng.

Con người đang biến một vật dụng tiện lợi, rẻ tiền như túi ni lông thành một thảm họa ô nhiễm môi trường. Ở các nước phát triển, từ vài thập niên nay, các nhà khoa học đã lên tiếng nói “không” với túi ni lông. Nhiều quốc gia đã khuyến khích người dân dùng các loại túi “thân thiện môi trường”. Ngay ở nước ta, một số siêu thị như Metro, đi tiên phong “khai tử” túi nilon, thay vào đó khách hàng phải mua túi “thân thiện môi trường” hoặc đem theo túi đựng, giỏ(làn) xách truyền thống. Đã đến lúc chúng ta cần phải vào cuộc “tuyên chiến” với túi ni lông. Trong Luật Môi trường, nên chăng cần bổ sung nội dung “cấm dùng túi ni lông trong sinh hoạt”. Túi ni lông màng mỏng PVC được sử dụng trong công nghiệp phải được quản lý chặt chẽ và được thu gom xử lý theo công nghệ hiện đại, đảm bảo chống ô nhiễm môi trường. Cần phát động phong trào toàn dân nói “không” với túi ni lông trên phạm vi cả nước.

Hiện tại ở một vài địa phương trên cả nước đã hình thành các tổ do hội đoàn thể vận động hội viên và nhân dân để thành lập“Tổ nói không với túi ni lông” và truyền thông về các loại túi thân thiện với môi trường nhưung chưa được nhiều và chưa rộng khắp. Nhờ sự vận động, tuyên truyền  mà nhiều hôi viên và nhân dân đã quen dần với loại túi này; tổ chức ngày hội thu gom túi ni lông với chủ đề “Đổi 1kg túi ni lông qua sử dụng nhận được một túi thân thiện môi trường”..

Tuy mô hình đã có sức lan tỏa, nhưng theo nhiều tổ chức Hội, việc tuyên truyền, vận động hạn chế sử dụng túi ni lông vẫn chưa đạt được yêu cầu đề ra. Thực tế, ý thức của người dân về việc hạn chế sử dụng túi ni lông vẫn chưa cao. Do vậy, để phong trào lan tỏa sâu rộng hơn, các cấp Hội cơ sở kiến nghị ngành chức năng có biện pháp cụ thể nhằm hạn chế sản xuất túi ni lông hoặc đánh thuế cao việc sản xuất - kinh doanh mặt hàng này; khuyến khích, hỗ trợ giá trong sản xuất túi tự hủy, túi thân thiện môi trường; công tác truyền thông phải được trên mọi phương tiện thông tin đại chúng, phải thường xuyên và rộng khắp với nhiều hình thức, đồng bộ trong mọi tổ chức Ban ngành, trong các hội đoàn thể và trong tất cả các cấp đồng thời có chế độ khuyến khích cho những tổ chức cá nhân làm tốt, có như vậy thì chúng ta mới tránh được thảm hoạ về ô nhiễm môi trường.

 

                                                                                              Trần Thọ - Ban Xã hội

Hội Nông dân tỉnh Ninh Thuận

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trần Thọ
HND Ninh Thuận
 Về đầu trang Bản in Trang chủ
Lịch công tác
HomThuNong
Thư điện tử
Danh bạ thư điện tử
VB QPPL
TTHC
nhan hieu chung nhan

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về Trang thông tin Hội Nông Dân?
Bình chọn Kết quả
Loading Đang tải dữ liệu...
Đóng
Giao lưu trực tuyến
Lấy ý kiến

Liên kết các sở, ban, ngành

footer 10-10-2012
Skip to main content