Đ/c Nguyễn Thị Ngọc Yến, Phó CT Hội ND tỉnh phát biểu khai mạc diễn đàn
Tham dự buổi diển đàn gồm lãnh đạo Ban Quản lý Dự án BHTE tỉnh; Sở Y tế; Lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh; Trung tâm CSSKSS tỉnh; Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh; Hội LH Phụ nữ tỉnh; lãnh đạo Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân; Trung tâm Dân số; Trung tâm Y tế; Hội Nông dân; Hội Liên hiệp phụ nữ của 02 huyện Thuận Bắc và Ninh Sơn; Lãnh đạo cấp ủy; UBND xã; Hội Nông dân; Trạm Y tế; Đại diện nhóm Lồng ghép và các nhóm chuyể tuyến dựa vào cộng đồng của 14 xã trong 2 huyện.
Tại buổi diễn đàn, các đại biểu đã nghe những kết quả đã đạt được cũng như những hạn chế trong quá trình thực hiện dự án trong thời gian qua, từ đó lựa chọn những vấn đề LMAT/ KHHGĐ nổi bật ở mỗi địa phương để thảo luận, đánh giá, tham vấn và đối thoại trực tiếp với các vị lãnh đạo các cấp, các ban ngành, đoàn thể liên quan nhằm đưa ra được những chính sách để hỗ trợ cho những đối tượng là hội viên Hội Nông dân về LMAT/ KHHGĐ phù hợp với thưc tế của mỗi địa phương sau khi sự hỗ trợ của DA BHTE không còn hỗ trợ.
Đ/c Nguyễn Hoàng Sơn, Phó chủ tịch UBND huyện Thuận bắc phát biểu tại diễn đàn
Có thể nói, nơi có hoạt động nhóm Lồng ghép thì vai trò của Hội Nông dân các cấp được nâng cao và qua đó xây dựng tổ chức Hội thật sự vững mạnh hơn, được tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nguồn vốn vay v v…; đó cũng là điều kiện cho các thành viên Nhóm lồng ghép tổ chức sản xuất nhằm phát triển kinh tế gia đình, tăng thu nhập, gia đình hòa thuận nhằm từng bước để xóa đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu. Đồng thời, đây là cơ hội tạo nên mối đoàn kết trong thôn xóm ngày một bền vững hơn; bên cạnh đó hoạt động các Nhóm lồng ghép ngoài sự hỗ trợ chính của dự án tỉnh còn được sự hỗ trợ và luôn có sự quan tâm tạo điều kiện thuận lợi của các cấp Đảng ủy, chính quyền địa phương từ huyện đến xã và thôn nơi được triển khai thực hiện dự án.
Để tiếp tục triển khai thực hiện các hoạt động có hiệu quả, Hội Nông dân tỉnh nhận thấy rằng: Đây là một dự án rất có hiệu quả, lồng ghép vào tập hợp được đông đảo nông dân tham gia vào tổ chức Hội, đưa thông tin CS SKSS/KHHGĐ vào cho các thành viên nhận thức làm thay đổi hành vi theo hướng bền vững. Vì vậy Tổ dự án Hội Nông dân tỉnh đề nghị các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương cần quan tâm:
Thứ nhất, xã hội hóa về công tác CSSKSS/DS-KHHGĐ;
Thứ hai, tăng đầu tư từ Ngân sách nhà nước, đẩy mạnh đa dạng hóa các nguồn đầu tư tư cho công tác DS/SKSS;
Thứ ba, lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu về DS vào quy hoạch, kế hoạch phát triển của ngành và địa phương;
Thứ tư, tiếp tục có chủ trương để duy trì nhóm các nhóm lồng ghép lồng ghép của các xã đang hoạt động có hiệu quả trên địa bàn của huyện hiện có;
Thứ năm, tiếp tục hỗ trợ kinh phí cho các nhóm hoạt động theo định kỳ 1 tháng/lần;
Thứ sáu, tăng thêm nguồn kinh phí cho các nhóm họat động bằng hình thức sân khấu hóa;
Thứ bảy, cho các nhóm tham quan, giao lưu học hỏi để có kinh nghiệm điều hành nhóm hoạt động tốt hơn.