Banner Home
CreateChildControls_Exception: Object reference not set to an instance of an object.
ba kỳ
HCM
B2B
Thương hiệu Táo Ninh Thuận
du lich
 
Trang chủ » Hoạt động Hội » Phong trào Nông dân

Hiệu quả mô hình sản xuất của Hội Nông dân xã Phước Bình, huyện Bác ái

Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với đồng bào Hội Nông dân xã Phước bình đã áp dụng các mô hình sản xuất đem lại hiệu quả cho bà con nông dân.

 

 

         

Hội nghị sơ kết 3 năm hoạt động Quỹ Hỗ trợ Nông dân

Nhằm chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với đồng bào Hội Nông dân xã Phước bình đã áp dụng các mô hình sản xuất đem lại hiệu quả cho bà con nông dân. Phước Bình là một xã vùng sâu, vùng xa của huyện Bác Ái, nằm cách xa trung tâm huyện khoảng 50 km. Địa hình chủ yếu đồi núi, nhiều hộ dân chủ yếu nằm dọc theo hai bên dòng sông Cái và sông Trương theo chân núi. Dân cư phân bổ rộng, thưa thớt, nhận thức của bà con nông dân còn thấp, phương thức canh tác còn lạc hậu, sản xuất phụ thuộc vào nước trời là chính. Tuy nhiên Phước Bình được thiên nhiên ưu đãi, đất đai màu mỡ phù hợp nhiều loại cây trồng, vật nuôi, sản xuất nông nghiệp tập trung phát triển vào lĩnh vực trồng trọt như cây bắp lai, cây đào, càfe, cây chuối…
Xuất phát từ nhu cầu thực tế của bà con nông dân về thiếu vốn sản xuất, nhằm nâng cao năng xuất và tăng hiệu quả kinh tế xã hội và góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của địa phương. Ban chấp hành Hội Nông dân xã nhận thấy việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tạo điều kiện giúp hội viên nông dân tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật đến từng chi, tổ hội, từng cán bộ, hội viên, nông dân là việc rất cần thiết. Được sự quan tâm của Đảng ủy, UBND xã, vào đầu năm 2013 Hội Nông dân xã đã mạnh dạn lập dự án đề xuất đầu tư làm Mô hình trồng bắp lai tại các chi hội theo mô hình tập thể để nhân rộng các hộ gia đình khác học tập và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
             Đây là dự án đầu tiên của Hội, vì vậy thành viên tham gia dự án phải là hội viên tiêu biểu, có kinh nghiệm trong sản xuất, được bình xét từ các chi, tổ hội thuộc 3 thôn của xã đã được sự chấp thuận của cấp ủy, chính quyền địa phương và được Hội Nông dân tỉnh phê duyệt cho vay với tổng số vốn là 300 triệu đồng/15 hộ (mỗi hộ vay 20 triệu đồng), mức phí cho vay 0,8 %/tháng. Với nguồn vốn vay trên đã giúp các thành viên tự đầu tư giống, phân bón, thuê công làm cỏ… tạo điều kiện cho hội viên nông dân không phụ thuộc vào các khoản vay từ bên ngoài với lãi suất cao. Các hộ vay tự đầu tư và biết áp dụng khoa học kỹ thuật đưa vào sản xuất nông nghiệp như kịp gieo trồng đúng vụ, bón phân đúng thời điểm theo sự chỉ dẫn của cán bộ nông nghiệp xã do Hội Nông dân mời. Từ đó đã được nhân rộng cho các hộ gia đình khác học hỏi kinh nghiệm và khi tổ chức sinh hoạt chi hội, Hội đã mời một số hộ đi tham quan mô hình để các hộ khác áp dụng theo. Dự án mô hình Trồng bắp lai thực hiện trong thời gian 10 tháng cho 2 vụ, qua kiểm tra, giám sát hiệu quả năng suất thu nhập của mỗi gia đình tăng cao so với những năm tự làm. Bình quân mỗi năm hộ gia đình tự làm đạt từ 2,5 - 3 tấn/ha, qua thực hiện mô hình thì gia đình đạt từ 3,5 - 4,5 tấn/ha bắp khô, mỗi hộ đã trừ chi phí đầu tư, lợi nhuận cho mỗi hộ khoảng từ 10 - 15 triệu đồng/ha/hộ.
Dự án tuy không đầu tư lâu dài nhưng đã làm tác động đến bà con nông dân, làm thay đổi suy nghĩ cách canh tác lạc hậu của bà con nông dân, bước đầu đã giúp hội viên nông dân biết áp dụng khoa học kỹ thuật nhằm tăng năng suất cho bà con. Từ những kết quả trên, kết thúc dự án Trồng bắp lai và hoàn trả tiền gốc đầy đủ, Hội tiếp tục mạnh dạn lập Dự án đầu tư vào trồng Chuối sứ. Được sự nhất trí của Ban Điều hành Qũy hỗ trợ Nông dân huyện và Ban Điều hành Qũy hỗ trợ Hội Nông dân Tỉnh tiếp tục phê duyệt Dự án trồng Chuối cho 16 thành viên mới tham gia vào nhóm trồng Chuối sứ, dự án được giải ngân vào tháng 8/2014 với tổng nguồn vốn vay là 340 triệu đồng (mỗi hộ vay từ 20 – 30 triệu đồng), mức phí cho vay 0,7 %/tháng. Qua kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện dự án đã trồng 16/16 hộ cho 25 ha chuối, đến nay các hộ gia đình đã đầu tư đúng mục đích yêu cầu của dự án. Đây cũng là bước đầu các hộ gia đình ở vùng sâu, vùng xa dần dần biết tiếp cận và áp dụng khoa học kỹ thuật ngày càng sâu rộng. Trong thời gian thực hiện mô hình, các hộ đã tham gia sinh hoạt trao đổi thông tin, kiến thức, học hỏi lẫn nhau. Qua đó các hộ đã bắt đầu định hướng cho việc thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ngày càng phát triển và vận động nhiều nông dân mới tham gia vào hội.
Mai Hà, Hội ND tỉnh
 Về đầu trang Bản in Trang chủ
Lịch công tác
HomThuNong
Thư điện tử
Danh bạ thư điện tử
VB QPPL
TTHC
nhan hieu chung nhan

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về Trang thông tin Hội Nông Dân?
Bình chọn Kết quả
Loading Đang tải dữ liệu...
Đóng
Giao lưu trực tuyến
Lấy ý kiến

Liên kết các sở, ban, ngành

footer 10-10-2012
Skip to main content